Căn hầm nơi các học sinh bị nhốt.
Cảnh sát đã đột kích trường Hồi giáo Zakariya ở ngoại ô thành phố Karachi, sau khi nhận được tin báo nói rằng các học sinh đang bị giam giữ tại một căn hầm của ngôi trường.
Hầu hết các học sinh đều có dấu hiệu bị tra tấn và bị thương các sợi xích.
Các nam học sinh, trong độ tuổi 12-50, đã bị đánh đập, không có đủ lương thực và bị nhốt tại một nơi mà cảnh sát gọi là hầm tra tấn.
Một số cha mẹ đã trả tiền để con cái vào học ở ngôi trường được biệt danh là “trường nhà tù” vì con cái họ nghiện ma tuý hoặc liên quan tới các hành động phạm tội.
Một em bé bật khóc sau khi được giải cứu.
Một cuộc điều tra về ngôi trường đã được mở. Ít nhất 2 người tham gia điều hành trường đã bị bắt, nhưng hiệu trưởng đã trốn thoát.
Các học sinh đã miêu tả cảnh đánh đập dã man bên trong ngôi trường – một số người nói chuyện với báo chí trong khi vẫn mang xiềng xích.
Một học sinh nói cậu đã bị đánh 200 lần, trong khi một người khác tiết lộ rằng họ đã được thông báo là sẽ được đưa đi để gia nhập thánh chiến Hồi giáo và sẽ bị phạt 200 roi nếu có ý định trốn thoát.
Các học sinh mang xiềng xích tại đồn cảnh sát sau khi được giải cứu.
“Tôi đã bị nhốt trong tầng hầm suốt 1 tháng và bị buộc các xiềng xích. Họ cũng tra tấn tôi thậm tệ trong thời gian đó. Tôi đã bị đánh bằng gậy”, học sinh Mohi-ud-Din cho biết.
Một cậu bé nói các thành viên Taliban đã tới thăm ngôi trường và nói với họ rằng hãy “chuẩn bị chiến đấu”.
Cảnh sát giờ đây đang điều tra xem liệu ngôi người này có liên quan gì với các nhóm phiến quân bạo lực, vốn thường tuyển các thành viên mới từ các trường tôn giáo hà khắc.
Có hàng nghìn trường Hồi giáo tại Pakistan, thu hút hơn 2 triệu học sinh.
Một thanh niên bị quấn xích vào cổ.
Nhưng các quan chức nghi ngờ rằng có nhiều trường không đăng ký hoặc không được kiểm soát và tại một số khu vực những ngôi trường này chỉ cung cấp giáo dục hạn chế cho con em các gia đình nghèo.
Một số trường Hồi giáo tại Pakistan bị cáo buộc là các trại huấn luyện cho phiến quân.
Cảnh sát lục soát căn hầm của ngôi trường Hồi giáo.
Xem video:
Ninh Nhi
Theo AP, BBC