Vụ đàn áp Thiên An Môn phủ bóng dài trên báo chí Trung Quốc

29/05/14, 23:54 Sự Kiện Thiên An Môn

Ảnh: Một sinh viên Trung Quốc chặn đoàn xe tăng đang tiến đến Thiên An Môn trên đại lộ Hòa bình Vĩnh cửu ở Bắc Kinh, 5/6/1989

Lời kêu gọi quyền tự do báo chí.

HONG KONG — Đã 25 năm kể từ vụ đàn áp Thiên An Môn. Và trong khi ký ức về việc chính phủ đàn áp đẫm máu những người biểu tình vẫn còn sống động trong tâm tư của nhiều người, thì có nhiều phần chắc giới truyền thông Trung Quốc sẽ không chú ý đến kỷ niệm này. Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường thuật rằng sự im lặng của giới truyền thông là một sự nhắc nhở mãnh liệt đến sự kiện 25 năm sau những biến cố của mùa Xuân năm 1989, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa đáp lại một trong những đòi hỏi chính yếu của những người biểu tình – đó là lời kêu gọi đòi quyền tự do báo chí.

Trong suốt những cuộc biểu tình năm 1989, khi những nhà báo cùng với sinh viên tham gia những cuộc biểu tình trên đường phố, một trong dòng chữ được viết trên các biểu ngữ là “Đừng buộc chúng tôi nói láo!”

Một cuộc tập họp tự phát để tưởng nhớ cái chết của ông Hồ Diệu Bang, một lãnh tụ cải cách, đã biến thành một sự kêu gọi rộng lớn cho việc tham gia chính trị và tự do bày tỏ ý kiến.

Các nhà lãnh đạo chia rẽ

Giữa lúc những cuộc biểu tình ngồi lì tại Quảng trường Thiên An Môn tiếp tục trong nhiều tuần lễ, một số bài báo được sự hậu thuẫn của các nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách tường thuật những sự kiện này với tinh thần độc lập đáng kể.

Nhà báo Lưu Nhị Sao cư ngụ tại Hong Kong tường trình từ Bắc Kinh về phong trào sinh viên cho một tờ báo Hong Kong. Ông nói chính giới lãnh đạo đã gieo hạt giống cho việc tường thuật chính xác hơn tại một Đại hội Đảng vào năm 1987.

Ông Lưu nói, “Các nhà lãnh đạo đã tuyên bố là người dân nên được thông báo và thảo luận về những sự kiện quan trọng. Môi trường cởi mở hơn, và những người làm việc trong ngành truyền thông rất tích cực.

Môi trường truyền thông tương đối tự do bắt đầu bị ngăn chặn khi Bắc Kinh thiết quân luật vào ngày 20/5. Sau đó việc đàn áp tàn bạo nhắm vào những người biểu tình ngày 4/6 cho thấy những thành phần cứng rắn trong Đảng Cộng sản đã thắng thế.

Truyền thông sau vụ đàn áp Thiên An Môn

Các nhà lãnh đạo lên tiếng bênh vực cải cách truyền thông bị cô lập, và một dự thảo luật nhằm cho truyền thông được cởi mở hơn bị gác lại.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó dùng truyền thông do nhà nước kiểm soát để phổ biến rộng rãi thông điệp của họ lên án phong trào dân chủ. Nhiều nhà báo đứng về phía sinh viên bị bỏ tù hay ngưng chức.

Ông Biền Thường, một nhà báo nổi tiếng bị tẩy chay tại Trung Quốc vì những bài xã luận táo bạo bàn đến những vấn đề nhạy cảm, nói rằng vào năm 1989, giới lãnh đạo quyết định tự do truyền thông là một mối nguy hiểm cho nhà nước.

Ông Biền Thường nói, “Đảng Cộng sản đi đến kết luận là sau vụ Thiên An Môn việc không kiểm soát một cách thích đáng truyền thông là một bài học to lớn đối với họ, bài học này rút ra từ những sự kiện Thiên An Môn, từ việc sụp đổ của Liên bang Sô viết và những thay đổi tại Đông Âu. Do đó sau vụ Thiên An Môn. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra rằng kiểm soát truyền thông là ưu tiên hàng đầu.”

Trung Quốc trên mạng

25 năm sau, Trung Quốc hiện là thị trường báo giấy và những người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, cả hai lĩnh vực này đều được nhà cầm quyền quy định một cách chặt chẽ.

Dù có sự kiểm soát thường xuyên những nội dung được cho là nhạy cảm, Internet vẫn là một lực lượng chính trong việc truyền tải thông tin và trao đổi ý kiến. Những người sử dụng Internet thường xuyên dùng phương tiện này để thảo luận những ý kiến chính trị nhạy cảm, bêu xấu các giới chức bị cáo buộc tham nhũng hay đưa lên mạng các video những người vi phạm luật pháp.

Ranh giới đối với các nhà báo

Trong khi những bài vở của các nhà báo và những công dân viết blog đưa đến việc điều tra của Đảng và cảnh sát, các phóng viên vẫn còn phải đối mặt với những rủi ro to lớn khi dùng Internet để phổ biến những gì họ khám phá ra hay bình luận về những đề tài nhạy cảm.

Nhà cầm quyền vừa mới đây truy tố nhà báo Cao Vũ về tội tiết lộ bí mật quốc gia sau khi bà chia sẻ nội dung một chính sách nội bộ của đảng với những tổ chức truyền thông nước ngoài.

Ông Trình Tường, một nhà báo kỳ cựu Hong Kong đã phải đối mặt với vụ truy tố tương tự vào năm 2005 và bị giam gần 3 năm. Ông nói các nhà trí thức và công chúng thường có hy vọng:

“Rõ ràng việc này sẽ không xảy ra vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa mới ra lệnh thành lập một ủy ban quốc gia để theo dõi an ninh mạng và ông cũng đề cập đến vào năm ngoái trong bài diễn văn ngày 19 tháng 8 là Internet đã trở thành nguồn đe dọa cho an ninh quốc gia.”

Các nhà báo vẫn bị đẩy lui

Sau bài diễn văn này, nhà cầm quyền phát động một chiến dịch trừng phạt những người đưa ra các lời đồn đoán trên mạng, trừng phạt hình sự những người viết blog vì đã đưa lên mạng những nội dung được xem như nhạy cảm.

Tuy nhiên các nhà báo vẫn bất chấp kiểm duyệt của nhà nước, nhà báo Hong Kong Lưu Nhị Sao nói công chúng vẫn còn lên tiếng đòi hỏi về những thông tin không bị lược bỏ và tranh luận cởi mở. Nhà báo Lưu Nhị nói:

“Các chính sách về tự do truyền thông đã không thay đổi trong 25 năm qua nhưng điều thay đổi là khát vọng ngày càng tăng về tự do truyền thông trong quần chúng, trong nhân viên của ngành truyền thông, trong giới trí thức và sinh viên. Người dân thường và các nhà báo không để cho các giới chức tuyên truyền độc quyền về tin tức.”

Báo chí vẫn băng giá dù truyền thông dồi dào

Tuy nhiên, năm nay kỷ niệm Thiên An Môn vẫn không được truyền thông Trung Quốc lưu tâm.

Trong khi trong những thập niên qua, các nhà báo đã khắc phục nhiều khó khăn để tường trình những sự kiện về xã hội và chính trị, biến cố ngày 4 tháng 6 vẫn còn là một đề tài cấm kị. Nhà cầm quyền đã cảnh báo các nhà báo nước ngoài không được tường thuật về biến cố Thiên An Môn.

Theo VOA 

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x