Vì sao cổ nhân không thể tùy ý nạp thiếp, kết hôn chỉ một vợ một chồng?

15/06/21, 09:42 Cổ Học Tinh Hoa

Nhiều người ngày nay qua các bộ phim truyền hình thường nghĩ rằng cổ nhân theo chế độ đa thê. Thật ra, chế độ một vợ một chồng là truyền thống chủ yếu của người xưa, ngay cả các Hoàng đế cũng phải tuân thủ các quy tắc một vợ, những người còn lại đều là thiếp.

vợ chồng
Chế độ một vợ một chồng là truyền thống chủ yếu của người xưa. (Ảnh qua zhuanlan)

Rất nhiều người hiện đại thông qua các các tác phẩm điện ảnh và truyền hình hay các tiểu thuyết trên mạng để tìm hiểu về Trung Quốc cổ đại, đồng thời họ cũng thường định nghĩa về môi trường xã hội và văn hóa của thời đại đó qua nội dung của phim truyện.

Do đó, các màn diễn xuất của các bộ phim truyền hình nổi về chốn cung đình như “Như Ý truyện” và “Diên Hi Công Lược” đã dễ dàng khiến cho công chúng nhận định rằng, việc hoàng đế sẽ kết hôn với rất nhiều thê thiếp là chuyện dĩ nhiên, và xác định rằng cổ nhân Trung Quốc theo chế độ đa thê. Việt Nam ngày xưa bị ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc rất nhiều nên quan niệm về vấn đề này cũng không không khác là mấy.

Kỳ thực, điều chúng ta không biết đó là, mô hình hôn nhân chủ yếu của người Trung Quốc từ xưa đến nay chính là chế độ một vợ một chồng, chứ không phải là chế độ đa thê theo khuôn mẫu phim ảnh mà chúng ta đã biết.

Chế độ một vợ một chồng là truyền thống chủ yếu

Theo phát hiện của các nhà khảo cổ, từ rất sớm vào thời kì cuối văn hóa Ngưỡng Thiều khoảng năm 3500-3000 trước Công nguyên, thời kì giữa cuối văn hóa Đại Vấn Khẩu khoảng năm 4300 – 2500 trước Công Nguyên, và thời kì văn hóa Tề Gia từ năm 2500 đến 1500 trước Công nguyên… đã phát hiện ra ngôi mộ đôi của một người đàn ông và một phụ nữ trưởng thành, điều đó cho thấy rằng, lúc bấy giờ đã xuất hiện chế độ một vợ chồng tương đối cố định.

Trong thời kỳ Ân Thương vào khoảng giữa thế kỷ 17 và thế kỷ thứ 11, chế độ một vợ một chồng đã trở thành chế độ chủ yếu của xã hội, ngay cả chuyện tầng lớp quý tộc hoàng gia có thể lấy nhiều vợ mà chúng ta đã luôn tin, thì cũng không phù hợp với tình trạng thực tế lúc bấy giờ, bởi vì tuy rằng trong xã hội có tồn tại chế độ nhất phu đa thê (1 chồng nhiều vợ), nhưng cũng có không ít vua chúa thời nhà Ân vẫn chọn chế độ một vợ một chồng (các gia đình thuộc hoàng gia nhà Ân Thương thực hiện cả chế độ một vợ một chồng lẫn chế độ đa thê).

Có nhiều yếu tố trong việc lựa chọn một vợ hay nhiều vợ, nhưng yếu tố “để có người thừa kế” chính là yếu tố quan trọng nhất trong mắt mọi người. Xét cho cùng, thì việc nối dõi tông đường đã trở thành mục đích chính của chuyện hôn nhân, vì vậy dưới tiền đề này, chế độ và pháp luật đều phải phục vụ cho việc nối dõi.

Do vậy, đối với gia đình hoàng gia, những người cần phải củng cố quyền lực và sự giàu có của mình, thì việc “có được người thừa kế” lại càng quan trọng hơn hết. Cho nên, thời nhà Thương thực hiện “chế độ trưởng tử thừa kế”, và bởi vì người mẹ dựa vào đứa con của mình để được hưởng phú quý, cho nên dần dần đã xuất hiện sự phân chia giữa con cả và con thứ.

Đến thời nhà Chu, “chế độ thê thiếp” lại càng phát triển hơn trên cơ sở tiếp nối chế độ từ thời Ân Thương, để ngăn chặn sự hỗn loạn trong gia đình do đa thê – các bộ lạc lo sợ vì quyền thừa kế sẽ làm nảy sinh chiến tranh, do vậy họ đã lập ra quy định chỉ có một người được làm “chính thê” (vợ chính), và những người vợ còn lại đều là “thiếp”. Còn “nguyên phối” (người vợ kết tóc) là chỉ người vợ chính đầu tiên; người vợ chính sau này của người đàn ông đã ly dị hoặc sau khi nguyên phối qua đời, thì được gọi là “kế thất” hoặc “điền phòng” (mang ý nghĩa vợ thứ).

Về lý thuyết mà nói, thì một người phụ nữ bất kể là cô ta làm thiếp của ai, thì cũng không thể được giúp đỡ để trở thành thê, ngay cả các Hoàng đế cũng phải tuân thủ quy tắc “một người vợ chính, những người còn lại đều là thiếp”.

Vì vậy, từ đó đã xuất hiện sự khác biệt “thê tôn thiếp ti” (thê cao hơn thiếp), “con của chính thê là đích tử, con của thiếp thì là thứ tử”, và “chọn người thừa kế thì phải chọn con trai đầu của chính thê, bất kể người con đó có giỏi hay không; hoặc chọn người thừa kế phải là con trai của chính thê, bất kể người con này được sinh ra sau những người con của vợ thứ”.

vợ chồng
Thời xưa cho phép đàn ông được nạp thiếp nhưng chỉ có một thê duy nhất. (Ảnh qua Kiến Thức)

Quá trình phát triển của chế độ một vợ một chồng

Đến thời đại Tiền Tần, chế độ một vợ một chồng vẫn đang ở giai đoạn hình thành, cho đến thời kỳ Tần Hán thì chế độ này mới chính thức định hình. Người dân lúc bấy giờ phải tuân theo pháp luật Tần Hán, không được tái hôn phi pháp, nếu không sẽ bị pháp luật trừng trị. Đồng thời luật pháp cũng cấm chuyện thê thiếp thay đổi vị trí, cho dù là chính thê qua đời, thì người thiếp khác cũng không được phép trở thành chính thê.

Lễ giáo của Nho gia cũng đã giải thích chế độ một vợ một chồng rằng: “Bất luận là hoàng đế hay bá tánh, thì vợ và chồng đều cùng có danh nghĩa một cách bình đẳng, còn thiếp thì là người phụ nữ đôi lúc mới được cùng ở chung với chồng”.

Dựa trên nhiều trường hợp và lý lẽ khác nhau, mặc dù thời cổ đại truyền thống cho phép chuyện nạp thiếp trong một vài trường hợp, nhưng chế độ một vợ một chồng vẫn được xem là lý tưởng nhất. Hơn nữa, chỉ dựa riêng việc xem trọng thân phận và chế độ phân chia dòng họ danh vị thôi, thì đó không được gọi là chế độ một chồng nhiều vợ, nếu như phân biệt rạch ròi, thì phải nói đó là chế độ một vợ một chồng [nhiều thiếp].

Bởi vì thân phận của thiếp rất thấp, hoàn toàn không thể sánh với thê. Vì có sự khác biệt rất cách xa giữa thê và thiếp, nên nếu nói là chế độ nhất phu đa thê thì hơi bất hợp lý. Do đó, điều này nên được hiểu là: Chế độ một vợ một chồng nhiều thiếp. Thế nhưng, điều này cũng đủ để cho thấy rằng chế độ một vợ một chồng vẫn là nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân.

Sau khi nhà Hán thể chế hóa chế độ một vợ một chồng, đã ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ sau và nó đã dẫn dắt mô hình hôn nhân của người Trung Quốc. Việc cấm tái hôn (người đã có vợ rồi thì không thể lấy thêm vợ nữa, nếu không thì phải làm nô lệ một năm), cấm thay đổi vị trí giữa thê thiếp hay có người phụ nữ khác ngoài vợ chính đều thuộc về quy phạm quy tắc trong việc củng cố chế độ một vợ một chồng.

Pháp luật của triều đại nhà Tống cũng như vậy, ngoài ra các nhà triết học còn nhấn mạnh hơn vào đạo đức gia đình, tiêu chuẩn hôn nhân, và đạo làm vợ chồng chính là gốc rễ của nhân loại. Đến thời nhà Minh, nhà Thanh cũng không khác biệt với thế hệ trước, 2 thời kì này cũng phản đối việc trùng hôn, và cấm làm rối loạn vị trí giữa thê với thiếp.

“Đại Minh hội điển quyển 163” ghi rõ hình phạt của những người phạm tội trên là: “Những người đã có vợ mà cưới thêm vợ, sẽ bị phạt đánh 90 trượng, và buộc li dị. Những người tuổi đã qua 40 mà chưa có con, hễ biết được lấy thiếp sẽ bị quất 40 roi”.

Bên cạnh đó, từ “bình thê” (hay còn gọi là bính đích), là nói về những doanh nhân trong thời nhà Minh Thanh có vợ chính, khi lấy người phụ nữ khác trong lúc làm việc xa nhà, cũng được tính là người vợ đồng thời tồn tại cùng với vợ chính ở nhà. Mặc dù người này được gọi là “vợ”, nhưng cũng không được xem là hợp với lễ pháp, theo pháp luật nhà Minh Thanh thì cô ta vẫn thuộc về  thân phận “thiếp” mà thôi.

Vào những năm Càn Long trị vì, triều đình nhà Thanh đã thực hiện luật “thừa kế đồng thời”, mặc dù một người cháu được phép lấy thêm “bình thê” khi chú bác của anh ta không có người thừa kế, tức anh ta sẽ thừa kế hai nhà cùng một lúc, và những đứa con của anh ta sẽ phân về các phòng khác nhau, nhưng người được lấy về để thực hiện “thừa kế đồng thời” theo luật pháp thời Dân chủ sơ khởi vẫn bị coi là “thiếp”.

Những người nạp thêm thiếp chỉ chiếm thiểu số

Theo nghiên cứu của các học giả, hầu hết người dân đều nghĩ rằng Trung Quốc truyền thống thực hiện chế độ một chồng nhiều vợ, nhưng theo lý thực tế thì nó được quy thành chế độ một vợ một chồng (nhiều thiếp). Tuy nhiên, theo các tài liệu sách vở cho thấy, chỉ có một số rất ít người thực sự có nạp thiếp. Những người nạp thiếp chủ yếu là những người có địa vị cao trong xã hội, nói cách khác thì đó là những người thuộc tầng lớp càng cao, thì số lượng thiếp họ nạp thêm sẽ càng nhiều.

vợ chồng
Thời xưa. những người có thể nạp thiếp phải có tiền và địa vị cao. (Ảnh qua Pose)

Vì vậy, số lượng nạp thiếp trong gia đình hoàng gia dĩ nhiên sẽ cao nhất, tiếp theo chính là những người giàu có hay trọng thần, còn những người dân thường thì hiếm khi có cơ hội nạp thiếp. Cho nên, chuyện nạp thiếp là một đặc quyền mang tính giàu có quyền lực trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tuy nhiên, có rất ít người nạp thiếp, chủ yếu là vì 2 lý do sau: Thứ nhất, chi phí của chuyện nạp thiếp không phải là cái giá mà người dân bình thường có thể đáp ứng được; thứ hai, luật pháp có những hạn chế về vấn đề này. “Đại Minh hội điển quyển” đã nêu rõ: “Sau khi thừa kế thì phải kết hôn. Kết hôn phải vào khoảng thời gian nhất định. Cấm tự ý kết hôn. Nạp thiếp có giới hạn”.

Đồng thời trong quyển “Đại Minh hội điển quyển 57” cũng ghi rõ: “Gia đình hoàng tộc muốn nạp thiếp, đều phải trình tấu trước. Trong bản tấu, phải ghi rõ tuổi tác, đã có con nối dõi do vợ chính sinh ra chưa, và trước đó từng lấy bao nhiêu thiếp.”

Số lượng thiếp cưới thêm cũng có quy định rõ ràng, ví dụ: “Các hoàng tử vương gia, được tấu lên một lần, tối đa được nạp 10 thiếp”, “Thế tử và quận vương được nạp 4 thiếp. Trưởng từ và tướng quân được nạp 3 thiếp… “.

Mặc dù luật pháp của đất nước có quy định rõ ràng, nhưng không thể tránh khỏi việc thực thi pháp luật lỏng lẻo, những nơi xa xôi thì lại càng thoải mái đa dạng hơn những nơi gần trung tâm quốc gia. Tuy nhiên, nói chung thì những người bình dân không phổ biến chuyện nạp thiếp.

Gia đình 5 người là quy củ của 2.000 năm nay

Mọi người thường nghĩ rằng gia đình truyền thống ngày xưa của Trung Quốc là một kết cấu đại gia đình, nhưng nếu nhìn vào những dữ liệu nghiên cứu của nhà sử học Lương Phương Trọng và Đỗ Chính Thắng, sẽ phát hiện ra rằng thực tế không phải vậy.

Do các triều đại Trung Quốc từ sớm đã có ghi chép số liệu thống kê hộ khẩu, cho nên nhà sử học Lương Phương Trọng đã dựa trên 71 dữ liệu đáng tin cậy còn lưu lại vào năm Nguyên Sử thứ hai của triều đại Tây Hán (2 năm) cho đến năm Tuyên Thống thứ ba thời nhà Thanh (1911), tính toán được rằng, bình quân số người trong một hộ gia đình Trung Quốc là 4,95 người; nhà sử học Đỗ Chính Thắng thì dựa trên 50 số liệu thu được từ các thế hệ sau, tính được tổng số đăng ký hộ khẩu trung bình của Trung Quốc là 5 người. Hai sử gia này không chỉ có số liệu thống kê tương tự, mà còn đúng với cách nói “gia đình 5 người”.

Sau khi bước vào thời kỳ Dân Quốc, thì các gia đình vẫn duy trì quy mô 5 người, hầu hết các hộ gia đình đều sống chung 3 thế hệ. Xét theo quy mô một gia đình 5 người mà nói, cũng đủ để chứng minh rằng đại đa số các gia đình Trung Quốc từ xưa đến nay đều theo chế độ một vợ một chồng. Nói cách khác thì chế độ một vợ một chồng là chế độ chủ yếu trong hôn nhân truyền thống Trung Quốc.

Tuệ Tâm (theo Secret China)

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x