Vẻ đẹp kiệt tác nghệ thuật của đập cổ tại Đài Loan

Từ thời nhà Thanh, ngư dân ở đảo Đài Loan đã biết xây những đập bắt cá nhờ hiểu được nguyên lý vận hành của thủy triều. Đây chính là những di tích cổ rất có giá trị văn hóa. 

Vẻ đẹp kiệt tác nghệ thuật của đập bắt cá cổ tại Đài Loan.

Vùng eo biển Đài Loan khi nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy điều gì đó rất kỳ lạ. Đó là tập hợp những đường cong chạy ven bờ biển tạo thành hình 2 trái tim nằm nép vào nhau. Có tới 570 bẫy đá được đặt dọc theo bờ biển thuộc khu vực quần đảo Bành Hồ, Đài Loan từ thời nhà Thanh. 

Bẫy đá bắt cá tại Đài Loan.

Mặc dù các bẫy đá này làm cho chúng ta liên tưởng đến các công trình nghệ thuật, nhưng sự thật đây là những đập đá lợi dụng thủy triều để bắt cá. Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Đài Loan để mang lại thức ăn cho cư dân địa phương. Những bẫy đá này cũng chứa đựng rất nhiều trí tuệ về đánh bắt cá của người xưa.

Nổi tiếng nhất trong số này chính là bẫy đá Thất Mỹ có hình hai trái tim. Bẫy đá này đã trở thành một trong những điểm du lịch chụp ảnh nhiều nhất ở Đài Loan, đặc biệt là dành cho các cặp đôi. Mặc dù ban đầu được xây dựng với mục đích bắt cá, nhưng hiện tại bẫy đá Thất Mỹ đã trở thành một biểu tượng của tình yêu.

Một bẫy đá độc đáo khác có hình dáng giống như chiếc dây chuyền khổng lồ với mặt dây chuyền hình trái tim. Hay một bẫy đá khác lại trông giống như hai chân đang dang rộng.

Bộ sưu tập các bẫy đá còn nguyên vẹn ở Bành Hồ là những công trình bẫy cá lớn nhất được tìm thấy trên thế giới.

Quay trở lại thời điểm cuối những năm 1600 và đầu những năm 1700, nghề đánh bắt cá ở Đài Loan được xem là một ngành lớn. Những loài cá được ngư dân đánh bắt nhiều nhất gồm: cá trích bạc, cá đối Ấn Độ, cá hổ phách và nhiều hơn nữa. Số lượng cá được vận chuyển mỗi ngày có thể lên đến gần 600 kg.

Bẫy đá Thất Mỹ có hình hai trái tim.
Bẫy đá có hình dạng tựa như mặt dây chuyền hình trái tim.

Tuy nhiên, họ không thu bắt số lượng cá khổng lồ này bằng cần câu hay lưới đánh cá, mà họ bẫy cá trong những đập đá ven biển. Những công trình lớn nhất kéo dài gần 3,2 km, rộng khoảng 275 m và phải mất nhiều thập kỷ để hoàn thành việc xây dựng.

Những đập đá này là sáng kiến do ngư dân Bành Hồ thời xưa phát huy, tạo phương pháp đánh bắt cá bằng cách lợi dụng độ chênh lệch do thủy triều lên xuống tại vùng nước nông, sử dụng các loại đá có sẵn ở gần như đá san hô và đá Bazan xếp chồng lên nhau thành hình tròn tạo thành bẫy đá.

Những con đập này được đắp sao cho khi thủy triều lên, nước biển sẽ tràn qua, cá sẽ theo đó bơi vào các khe hở và bị mắc kẹt trong đập khi thủy triều rút xuống. Lúc này bờ đập sẽ cao hơn mực nước biển. Đây cũng là thời điểm ngư dân địa phương đến thu gom cá bằng lưới, giáo, giỏ và các dụng cụ khác.

Việc xây dựng các đập đá thường là kế hoạch của một gia đình hoặc của cả ngôi làng. Người phụ trách sẽ tuyển chọn những người biết xây dựng và phân công nhiệm vụ cho họ.

Việc xây dựng các đập đá thường là kế hoạch của một gia đình hoặc của cả ngôi làng.

Nhóm thi công sẽ quan sát chu kỳ lên xuống của thủy triều trong ngày và quyết định vị trí xây đập dựa trên dòng chảy và lưu lượng nước. Tiếp đến, tất cả sẽ chia nhau làm các việc như: Xếp đá để ngăn nước ngấm vào vị trí công trường xây dựng, vận chuyển đá bazan để thi công. Sau đó phủ kín các lỗ bẫy cá bằng đá vôi và san hô.

Nhiều bẫy cá được thiết kế kết hợp với các đường cong, nhằm mục đích khi cá quay lại chúng sẽ bị va vào bề mặt đường cong. Lúc này những chú cá sẽ tiếp tục vùng vẫy và liên tiếp va chạm vào những đường cong để rồi cuối cùng bị kẹt ở đó.

Trong nhiều thế kỷ, bẫy đá luôn được xem là phương pháp lý tưởng để đánh bắt cá. Bởi vì lượng cá thu được sau mỗi đợt thủy triều là rất lớn. Ngoài ra, chúng còn tạo nên các hồ thủy triều đa dạng.

Các bẫy đá này đã mang về một lượng hải sản phong phú như hàu, tôm, cua và hải quỳ.

Nhưng những bẫy đá để đánh bắt cá không chỉ có ở Đài Loan. Trên thực tế chúng xuất hiện ở khắp thế giới chủ yếu tập trung quanh các đảo thuộc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Bành Hồ lại là nơi sở hữu số lượng bộ sưu tập bẫy đá dày đặc nhất.

Việc sử dụng bẫy đá để đánh cá vào cuối những năm 1950 do sự ra đời của các tàu đánh cá cơ giới, công nghệ đánh bắt thủy sản hiện đại và sản lượng cá tại đập bị suy giảm. Nhưng những di tích vẫn còn được lưu giữ trên bờ biền Đài Loan hiện nay.

“Hiện nay, những bẫy cá bằng đá vẫn được bảo tồn ở Bành Hồ, Miêu Lật  và thành phố Đào Viên”, “Những công trình này chủ yếu tập trung ở Bành Hồ. Nó được sử dụng để làm điểm tham quan và phương tiện quảng bá cho ngành thủy sản của địa phương”, các ngư dân cho biết.

Đã có thời điểm những đập đá này có mặt trên khắp các bờ biển ở Đài Loan, tuy nhiên ngày nay nhiều công trình đã bị phá hủy hoặc hư hỏng theo thời gian.

Ở Bành Hồ hiện nay, cộng đồng dân cư đang nỗ lực bảo tồn và khôi phục nhằm giữ cho các bẫy đá được nguyên vẹn nhất. Đây chính là những di sản có giá trị rất lớn về văn hóa.

Uniwriter (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x