Truyền thuyết về rồng trong thần thoại Slav

03/05/15, 17:57 Tri thức

Rồng là một sinh vật thần thoại xuất hiện trong các truyền thuyết Đông và Tây phương. Trong cả hai nền văn hóa này, hình ảnh loài rồng đều được miêu tả là một loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, huyền bí.

Cầu Rồng, một cầu đường bộ nằm ở Ljubljana, thủ đô của Slovenia (FromTheNorth / Flickr)

Rồng là một trong những sinh vật nổi tiếng nhất trong thần thoại cổ đại, nhiều nền văn hóa dân gian có sinh vật này. Ở các nước Đông Á, rồng được coi là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự may mắn. Chúng được cho là loài sinh vật tốt bụng, có sức mạnh hơn cả nước, mưa và lũ lụt. Ngược lại, ở Tây Âu, rồng được xem như là những sinh vật độc ác, là hiện thân của cái ác. Chủ đề phổ biến của nghệ thuật Tây Âu là St. George giết rồng. Một trong những con rồng ít được biết đến là zmaj, có thể được tìm thấy trong văn hóa dân gian Slav.

Ở một số quốc gia dùng ngôn ngữ Slav, rồng có thể được xem là tốt hoặc xấu tùy thuộc vào giới tính của chúng. Thí dụ, trong truyền thuyết Bulgari, rồng đực được cho là những người bảo vệ cây trồng, trong khi giống cái có xu hướng phá hủy thành quả lao động của con người. Trong các phần khác của thế giới Slav, rồng được xem như là một con quái vật xấu xa, tương tự như các nước Tây Âu. Ở Nga và Ukraine, một sinh vật giống như con rồng có tên là Zmey Gorynych, được xem như một con thú nguy hiểm với ba đầu có thể phun lửa.

‘Zmey Gorynych’ của Viktor Vasnetsov (Wikimedia Commons)

Tuy nhiên tại Serbia, rồng zmaj thường được coi như một sinh vật nhân từ, giống như những con rồng của Đông Á. Những sinh vật này được mô tả là có “cái đầu của một con cừu đực và cơ thể của một con rắn quyến rũ“. Những con rồng đó được cho là bảo vệ người dân khỏi Ala hoặc Azjada, một sinh vật đem đến thời tiết xấu và các cơn bão phá hủy mùa màng.

Tranh minh họa về một con rồng zmaj với cái đầu cừu và cơ thể rắn, trong “Những nàng tiên và rồng – Thần thoại Serbia” của Milenko Bodirogić. Ảnh nguồn: www.serbia.com.

Ngoài sức mạnh tuyệt vời và trí tuệ, rồng zmaj cũng được cho là có khả năng biến hóa thành các hình dạng khác nhau, trong đó có cả con người. Trong hình dạng này, chúng có thể theo đuổi một thú vui yêu thích của nó là phụ nữ. Một số zmaj được cho là quá mải mê trong hoạt động này tới mức chúng bỏ bê việc bảo vệ đất nông nghiệp. Nếu cây trồng bị thời tiết xấu phá hoại, dân làng sẽ tụ tập để đánh đuổi zmaj từ các ngôi nhà của phụ nữ địa phương. Ham muốn của zmaj với phụ nữ cũng là một chủ đề chính trong một câu chuyện dân gian Serbia gọi là “Phu nhân Tsarina Militza và con rồng Yastrebatz”.

“Rồng đỏ và người phụ nữ che phủ với ánh mặt trời” của William Blake (Wikimedia Commons)

Trong câu chuyện này, phu nhân Militza được cho là đã bị một zmaj từ Yastrebatz ghé thăm mỗi đêm trong năm. Khi chồng bà, người thống trị Serbia thế kỷ XIV là Sa hoàng Lazar nghe được việc này, ông bảo vợ mình hỏi xem zmaj có sợ ai ở bên cạnh Thiên Chúa không, hay có anh hùng nào trên trái đất vượt trội so với ông ta không? Rồng zmaj bị lừa nên đã tiết lộ rằng thực sự có một người mà ông ta e sợ, đó là Vook, bạo chúa Zmaj, sống ở một ngôi làng tên Koopinova tại đồng bằng Sirmia. Ngày hôm sau, Sa hoàng gửi thư cho bạo chúa Vook, người đã đến và giết chết zmaj của Yastrebatz.

Điều đó chỉ ra rằng bạo chúa Vook là nhân vật được xây dựng thực sự dựa trên một nhân vật lịch sử có thật là bạo chúa Vuk Brankovic, người sống trong nửa sau thế kỷ XV, và được cho là hậu duệ của một con rồng. Hình tượng của Vuk Brankovich như một anh hùng cho thấy cách lịch sử và truyền thuyết có thể được sáp nhập cho phù hợp với nhu cầu của người thống trị. Vuk không phải là người cai trị của Serbia duy nhất sử dụng truyền thuyết về zmaj để củng cố hình ảnh của mình. Có những người cai trị khác cũng cho rằng cha của họ thực sự là zmaj. Bao gồm con trai Sa hoàng Lazar và người kế nhiệm là Stefan Lazarevic, cũng như Stojan Čupić và Vasa Čarapić, hai nhân vật quan trọng của cuộc nổi dậy Serbia đầu tiên diễn ra vào đầu thế kỷ thứ 19.

Chân dung của Vuk Brankovic (Wikimedia Commons)

Cách đây vài năm, Siberia đã có kế hoạch tận dụng truyền thuyết rồng phong phú của quốc gia này, và biến nó thành một điểm du lịch thu hút du khách. Rất nhiều địa điểm, trong đó có lâu đài, pháo đài và nhà thờ nơi zmaj được cho là đã ghé thăm, sẽ được kết hợp vào một “dấu vết rồng” cho du khách. Ngày nay tại đất nước này xuất hiện một tuyến đường gọi là “những con đường của rồng đi qua Serbia”. Tuyến đường bắt đầu từ Fruska Gora ở phía bắc, đi qua thủ đô Belgrade và kết thúc tại pháo đài Markovo Kale ở phía nam. Nói cách khác, điều này có thể giúp bảo vệ các truyền thuyết của zmaj cho thế hệ tương lai, và cũng đóng góp cho ngành công nghiệp du lịch của Serbia.

Các điểm du lịch hiện nay kết hợp chặt chẽ với “truyền thuyết rồng”. Một con rồng ba đầu Slavic béo phì điển hình, Zmey Gorynych. (Wikimedia Commons)

Thiên Long, theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x