Tinh Hoa

Những ngôi làng cổ đặc biệt nhất Trung Quốc

Đó là những ngôi làng đẹp, bí ẩn, lạ lùng, và độc nhất vô nhị trên thế giới.

Làng Hong ở tỉnh An Huy

 

Làng Hong phát triển trong thời nhà Minh và nhà Thanh, được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh tươi và những dòng suối quanh co trong veo tuyệt đẹp ngang suốt ngôi làng. Ngôi làng, có diện tích 30 hécta, nổi tiếng với hệ thống cung cấp nước của nó. Nhìn toàn cảnh hình dáng của ngôi làng trông giống một con trâu nước đang yên giấc. Nước chảy trong những con mương đến từng hộ gia đình, và nó kết thúc ở một cái hồ nhỏ ở đầu làng. Môi trường trong lành và cảnh vật xung quanh tuyệt đẹp làm người ta cảm thấy thư thái, thanh tỉnh, và tạo nên một bức tranh yên bình của cuộc sống thôn dã đặc thù ở miền Nam Trung Quốc.

 

Mỗi ngày hàng trăm du khách đến tham quan cảnh đẹp tuyệt vời và hơn 140 ngôi nhà cổ trong làng, trong đó một số nhà thờ tổ tiên lộng lẫy thu hút sự chú ý nhất. Bên trong những ngôi nhà cổ này, bạn có thể chiêm ngưỡng kỹ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo ở trên các dầm và cột. Sau chuyến viếng thăm, bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa làng Hong và những ngôi làng khác là do các ngôi nhà cổ được bảo tồn rất tốt, và hài hòa với cảnh vật tuyệt đẹp ở xung quanh. Ngôi làng đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO năm 2000.

Những ngôi nhà Tây Tạng ở Jiaju Zangzhai, Tứ Xuyên

Ngôi làng này nằm ở phía Bắc tỉnh Tứ Xuyên.Chỉ có khoảng 160 gia đình họ Zang ở ngôi làng cổ này. Những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách Jiarong truyền thống với khung viền được sơn màu vàng, đen và trắng cùng với những tháp bằng đá trắng ở bốn góc của mái nhà đại diện cho bốn hướng chủ yếu. Những ngôi nhà được thiết kế cho địa hình đồi núi và để phù hợp với văn hóa Tây Tạng. Mái bằng là để dùng cho một loạt các hoạt động, bao gồm cầu nguyện và phơi khô các loại ngũ cốc thu hoạch được. Thú nuôi ở tầng trệt, các khu nhà ở và một nhà nguyện nhỏ ở các tầng trên.

 

Ngôi làng kỳ ảo và giàu lòng hiếu khách của người dân địa phương làm tăng thêm sức hấp dẫn. Những màu sắc sống động, cách thiết kế trang trí không cầu kỳ, nhưng rất hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh.

Một nhà khách vừa phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản của du khách, bày trí một băng ghế rắn chắc và một bữa ăn tối thân mật. Những người dân địa phương rất tự hào về văn hóa của họ và thường làm vui lòng du khách với điệu nhảy Guozhuang truyền thống.

Làng Aletaituwa ở Tân Cương

Ngôi làng này nằm trong khu vực Kanas Tân Cương. Khoảng 80 gia đình Tuwa sống trong ngôi làng cổ này. Kanas có nghĩa là “giàu, đẹp, và bí ẩn” trong tiếng Mông Cổ. Họ tin Phật và giữ gìn những tín ngưỡng truyền thống của bộ lạc rất tốt. Những lễ hội truyền thống và tôn giáo luôn luôn vui vẻ và bận rộn, trong khi cảnh quan quyến mọi du khách tới để cảm nhận bản sắc thiên nhiên. Ngoài Tuva Mongol cổ, các du khách cũng có thể thưởng thức các phong tục và cuộc sống địa phương với những những gia đình Kazakh mến khách ở đồng cỏ Hemu.

Nếu bạn muốn ở lại qua đêm xung quanh hồ Kanas, bạn có thể sống cùng với những gia đình địa phương hoặc ở trong các lều trại. Bạn cũng có thể ở lại Kanas Shanzhuang, nơi đó bạn sẽ được đáp ứng nhu cầu bởi sự đa dạng về phục vụ và các tiện nghi.

Chúng tôi khuyên bạn nên ở lại với những gia đình địa phương ở một ngôi làng Hemu nếu bạn muốn trải nghiệm hương vị của “những ngày xưa”.

Làng Guoliang ở núi TaiHang, Hà Nam

Làng Guoliang nằm ở núi Taihang của tỉnh Hà Nam.Nó được dựng lập vào cuối triều Tây Hán. Nó được đặt tên là làng Guoliang để vinh danh người lãnh đạo nông dân Guoliang. Ngôi làng này là một thế giới của đá: nhà đá, tường đá, bảng đá, ghế đá và giường đá. Vào mùa thu, hàng triệu màu sắc hòa quyện vào nhau không chỉ trên những vách đá bao quanh khu vực, mà còn cả những cây óc chó và cây hồng vàng, và mọi thứ khác nữa.

 

Ngôi làng này nổi tiếng với đường hầm Guoliang. Trước năm 1972, một con đường đục xuyên qua đá đã từng là cách duy nhất để ngôi làng này liên hệ với thế giới bên ngoài. Sau đó dân làng đã quyết định đào một đường hầm xuyên qua vách đá. Dưới sự dẫn dắt của trưởng làng Shen Mingxin, họ đã bán dê và thảo mộc để mua búa và những công cụ bằng thép. 13 dân làng khỏe mạnh bắt đầu công việc. Họ mất 5 năm để hoàn thành một đường hầm dài 1.200m, cao khoảng 5m và rộng 4m. Một số dân làng đã hy sinh mạng sống của mình cho đường hầm. Ngày 01 tháng 5 năm 1977, đường hầm được mở cửa để lưu thông.

Tường của đường hầm không bằng phẳng và có hơn 30 “cửa sổ” với kích thước và hình dạng khác nhau. Một số cửa sổ hình tròn, một số hình vuông, và chúng có kích thước rất khác nhau, từ lớn khoảng vài chục mét cho đến nhỏ như kích thước cửa sổ thông thường. Thật kinh hãi khi nhìn xuống phía từ những cửa sổ, nơi mà những tảng đá kỳ lạ hình thành nên những vách đá dốc đứng ở phía trên và phía dưới là một cái hố sâu thăm thẳm như không có đáy.

Thành phố đá Bảo Sơn ở Vân Nam, Trung Quốc

Thành phố đá Bảo Sơn đã tồn tại hàng ngàn năm. Thời xa xưa người Naxi đã xây dựng thành phố trên một núi đá khổng lồ. Họ đã phát triển từ một nhóm người du mục, di cư từ phía Tây Nam Trung Quốc tới bờ sông Jinshajiang đã từ cách đây khoảng một ngàn năm. Ngày nay, hơn 100 gia đình sống ở đây. Họ vẫn giữ những truyền thống cổ xưa và sống một cuộc sống yên bình và tự do trên khối đá khổng lồ này.

Người dân ở đây sử dụng đá để xây dựng tất cả mọi thứ bao gồm nhà, bàn ghế, bảng, giường, gối, thùng nước, bể chứa, và bếp. Tất cả những đồ dùng bằng đá được đánh bóng trơn nhẵn. Chúng đã ghi lại cuộc sống của người Naxi trong nhiều thế kỷ.

Làng Dam (Bamei) ở Vân Nam

Nằm ở biên giới tỉnh Vân Nam và khu tự trị Zhuang Quảng Tây, Quảng Nam là một khu vực núi đá vôi điển hình. Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Đào Uyên Minh, sống trong triều Đông Tấn (317-420), đã từng gọi nó là “Thế ngoại đào viên” tách biệt với sự hối hả và nhộn nhịp của thế gian. Người dân sống ở đây trong thanh bình, tịch mịch. Sự mô tả của Đào Nguyên Minh đã trở thành sự thực, khi ngôi làng Bamei được phát hiện.

Không xe hơi, điện sáng, điện thoại và tivi, người dân địa phương vẫn sống một cuộc sống nguyên sơ, cuộc sống tự cung tự cấp bằng đánh cá, săn bắn và nông nghiệp. Họ trồng ngô, mía, hoa quả nhiệt đới ở chân núi, và trồng lúa gần bờ sông.

Văn hóa Zhuang truyền thống và các phong tục vẫn được duy trì ở đây. Hầu hết dân làng sống trong những ngôi nhà Malan truyền thống, một loại Điếu Cước Lâu.

Làng Zili ở Kaiping, Quảng Đông

Làng Zili nằm ở thị trấn Đường Khẩu, thành phố Khai Bình. Nó từ lâu đã là quê hương của những người nhập cư, nhiều người trong số họ đã mang những ý tưởng và phong cách kiến trúc của phương Tây về Khai Bình.Diaolous (những ngôi nhà lớn giống như lâu đài) chủ yếu sử dụng hình thức trang trí và phong cách kiến trúc của La Mã, Hồi giáo, Ba rốc và Rococo. Chúng chủ yếu được làm bằng bê tông cốt thép, những thứ rất hiếm ở châu Á trong những năm 1920 đến 1930. Phía bên ngoài, các tòa nhà có nét đặc trưng của phương Tây, nhưng bên trọng thì mọi thứ, từ các họa tiết cho đến đồ dùng, đều theo phong cách truyền thống của Trung Quốc.

Làng Zili bao gồm ba làng nhỏ được xây dựng khoảng giữa những năm 1821 và 1920. Có một cụm gồm 9 ngôi nhà kiểu Diaolou, 6 ngôi biệt thự phong cách phương Tây cùng với những ngôi nhà một tầng. Những ngôi nhà một tầng ấy được xây dựng bằng gạch màu xanh và mái ngói giữa cánh đồng lúa. Hầu hết các ngôi nhà có một cách bố trí gọi là “ba gian/hai cửa”. Các Diaolou được xây dựng cũng trong khoảng thời gian đó, vào những năm 1920, và trong những hoàn cảnh tương tự nhau.

Theo kanzhongguo/Tin180