Tăng huyết áp hay cao huyết áp là một nguy cơ gây đau tim và đột quỵ. Bên cạnh các đơn thuốc, chúng ta có thể kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với những loại thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp.
1. Rau mầm
Rau mầm chứa một chất chống oxy hóa glucoraphanin, có khả năng giảm huyết áp và giảm viêm ở tim, động mạch, thận. Rau mầm tươi tốt là lựa chọn hiệu quả hơn vì nó có hàm lượng protein, enzyme, chất chống oxy hóa, chất kháng ung thư, vitamin và khoáng chất cao nhất.
2. Rau bina
Rau bina là một thực phẩm giàu folate có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, người tiêu thụ ít nhất 1.000 microgram folate từ rau bina mỗi ngày có nguy cơ giảm tăng huyết áp so với người tiêu thụ chỉ 200 microgram mỗi ngày. Ngoài rau bina, bạn có thể thay thế lựa chọn bằng các loại thực phẩm giàu folate khác như các loại đậu và măng tây.
3. Cần tây
Cần tây có một hợp chất gọi là 3-n-butyl phthalide làm thư giãn các cơ trơn lót trong mạch máu, giảm huyết áp. Loại rau xanh giòn này cũng là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, kali, canxi và magiê giúp giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu báo cáo trên tờ New York Times, những người ăn cần tây mỗi ngày làm giảm huyết áp của họ từ 12 đến 14% so với những người không ăn cần tây.
4. Tỏi
Tỏi có đặc tính kháng viêm và kháng virus có thể chống lại bệnh tim mạch vành bằng cách thư giãn động mạch. Một số loại khí tỏi sinh ra trong dạ dày cũng có khả năng giãn động mạch và giảm huyết áp. Ăn 1 củ tỏi mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể huyết áp của bạn trong ít nhất là ba tháng. Bạn cũng có thể sử dụng bột tỏi trong công thức nấu ăn hoặc uống thuốc bổ có tinh chất tỏi.
5. Chuối
Chuối có hàm lượng kali cao, có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Chỉ cần một quả chuối mỗi ngày có thể cung cấp một liều lượng kali đủ để giúp làm giảm huyết áp và chống lại các bệnh tim mạch khác nhau. Cùng với chuối, bạn cũng có thể ăn các loại trái cây khác như táo, mận, lê, lựu, và xoài.
6. Cà chua
Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi các tác hại của các gốc tự do. Các lycopene và carotenoid khác được tìm thấy trong cà chua cũng giúp giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim. Cà chua cũng chứa các chất dinh dưỡng như canxi, kali và vitamin A, C và E rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.
7. Khoai tây
Khoai tây rất giàu kali và cũng chứa một hợp chất có tác dụng hạ huyết áp gọi là kukoamines. Chúng cũng chứa một loạt khoáng chất và vitamin như vitamin C, B6, B1 và B3; magiê, sắt, kẽm và phốt pho; cũng như carotenoids và phenol tự nhiên.
8. Hạnh nhân
Hạt hạnh nhân cung cấp protein và chất béo lành mạnh. Hàm lượng protein tốt trong hạnh nhân và sữa hạnh nhân giúp giảm huyết áp cao và chống lại bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Các chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong hạnh nhân có khả năng giảm mức cholesterol, giảm viêm động mạch, huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lưu ý, hiện nay kali trong hạnh nhân có thể làm giảm tác động tiêu cực của natri lên huyết áp. Chất béo lành mạnh cũng thúc đẩy sức khỏe tim mạch.
9. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa polyphenol, giúp giảm huyết áp bằng cách bảo vệ LDL (cholesterol xấu) khỏi bị oxy hóa. Dầu ô liu cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn như axit oleic có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là dầu ô liu sẽ mất nhiều lợi ích sức khỏe khi bị nung nóng. Do đó, hãy sử dụng dầu ô liu cho các món ăn không chế biến như món salad, gỏi trộn…
10. Cá hồi
Các axit béo omega-3 cũng như EPA (eicosapentaenoic acid) – chủ yếu được tìm thấy trong cá nước lạnh như cá hồi – làm giảm viêm và ngăn ngừa huyết áp cao. Ngoài ra, cá hồi có ít chất béo và hàm lượng protein cao rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Cùng với cá hồi, bạn cũng có thể ăn các loài cá nước lạnh khác như cá thu, cá bơn, cá cơm, cá ngừ, cá trích. Nếu bạn không thích mùi vị của cá hồi hoặc cá khác, bạn có thể uống bổ sung dầu cá.
Theo Afamily