Tướng Mattis ví Trung Quốc-Tập giống với hệ thống triều cống thời nhà Minh

19/06/18, 11:48 Trung Quốc

Hôm thứ Sáu (15/6), Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã ví Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình không khác gì hệ thống triều cống thời nhà Minh – bành trướng lãnh thổ và ép buộc nhiều quốc gia khác thuần phục vương triều Đại Hán.

Trung Quốc với tham vọng bành trướng lãnh thổ. (Ảnh minh họa)

>>> Vì đâu mà âm mưu chính biến lần thứ 2 của Giang Trạch Dân thất bại?

>>> Sập “bẫy nợ”: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng trong 99 năm

Hôm thứ Sáu (15/6), phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên Naval War College – trường đào tạo sĩ quan hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã đề cập tới “kế hoạch dài hạn” của Trung Quốc trong việc viết lại trật tự thế giới hiện hành và ví Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình không khác gì hệ thống triều cống thời nhà Minh – bành trướng lãnh thổ và ép buộc nhiều quốc gia khác thuần phục vương triều Đại Hán.

Trung Quốc của Tập Cận Bình đã công khai tham vọng thay thế vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ vào năm 2050.

Triều nhà Minh dường như là hình mẫu của họ, yêu cầu các quốc gia khác trở thành quốc gia phụ thuộc, quỳ gối trước Bắc Kinh”, Bộ trưởng James Mattis mở đầu bài phát biểu.

Được biết, Triều nhà Minh kéo dài từ năm 1368 tới năm 1644 là một giai đoạn mở rộng hải quân đầy tham vọng của Trung Quốc và cuối cùng sụp đổ trong tình trạng quá tải kinh tế và hủ bại đạo đức.

Theo trang history.com, Trung Quốc thời nhà Minh đã phát triển “các đội tàu tham vọng để mở rộng hệ thống triều cống Trung Quốc sang nhiều nước khác, gửi tàu chiến tới Ấn Độ, Vịnh Ba Tư và bờ biển phía đông của Châu Phi”.

Lúc ban đầu, nhà Minh thực hiện khá tốt với việc xuất khẩu lụa sang Châu Âu và chào đón sự hiện diện của người phương Tây tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động mở rộng đó cũng đã đem đến “vấn đề gánh nặng tài chính khổng lồ, điều đã dẫn tới sự suy thoái khốc liệt”.

Các chiến dịch quân sự cũng đã hút cạn ngân khố của Vương Triều nhà Minh” và vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Minh Tư Tông (tức Sùng Trinh Đế) đã tự tử vào năm 1642, theo trang history.com.

Tướng Mattis tiếp tục chỉ trích Trung Quốc vì “thông qua sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường khi thế giới đa dạng này có nhiều vành đai và nhiều con đường”.

Sáng kiến “Một Vành đại, Một Con đường” của Trung Quốc cung cấp cho các quốc gia đang phát triển nguồn tiền khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong một vài trường hợp nếu quốc gia nào không thể đáp ứng các điều khoản trả nợ cứng rắn của Trung Quốc, chế độ Bắc Kinh nắm luôn quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng đó, cảng biển tại Sri Lanka là ví dụ điển hình.

Tướng Mattis cũng tấn công Trung Quốc vì nước này “đang nỗ lực sao chép ra quốc tế mẫu hình độc đoán trong nước của họ, quân sự hóa các vùng biển đảo trên biển Đông, đồng thời, sử dụng kinh tế học ăn cướp để chất đống nợ lên các nước khác”.

Trung Quốc đã bắt tay vào việc xây dựng hải quân đầy tham vọng, và trong vài tháng gần đây, họ đã triển khai tên lửa trên các đảo nhân tạo ở biển Đông, bất chấp từng cam kết với Mỹ hồi 2015 rằng họ sẽ không làm điều đó.

Trung Quốc đã cải tạo các bãi đá, rạn san hô ngập nước thành các đảo nhân tạo và bắt đầu sử dụng những hòn đảo này để thiết lập các tiền đồn quân sự, bất chấp việc vùng biển đảo này nhiều quốc gia khác tại khu vực, trong đó có Việt Nam, cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La hồi đầu tháng này, Tướng Mattis cũng đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo trên biển Đông và cảnh báo họ sẽ gặp hậu quả nặng nề nếu không thay đổi cách hành xử.

Tháng trước, Tướng Mattis đã hủy lời mời Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới – Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2018), trong khi Mỹ đã mời Việt Nam tham gia tập trận với vai trò chính thức.

Bộ trưởng Mattis cũng thông báo rằng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị giám sát khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đang chuẩn bị được đổi tên thành “Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Hoa Kỳ” để phản ánh tầm quan trọng ngày càng cao của Ấn Độ Dương và đất nước Ấn Độ – nền dân chủ mà Mỹ coi là đối trọng với Trung Quốc.

Ấn Độ được Mỹ xem là một nền dân chủ đối trọng với Trung Quốc. (Ảnh minh họa: từ newsnumber.com)

Phát biểu tại Naval War College hôm thứ Sáu, Tướng Mattis nói thêm rằng ông không tìm cách đối đầu với Trung Quốc nhưng khẳng định chế độ Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà các quốc gia khác trong khu vực vẫn đang tuân theo.

Sau Thế chiến II, Thế hệ Vĩ đại nhất của chúng ta, phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng ta, đã xây dựng trật tự quốc tế mở này giúp đem lại sự thịnh vượng toàn cầu. Là không thực tế khi tin rằng Trung Quốc sẽ không tìm cách sao chép mẫu hình độc tài nội địa của họ ra những nơi khác khi mà họ đang bành trướng toàn cầu”, ông Mattis nói.

Tướng Mattis nhấn mạnh: “Trung Quốc đã hưởng lợi to lớn từ trật tự quốc tế mở hiện nay, nhưng họ đã không có tiếng nói trong việc tạo ra trật tự đó. Ngày nay, cách chúng ta hợp tác với Trung Quốc và cách Trung Quốc lựa chọn hợp tác bằng cách ra lệnh cho thế giới sẽ cung cấp lộ trình định hướng cho mối quan hệ tương lai của chúng ta”.

Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng mà Tổng thống Trump mới công bố đầu năm nay xác định rõ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ khi họ công khai mưu cầu thay thế Mỹ nắm vị trí siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050.

>>> Bước phát triển “đại nhảy vọt” của dự án Sky Net Trung Quốc

>>> Điều trần Quốc hội Mỹ: Đảng Cộng sản Trung Quốc còn hơn cả chủ nghĩa khủng bố

Theo trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x