Đầu tháng 12, một cuốn vở học sinh với những bức tranh mang tên “Tuyển tập bí kíp đối phó với mẹ” đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được cư dân mạng Trung Quốc nhiệt tình chia sẻ. Mọi người càng bất ngờ hơn khi tác giả chỉ là… hai bé gái lớp 4. Tổng cộng gần 20 bức tranh vẽ và ghi lại các bí kíp đối phó khi bị mẹ mắng đã khiến mọi người rất bất ngờ về cách suy nghĩ của các học sinh nhỏ tuổi.
Phần đầu là lời giới thiệu: “Cuốn sách này đặc biệt dành cho trẻ em từ 6-12 tuổi, những bạn bị mẹ mắng hàng ngày”
Bí kíp số 1: “Khi mẹ mắng, bạn có thể nhìn vào chỗ khác, nghĩ đến chuyện khác. Đừng để ý, đừng lắng nghe. Mức độ: Mạnh. Không nên áp dụng thường xuyên.
“Bí kíp số 2: “Khi mẹ mắng và không cho phép bạn nhìn đi nơi khác, bạn có thể nghĩ đến một lỗi gì đó của mẹ và chỉ trích lại mẹ. Mức độ: Mạnh. Không nên áp dụng thường xuyên.”
Bí kíp số 3: “Nếu mẹ dùng hết sức lực chỉ để… mắng, bạn có thể giả vờ khóc (hãy thật cố gắng vào). Mức độ: Nhẹ. Chú ý: phải khóc giống thật. Có thể dùng nhiều lần.
“Bí kíp số 4: “Nếu mẹ vẫn mắng, bạn có thể sà vào lòng mẹ và khóc. Mức độ: Nhẹ. Sử dụng thường xuyên được.”
Bí kíp số 5: “Nếu mẹ bạn mắng dữ quá, bạn có thể chạy trốn vào phòng. Mức độ: Mạnh hay nhẹ cũng được. Chú ý: nhớ khóa cửa phòng, sau đó khóc cũng được.
“Bí kíp số 6: “Nếu mẹ mắng, bạn có thể không nói chuyện với mẹ nữa. Mức độ: Mạnh. Không sử dụng thường xuyên.”
Bí kíp số 7: “Sau khi bị mẹ mắng, nếu mẹ hỏi gì bạn, hãy trả lời và nhắm chặt mắt (cố lên!). Mức độ: Cả mạnh và nhẹ.”
Bí kíp số 8: “Sau khi mẹ mắng xong, hãy tỏ ra tức hết sức có thể. Mức độ: Rất nặng. Hãy dùng ít cách này thôi nhé.”
Bí kíp số 9: “Khi mẹ đang mắng, bạn có thể nói: Lần sau con sẽ không thế nữa (cứ lo xong lần này đã, lần sau mình… tính tiếp). Mức độ: Nhẹ nhàng thôi.”
Bí kíp số 10: “Sau khi mẹ mắng mà vẫn chưa hết giận, bạn có thể viết một tin nhắn và dính nó ở cửa phòng mẹ.”
Bí kíp số 11: “Sau khi mẹ mắng, bạn có thể bí mật lẻn vào phòng mẹ làm lành. Mức độ: Bình thường.”
Bí kíp số 12: “Sau khi mẹ mắng, nhanh chóng nhặt mấy thứ lặt vặt xung quanh để làm vũ khí phòng thân. Mức độ: Trung bình.”
Bí kíp số 13: “Sau khi mẹ mắng, hãy chọc mẹ bằng cách hát những câu buồn cười. Mức độ: Mạnh. Không được dùng thường xuyên.”
Bí kíp số 14: “Sau khi mẹ mắng, hãy lăn ngay xuống đất, bịt hai tai lại và nói liên tục: “Con không nghe thấy gì hết, con không nghe thấy gì hết”. Mức độ: Rất mạnh. Không sử dụng thường xuyên.”
Bí kíp số 15: “Mẹ mắng dữ quá, bịt tai lại, hét lên “Con biết rồi” và chạy biến đi. Mức độ: Cực cực mạnh. Sử dụng 1, 2 lần là nhiều nhất.”
Bí kíp số 16: “Khi mẹ mắng, cúi đầu và im lặng để mẹ nghĩ là mình đã nhận lỗi. Mức độ: Trung bình.”
Bí kíp số 17: “Khi mẹ mắng, hét lên rằng “Con sẽ bỏ trốn đây”, chạy xuống cầu thang và cầm một số đồ đạc, vừa đi vừa khóc. Mức độ: Nhẹ.”
Bí kíp số 18: “Khi mẹ đang mắng, có thể nói “Con không nhịn được nữa rồi, con vào toilet đây” và trốn trong đó. Mức độ: Còn tùy. Tốt nhất nên dùng hạn chế.”
Những bức tranh minh họa ngộ nghĩnh cho mỗi “bí kíp”.
Khi được hỏi tại sao bé gái này lại vẽ về “bí kíp đối phó với mẹ”, người mẹ đã giải thích rằng: Đó là một hôm bé gái đưa bạn về nhà cùng làm bài tập. Trước đó cô bé vừa bị điểm kém trong bài kiểm tra. Sau khi biết điểm, bà mẹ đã lỡ lời: “Nhìn bạn con mà học tập, con không thấy xấu hổ khi cầm điểm thế này về nhà sao?” Khi bị mẹ so sánh với bạn, cô bé đã có chút tức giận. Hai cô bé đã quyết định vẽ bộ tranh này trong phòng riêng. Những bức tranh ngộ nghĩnh rất dễ thương, vừa khiến các vị phụ huynh phải suy nghĩ lại về cách dạy con của mình.
Đọc thêm :
Trút bỏ gánh nặng
Người thầy nhỏ tuổi nhất của Khổng Tử