Tinh Hoa

10 vụ nổ kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Bất kỳ bộ phim hành động nào bao giờ cũng có một vài vụ nổ thật hoành tráng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại thuốc nổ khác nhau và trong số đó có những loại “khủng” hơn những thứ chúng ta thường thấy trong phim rất nhiều. Dưới đây là một danh sách những loại thuốc nổ hạng nặng nhất từng được tạo ra.
 

10. FOAB – Vụ nổ lớn nhất được tạo bởi vũ khí phi hạt nhân

 
FOAB (Father of all Bombs) là loại vũ khí chiến thuật của Nga,được chế tạo để nổ phía trên mặt đất và tạo ra song xung kích cùng luồng lửa khổng lồ bao trùm lên mục tiêu.Đương lượng nổ của quả bom tương đương với 44 tấn chất nổ TNT,làm nó có sức công phá tương đương một đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ nhất.Tuy nhiên FOAB không thải ra vật liệu phóng xạ như vũ khí hạt nhân.Đây được cho là câu trả lời của Nga dành cho MOAB (Massive Ordinance Air Blast Bomb hay còn gọi là Mother of all Bombs).Các thong số cho thấy FOAB mạnh hơn MOAB 4 lần và nhẹ hơn về tổng trọng lượng.Tuy nhiên,quân đội Mỹ cho rằng đây chỉ là các thong số được thổi phồng.
 

9. Minor Scale – Vụ nổ lớn nhất sử dụng thuốc nổ thường

  

 
Minor Scale là một thử nghiệm do Mỹ tiền hành vào ngày 27 tháng 6 năm 1985. Cơ quan phòng thủ hạt nhân Mỹ kích nổ gần 5000 tấn ammonium nitrate để giả lập hiệu ứng của một vụ nổ hạt nhân.Muc đích chính là để kiểm tra tác động của vũ khí hạt nhân lên trang thiết bị quân sự. Như trong bức ảnh, F-4 Phantom được trông thấy tại thời điểm bắt đầu vụ nổ. Một sự thật thú vị: Liệu loại bom này có thực sự là vụ nổ lớn nhất dùng chất nổ tiêu chuẩn không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. 6.700 tấn thuốc nổ Heligoland chứa ở một kho vũ khí đã được Hạm Đội Hoàng Gia Anh kích nổ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo kỉ lục Guinness công nhận, vụ nổ Heligoland lớn hơn nhưng đương lượng nổ của Minor Scale lại cao hơn khoảng 0.5 Kiloton (khoảng 500kg TNT).
 
8.Sự kiện Tunguska – Vụ va chạm lớn nhất trong lịch sử hiện đại 
 
 

Ngày 30 tháng 6/1908,một vụ nổ lớn đã xảy ra ở trên song Podkamennaya Tunguska tại Nga.Vụ nổ có đương lượng nổ khoảng 10-15 Megatons (tương đương với 10-15 triệu tấn TNT) và có sức công phá bằng 1000 quả bom ném xuống Hiroshima. Trong khi có rất nhiều giả thiết được đưa ra về việc vụ nổ này, đa số các nhà khoa học cho rằng vụ nổ xảy ra do các mảnh thiên thạch nổ trong không trung. Dù thiên thạch nổ trên không nhưng đay vẫn được coi là một vụ va chạm.Vụ nổ được cho rằng xảy ra ở không trung bởi vì không một mảnh vụn nào được tìm thấy. Tuy nhiên,một khu vực có diện tích khoảng 2150 km vuông đã bị ảnh hưởng nặng nề với toàn bộ cây cối bị bẻ gập xuống đất.

 

7. Tsar Bomba (Bom Sa Hoàng) – Vụ nổ lớn nhất do con người tạo ra

  

 
Bom Sa Hoàng là loại bom Hidro được phát triển bởi Liên Xô và thử nghiệm vào ngày 30/10/1961.Với đương lượng nổ 57 Megatons (tương đương 57 triệu tấn TNT),đây là vụ nổ lớn nhất do con người từng tạo ra.Quả bom được thiết kế với lượng nổ khoảng 100 Megatons nhưng được giảm xuống 57 Megatons do các lo ngại về bụi phóng xạ. Cho dù vụ nổ được thực hiện ở quần đảo Novaya Zemlya rất xa xôi nhưng nó vẫn gây ra rất nhiều thiệt hại.Một ngôi lành cách vụ nổ 55km bị san phẳng hoàn toàn. Các thiệt hại đến nhà cửa lan đến Nauy và Phần Lan.vụ nổ tạo ra một đám mây hình nấm cao 64km,và sóng chấn động vẫn được phát hiện sau khi di chuyển 3 vòng quanh Trái đất.
 
6. Vụ phun trào núi lửa Tambora – Vụ nổ lớn nhất trên Trái đất được con người ghi nhận
 
  
 
Ngày 5/4/1815, núi Tambora phun trào tại Sambawa Indonesia, tạo ra vụ nổ lớn nhất từng được con người chứng kiến. Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng. Vụ phun trào có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách xa địa điểm phun trào khoảng 2.600 km. Trước khi phun trào, núi Tambora có độ cao khoảng 4,3km nhưng sau đó chiều cao nó chỉ còn khoảng 2,85 km. Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43km và phân tán bụi ra bầu khí quyển và bao quanh Trái đất. Đám bụi này đã che phủ mặt trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Theo ước tính có khoảng 10.000 người chết trực tiếp do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại.
 
5. Sự kiện tuyệt chủng ở Kỉ Phấn trắng – Vụ nổ lớn nhất trên Trái đất từng được biết đến
  
 

 

Khoảng 65 triệu năm trước,một sự kiện được biết đến với tên gọi Sự kiện Kỷ Phần Trắng đã gây ra sự tuyệt chủng của rất nhiều giống loài, nhưng phổ biến nhất là sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng sự kiện này xảy ra bởi một thiên thạch va chạm với Trái đất,tạo ra miệng hố Chicxulub ở ngoài khơi bán đảo Yucatan. Theo ước tính sức công phá của vụ nổ có thể so sánh tương đương với 96 nghìn tỉ tấn TNT (96 Teratons), hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng. Điều này đủ để làm vụ chấn động này là một trong những vụ nổ lớn nhất từng xảy ra trên Trái Đất mà có đầy đủ bằng chứng địa sinh học chứng minh.

 
4. GRB 080319B –  Vụ nổ lớn nhất con người từng được chứng kiến
  
 
Các đợt phóng tia Gamma được biết đến như những vụ nổ kinh hoàng nhất trong vũ trụ. Nhưng nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ nổ những tia Gamma vẫn chưa được lý giải một cách hoàn toàn, mặc dù hầu hết các nhà thiên văn học cho rằng chúng có liên quan tới các sao siêu mới (supernova) có kích thước cực kì lớn. Vụ nổ tia Gamma kéo dài trong khoảng 20-40 giây và làm tỏa sang chùm tia Gamma theo một hưởng rất hẹp. Vụ nổ các tia Gamma là cực kì hiếm, mỗi vụ nổ chỉ xảy ra một lần sau hàng trăm nghìn năm ở mỗi ngân hà. Ngày 19/3/2008, một vụ nổ tia Gamma được biết đến với cái tên GRB 080319B diễn ra và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong khoảng 30 giây. Vụ nổ xảy ra cách Trái Đất 7,5 triệu năm ánh sáng khiến nó trở thành vụ nổ xa nhất có thể chứng kiến bằng mắt thường. Vụ nổ có sức công phá tương đương 2Ã – 1034 tấn TNT hay khoảng 10.000 lần lượng thuốc nổ TNT có khối lượng bằng Mặt Trời được kích nổ cùng một lúc.
 
3. SN2006gy – Vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất từng được biết đến
  
 
Ngày 16/9/2006, một sao băng lớn nhất từng được biết đến với cái tên SN2006gy đã được phát hiện. Một vụ nổ siêu tân tinh có kích thước vô cùng lớn là một trong những sự kiện tàn phá nhất trong vũ trụ và được tin rằng đây chính là cội nguồn của những vụ nổ tia gamma. SN2006gy xảy ra ở khoảng cách 230 triệu năm ánh sáng so với Trái Đất khi mà một ngôi sao có kích thước lớn hơn Mặt Trời 150 lần tự phá hủy. Khối lượng năng lượng sinh ra từ siêu tân tinh này ước tính tương đương 2.5Ã-1035 tấn TNT, hoặc tương đương với lượng năng lượng sinh ra từ tất cả các chòm sao từ giải Xử Nữ trong một phút. Tuy nhiên, vì các siêu tân tinh thường được tạo thành từ những ngôi sao rất to, thường thì các nhiên liệu sau khi các chòm sao phát nổ tiếp tục tự phân hủy tiếp. Đôi khi các nguyên liệu này tự phân hủy cho đến khi biến mất hẳn. Điều đồng này nghĩa với việc lỗ đen được tạo thành từ rất rất nhiều các siêu tân tinh.
 
2. GRB 080916C – Vụ nổ thực sự lớn nhất

 

Vũ trụ là một nơi rất rộng lớn, các thiên thể lớn rất khó lý giải và vụ nổ lớn nhất, GRB 080916C cũng không phải là một ngoại lệ. GRB 080916C là một vụ nổ tia gamma đầu tiên được ghi nhận vào 16/9/2008. Vụ nổ xảy ra cách trái đất khoảng 12,2 tỉ năm ánh sáng và kéo dài khoảng 23 phút, có thể coi là một khoảng thời gian rất dài đối với một vụ nổ tia gamma. Trong 23 phút này, những vụ nổ tia gamma sinh ra một lượng năng lượng nhiều hơn lượng năng lượng sinh ra từ hầu hết các nhóm thiên hà lớn. Theo ước tính, vụ nổ sinh ra một khoảng năng lượng bằng khoảng 2Ã-1038 tấn TNT, tương đương 1 tỉ tỉ quả bom Sa hoàng nổ liên tục mỗi giây trong 110 triệu năm hay khoảng 7.000 lần lượng năng lượng mặt trời sinh ra trong cả quá trình tồn tại của nó.

 

 
1. Big Bang – Vụ nổ lớn nhất trong lịch sử vũ trụ
  

 

Big Bang thực sự xứng đáng đứng đầu trong bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, về mặt cơ bản, Big Bang không phải là một vụ nổ. Một vụ nổ chỉ xảy ra khi các phần tử vật chất di chuyển nhanh qua không gian từ một điểm áp suất cao đến một điểm có áp suất thấp ở một tốc độ vô vô cùng nhanh. Trong thực tế, bởi vì vũ trụ vẫn đang nở ra liên tục, vẫn có giả thuyết cho rằng quá trình Big Bang vẫn đang xảy ra. Một quan niệm sai lầm khác về thuyết Big Bang cho rằng nó lý giải tại sao vũ trụ được hình thành hay phần tử vật chất và năng lượng đầu tiên ra đời như thế nào. Ngược lại, thuyết Big Bang chỉ lý giải tại sao vũ trụ lại phình ra.

Theo GENK