Những lời bình của cư dân mạng sau vụ tai nạn tàu hỏa ở Trung Quốc.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt cao tốc Trung Quốc. Ảnh: AP
Các nhà cầm quyền Trung Quốc đã sớm dừng cứu nạn sau khi vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra ở Ôn Châu vào ngày 23/7/2011. Họ cũng nhanh chóng chôn vùi mọi bằng chứng, sau đó lại đào lên; giấu giếm số người thương vong, ép các thành viên trong gia đình phải hỏa táng nạn nhân, ngăn cấm giới truyền thông đưa tin tới công chúng và làm cho người dân Trung Quốc vô cùng tức giận và thấy bị xúc phạm. Những cách thức dùng để giải quyết vụ việc này trở thành một nỗi nhục cho chính quyền Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng đã nhân cơ hội này đã sáng tác ra những câu chuyện hài hước để bày tỏ sự thất vọng của mình.
Đánh lạc hướng dư luận
Trong một phòng hội nghị Trung Nam Hải, không khí rất ảm đạm. Các lãnh đạo đang nghiền ngẫm câu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta sẽ đánh lạc hướng sự chú ý của người dân đối với một thảm họa lớn như vậy bằng cách nào?”
Sau một hồi im lặng:
Lãnh đạo Phát triển và Cải cách: Tăng giá xăng dầu lên nhé?
Lãnh đạo Tuyên truyền: Gửi tất cả các phóng viên đi Na Uy được không?
Lãnh đạo Cục Giám sát Chất lượng: Chúng ta hãy kiểm tra cửa hàng Leonardo da Vinci thêm một lần nữa.
Lãnh đạo Tòa án tối cao: Hãy đổi án phạt đối với vụ giết người ở Yunnan.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng: Chúng ta có thể cho tàu sân bay đến Biển Nam Trung Hoa bắn vài loạt đại bác.
Phỏng vấn bà lao công
Một phóng viên đã phỏng vấn một bà lao công về cảm tưởng của bà về vụ tai nạn tàu hỏa.
Phóng viên: Bà nghĩ gì về vụ tai nạn tàu hỏa này?
Bà lao công nghiêm túc trả lời: Chúng tôi thật may mắn khi chính phủ không bắt chúng tôi phải đền bù thiệt hại.
Phóng viên: Sự khác biệt giữa Hội Chữ thập đỏ và Bộ Đường sắt là gì?
Bà lao công: Một cái lấy tiền của anh còn cái kia lấy mạng của anh.
Phóng viên: Chúng có điểm gì chung?
Bà lao công: Sự trơ trẽn.
Phóng viên: Điểm khác biệt giữa bà và tôi là gì?
Bà lao công: Tôi dám nói, còn anh không dám đưa tin.
Sấm sét gây tai nạn
Một lãnh đạo ĐCSTQ bị một chiếc ô tô đâm phải đã rất tức giận với người lái xe. Người lái xe nói: “Đừng đổ lỗi cho tôi, mới có sấm sét làm đèn giao thông chuyển từ đỏ sang xanh mà”.* Vị lãnh đạo đòi tiền bồi thường. Người lái xe nói: “Tôi sẽ đưa cho ông 500.000 nhân dân tệ nếu ông đưa cho tôi tro cốt của ông sau khi hỏa táng. Lúc đó tôi sẽ cho ông một biên bản để nhận tiền”. Vị lãnh đạo nổi khùng và gọi 120 (tương đương với 113). Đám đông xung quanh nhanh chóng đào một cái hố và chôn sống ông ta. Sau đó, khi cảnh sát đến và điều tra nguyên nhân cái chết, có người nói: “Ông ta đã bị suy nhược thần kinh và tự thiêu. Dù ông có tin hay không, tôi cứ tin”.*
Chúng tôi đang cố gắng cứu ông
Một người đàn ông chẳng may bị ngã xuống hồ nước. Những người đi ngang qua muốn cứu ông ta. Khi họ nghe nói ông ta là công chức, một nửa đám đông bỏ đi. Khi một giọng nói khác cho biết người đàn ông sắp chết đuối đó làm việc cho công an, một nửa đám đông còn lại bỏ đi nốt. Sau khi một giọng nói nữa nói rằng ông ta hình như là một lãnh đạo thành phố, tất cả mọi người bỏ đi. Đột nhiên, có người nói rằng người đàn ông sắp chết đuối đó làm việc cho Hội Chữ thập đỏ, rất nhiều người quay trở lại ném đá vào ông ta. Một giọng nói khác vang lên: “Không, ông ta ở Bộ Đường sắt đó!!”, mọi người bắt đầu tiểu xuống đó và hét: “Chúng tôi đang cố gắng cứu ông, dù ông có tin hay không, chúng tôi cứ tin”.*
Những dự đoán thiên tài
Ngay sau vụ tai nạn tàu hỏa, một số cư dân mạng đã dự đoán chính phủ sẽ tiến hành các bước sau đây:
1.Đuổi các phóng viên, che đậy sự thật, chặn các tin nhắn trên mạng Internet và bắt bớ người dân.
2.Tìm ai đó để đổ tội.
3.Chính quyền trung ương bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và thủ tướng Ôn Gia Bảo đến hiện trường và rơi lệ.
4.Đưa tin trên truyền hình về các anh hùng cứu hộ, bày tỏ lòng biết ơn đảng và chính phủ, và kêu gọi người dân bình tĩnh lại.
5.Tổ chức lễ ghi nhận và ca tụng các anh hùng.
Chú thích:
*Trong tai nạn Ôn Châu, chính quyền nói rằng sấm sét đã làm đèn chuyển từ đỏ sang xanh.
*Hội Chữ thập đỏ trở thành đề tài tranh luận vì những vụ tham nhũng tai tiếng gần đây.
*Câu nói “Dù các vị có tin hay không, tôi cứ tin” là một câu nói nổi (tai) tiếng do phát ngôn viên của Bộ Đường sắt phát biểu khi cố gắng che đậy sự thật.
(theo Đại Kỷ Nguyên)