Tiểu thuyết ngoài đời thực: Một câu chuyện nhất định khiến bạn tin tận cùng của bế tắc là lối thoát

04/02/17, 14:38 Cuộc sống

Xinh đẹp, tài năng, là bác sĩ điều trị ở một đất nước có nền y học hàng đầu thế giới. Nhưng hồng nhan đa truân, cuộc đời của chị thăng trầm với nhiều biến cố tưởng chỉ có trong tiểu thuyết. Cuối cùng nhan sắc và sự nghiệp không giúp chị tránh khỏi bệnh tật, cô đơn và bế tắc…

Tuyệt vọng, lối thoát

Chơi vơi nơi đất Mỹ hào nhoáng và danh vọng, bắt đầu con đường tìm niềm tin và cách cứu mình khỏi bệnh tật mà chính mình là bác sĩ cũng bó tay, câu chuyện của chị thực sự khiến chúng ta tin rằng tận cùng của đổ vỡ, hay tuyệt vọng, vẫn có một con đường, một lối thoát, một cánh cửa… mở ra.

Tôi là người Việt định cư tại Mỹ, tốt nghiệp Đại học và trở thành một Bác sĩ Y khoa. Tôi đã sinh sống và làm việc mấy chục năm trên đất nước này. Tôi cũng ít về Việt Nam nên quê hương trong tâm trí tôi như một dải ký ức êm đềm.

Là con gái Hà Nội gốc, có nhan sắc, xuất thân trong gia đình thượng lưu khá giả. Bởi vậy tôi luôn là đối tượng theo đuổi của nhiều nam sinh trong trường.

Năm 20 tuổi tôi đã kết hôn, chồng làm trong ngành hàng không sống trong một gia đình giàu có. Tôi  sinh con trong lúc còn đi học Đại học. Cuộc sống như được phủ một mầu hồng với tôi, đứa con gái đầy kiêu sa chưa từng vất vả chứ đừng nói là thất bại, hay cay đắng…

Đổ vỡ đầu tiên là vết thương lòng khó hàn gắn, nó như lưỡi dao bén sắc cắt trái tim tôi tan thành từng mảnh. Anh đã chấp nhận phũ phàng chia lìa đôi ngả, anh theo cha mẹ định cư ở Canađa còn tôi ôm đứa con chưa đầy ba tuổi theo mẹ sang Mỹ. Nước mắt ngắn dài trong đau khổ tôi ra đi với tràn đầy oán hận trong tâm.

Sang Mỹ tôi hoàn thành nốt trương trình Đại học Y khoa mà tôi còn dang dở ở Việt Nam. Học xong tôi theo dự án do thống đốc tiểu bang Arkansas bảo trợ và có học bổng. Để tỏ lòng cảm ơn tôi tình nguyện ở lại làm việc cho tiểu bang và cống hiến trong hai năm sau đó. Tại đây tôi đã gặp người chồng thứ hai, anh ấy cũng là bác sĩ. Anh rất thương mến đứa con riêng của tôi, khi đó nó mới gần ba tuổi, nó gọi anh bằng ba và anh đã làm thủ tục nhận cháu làm con nuôi.

Đứa trẻ quá nhỏ để có thể phân biệt được đâu mới thực sự là cha đẻ của nó. Tình cảm quấn quýt hai cha con thật mặn mà, tôi như sống lại khi tìm được hạnh phúc. Tôi sinh đứa con thứ hai năm 1979, đến năm 1980 gia đình tôi chuyển về Thành phố Jacksonville thuộc tiểu bang Florida. Khi đứa con này chào đời chồng tôi bắt đầu có cái nhìn ghẻ lạnh và tình cảm ríu rít với đứa con nuôi không còn nữa. Đứa trẻ rất ngỡ ngàng và không hiểu tại sao ba không còn yêu thương mình. Tôi nhìn thấy sự tổn thương trong ánh mắt thơ dại của con, điều đó làm tim tôi tan vỡ… Dù tôi cố gắng hết lòng với hy vọng xoay chuyển được tình thế nhưng anh đã không thể chấp nhận đứa con riêng của tôi. Những tiếng chì chiết mắng mỏ nặng nhẹ của anh đối với con tôi ngày một nhiều hơn, nó như hạt muối sát vào ruột gan tôi khiến tôi đau đớn, day dứt khôn nguôi.

Xung đột trong gia đình nhỏ của tôi trở nên vô cùng căng thẳng. Những cuộc cãi vã xảy ra thường xuyên hơn, suy nghĩ tiêu cực triền miên. Tôi rơi vào trạng thái mệt mỏi và lo nghĩ nhiều rồi sinh ra chứng bệnh cao huyết áp khi tuổi còn rất trẻ. Là một bác sĩ tôi biết được tất cả điều ấy không tốt cho sức khỏe, nhưng tôi cũng không biết làm thế nào để có thể tĩnh tâm lại được. Cuối cùng chúng tôi ly hôn, tôi mang hai con rời khỏi tổ ấm với nỗi buồn tê tái trong lòng.

Thời điểm đó tôi làm việc tại Ty Y tế của tiểu bang, làm về Bác sĩ gia đình. Năm 1985 khi thế giới xuất hiện đại dịch HIV tôi chuyển sang khoa truyền nhiễm với mục đích nghiên cứu tiến triển của đại dịch AIDS, Mỹ dường như đi đầu về nghiên cứu và ngăn chặn đại dịch mang tính toàn cầu này. Các bệnh truyền nhiễm mà tôi nghiên cứu bao gồm cả Lao và các bệnh truyền nhiễm khác.

cy nghia
Tôi chuyển sang khoa truyền nhiễm và trở thành trưởng Khoa Lao và các bệnh tryền nhiễm của Thành phố Orlando thuộc tiểu bang Florida.

Tiếp cận nền văn hóa Mỹ về quan niệm nam nữ cũng như cuộc sống gia đình đối với người phương Tây là khác với văn hóa phương Đông. Người ta có thể kết hôn ngay sau khi chia tay với người chồng trước. Lúc ấy tôi mới 36 tuổi, tôi vẫn còn rất trẻ, xinh đẹp, giỏi giang, có vị trí trong xã hội. Năm 1985 tôi tái hôn với một người Việt làm trong ngành kinh doanh bất động sản. Chúng tôi chuyển từ thành phố Jacksonville sang thành phố Orlando thuộc tiểu bang Florida. Gia đình anh theo đạo Công Giáo còn nhà tôi thì có truyền thống gần 3 đời thờ phụng Đức Phật. Quan ải đầu tiên đối với nhà chồng là sự khác biệt tín ngưỡng, đôi khi cũng có lời qua tiếng lại vì hai đức tin khác nhau. Tôi khó hòa đồng được với gia đình chồng cộng với việc tôi quyết định không sinh thêm con nữa khiến anh không vui.

Sau lần đổ vỡ thứ hai tâm trí tôi luôn trong trạng thái phòng thủ, tôi cảm thấy mình là chỗ dựa vững chắc và duy nhất cho các con. Tôi không còn mấy lòng tin vào tình cảm mà người đàn ông khác dành cho con riêng của mình. Lần tái hôn này vì quá sợ hãi và lo lắng tôi quyết định không sinh thêm con nữa. Nhìn mớ bòng bong, con anh, con tôi, con chúng ta… mà trường hợp của tôi còn phúc tạp hơn thế, ý nghĩ sinh thêm con của tôi “hoảng hốt” bay đi như cơn gió… Nhưng tình cảnh éo le của tôi lại không đơn giản vì người chồng thứ ba của tôi lại chưa lập gia đình lần nào nên ước nguyện có một đứa con đối với anh rất quan trọng. Tôi đã không bước qua được cái bóng từ sự đổ vỡ sau khi sinh đứa con chung và đứa con riêng bị ghẻ lạnh. Tôi sợ hãi nếu điều ấy lại xảy ra nên cương quyết không sinh con.

Ở với nhau một thời gian, tôi phát hiện ra anh có tính trăng hoa. Cái vận số của tôi thật bi hài, có đến ba đời chồng mà nhìn về tương lai còn rất mịt mùng… Thật ra với văn hóa phương Tây điều ấy cũng không có gì to tát, nhưng tôi được hàm dưỡng từ văn hóa phương Đông, chính là sự thủy chung, là sự hy sinh cho người khác, là hình ảnh tảo tần nuôi con từ chính người mẹ ruột để lại trong tâm trí tôi tình yêu thương lớn lao ấy. Cuộc sống tinh thần của tôi trở nên luôn luôn căng thẳng và nặng trĩu. Tôi phải chịu đựng rất nhiều nỗi khổ tâm không biết chia sẻ cùng ai, tôi sợ mọi người chê cười, sợ mất mặt với thiên hạ… Dù có chua xót trong lòng nhưng rồi cũng đành phó mặc. Rồi thời gian trôi đi, sống với nhau cũng ngót nghét 15 năm, nghĩa tình vợ chồng cũng đủ lớn để tôi nhắm mắt làm ngơ tất cả.

Giữa đất khách quê người mẹ luôn là niềm an ủi là chỗ dựa tinh thần. Ngày mẹ mất như một cút sét dáng xuống làm tôi quỵ ngã. Tôi rất thương bà, bố tôi mất năm mẹ tôi mới 31 tuổi. Mẹ không đi bước nữa ở vậy nuôi năm chị em tôi lớn khôn. Khi có con tôi thấm thía nỗi vất vả cực nhọc sớm hôm mẹ lo toan chăm bẵm từng đứa, tôi lại là người con lớn nhất. Mẹ mới 60 tuổi còn rất trẻ, phải chịu bao thiệt thòi, thứ hạnh phúc giản đơn nhất tuổi già quây quần bên con cháu còn chưa được hưởng.

4

Nỗi cô đơn trống trải trong tim mỗi ngày một lớn hơn, cảm nhận sự vô thường của cuộc sống vơi đầy. Tôi đi tìm sự giải thoát, tìm chỗ dựa vào tâm linh, tìm kiếm một bến đỗ bình yên trong tâm hồn. Tôi đến cửa Phật, vào các chùa để nghe giảng đạo rất đều đặn và chăm chỉ, thậm trí tham gia cả Thọ Bát Quan Trai, bỏ tiền ra đi các nơi để cầu đạo

Năm năm sau khi mẹ mất cuộc hôn nhân thứ ba của tôi cũng tan vỡ. Đó là năm 1995, tôi lại dắt hai con bước ra khỏi tổ ấm thứ ba với một tâm thái không cảm xúc, không oán hận, không tiếc nuối…

Tôi phát hiện ra rằng nơi bám víu duy nhất giúp tinh thần tôi có thể tĩnh lại được cũng dần nhuốm Hỷ – Nộ – Ái – Ố chẳng khác chi đời thường. Lúc ấy tinh thần tôi thực sự suy sụp, bề mặt là một lãnh đạo tôi vẫn luôn phải tươi cười nhưng trong tâm luôn bất ổn, mệt mỏi… Con người tôi vô tình trở thành sống hai mặt, ngoài tươi trong héo. Tôi đâu có ngờ, xinh đẹp, tài giỏi, có vị trí trong xã hội quốc tế, mà tôi phải ngậm ngùi cay đắng, muốn hỏi cả trời xanh, “Ý nghĩa của cuộc đời rốt cuộc là gì? và hạnh phúc ở đâu? Tôi có 3 người chồng mà rốt cuộc tại sao phải cô đơn. Tôi là bác sĩ tại sao không thể chữa bệnh cho mình? Cuộc đời sao nhiều nghịch lý mà tôi không sao tìm được lời giải.

Tôi là người yêu mến văn hóa cổ, nhất là văn hóa cổ Trung hoa được lưu giữ lại qua các kinh thư… các hình thức nghệ thuật thuần thiện, không phải là thứ văn hóa đã biến dị giả dối lan rộng hôm nay. Ấy là văn hóa cổ tín ngưỡng Thần Phật, văn hóa tâm linh hàm dưỡng đạo đức con người. Khi đó tôi đọc được mẩu quảng cáo về đoàn nghệ thuật nổi tiếng Shen Yun đang biểu diễn tại thành phố Jacksonville thuộc tiểu bang Florida. Tôi cực kỳ rất ấn tượng và xúc động khi xem đoạn video quảng cáo các tiếp mục biểu diễn, đích thực là nghệ thuật đỉnh cao chân chính.

Tôi cùng với vợ chồng một đồng nghiệp nữa lập tức đặt vé đi xem. Tôi choáng ngợp trước những vũ đạo tuyệt đẹp, ánh sáng và dàn nhạc sống của họ là một sự phối hợp hoàn hảo không tỳ vết. Lúc này tôi mới phát hiện ra, ở Mỹ, đoàn nghệ thuật mang đẳng cấp quốc tế này rất nổi tiếng, rất uy tín, các show diễn của họ luôn hết vé và phải đặt trước. Cảm giác đọng lại sau khi xem xong là một dư vị hết sức thần thánh, tâm hồn như tĩnh lại. Họ mang đến cho khán giả một trường năng lượng thuần chính rất mạnh mẽ. Tôi khám phá ra đó là lý do vì sao họ luôn hết vé, khán giả sẽ được gì đó để mang về, một dư âm và nhiều cung bậc cảm xúc sẽ còn trường tồn trong tâm trí của người xem. Tôi thấy các cảnh diễn rất đẹp, thanh thoát bay bổng nó khiến tôi rất xúc động, rằng suất diễn này thật đáng để xem, thấy trong tâm rất nhẹ nhõm và bình yên.

Trong tôi cảm thụ được sự tĩnh tại của miền đất tịnh độ, tôi lại đặt tâm đi tìm bến đỗ bình yên cho tâm hồn, đi tìm một đức tin nào đó đủ “trong sạch” để thuyết phục được tôi. Thời điểm đó đã gần bảy năm (từ 2003 đến 2010) tôi không còn đến chùa nữa vì tôi phát hiện rằng trong chùa bây giờ cũng không thuần tịnh, nó khiến tôi ngày một mất niềm tin.

c1

Duyên phận đến được với Đại Pháp cũng rất long đong. Thần Phật cũng muốn thử xem tôi có thực sự mong muốn cầu chính Pháp hay không? Tôi đã phải bỏ ra khá nhều công sức bay đi bay lại giữa nơi tôi ở là thành phố Orlando tiểu bang Florida đến thành phố Houston tiểu bang Texas, nơi bác sĩ Quỳnh Giao một đồng sự của tôi sinh sống. Cô ấy thật may mắn đắc được Đại Pháp trước tôi, được hồng ân của Phật Pháp soi sáng.

Cô ấy nói đọc cuốn Thiên Pháp: Chuyển Pháp Luân không dễ, để hiểu được một tầng nội hàm trong tầng tầng nội hàm của cuốn sách không phụ thuộc vào tri thức của nhân loại. Phật Pháp sẽ triển hiện khi bạn nghiêm túc đối đãi với vấn đề tu luyện. Tôi không tin điều Giao nói, là người tiếp xúc nhiều với nghiên cứu khoa học những gì thuộc về thần bí quá tôi cũng chưa tin. Việc đọc và hiểu một cuốn sách có gì quá khó đâu, tôi không tin Giao hiểu được còn tôi thì không.

Tôi đáp chuyến bay sớm nhất đến nhà Quỳnh Giao để lấy sách và học các bài công Pháp. Về nhà được một tuần tôi quên mất các động tác, lại đáp chuyến bay đi để học. Tôi cứ bay đi bay lại như vậy để học bằng được các bài công pháp. Khi đọc sách tôi bị vướng vào cảm giác buồn ngủ phi thường và chẳng hiểu gì, nó khiến tôi không thể đọc tiếp được, tôi chán nản để nó vào một góc. Cái tự tin ban đầu tan như mây khói, quả thực lúc này tôi mới thấy lời Giao nói là đúng, đọc được cuốn sách này không dễ, nó không thuộc vào sự hiểu biết và tri thức mà bạn đã được học trong thế giới này.

c2

Những nội hàm từ trong sách đã lý giải cho tôi rất rõ ràng những sóng gió mà cuộc đời tôi vấp phải. Sau khi vỡ ra được tại sao lại thế, từng “cái” oán hận, cay đắng đã cắm sâu gốc rễ trong tâm được phơi ra, rũ bỏ, từng góc, từng góc một… Tôi như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài, thế giới quan trong tôi đã hoàn toàn thay đổi: Bao dung, vị tha, và không còn nhiều chấp ngã, hận thù những người làm tổn thương tôi… Khi tâm tôi trở nên thanh tịnh thì mọi khổ đau sẽ lùi bước. Lần tịnh hóa tinh thần này của tôi thật mỹ diệu, giờ đây tôi hạnh phúc mỗi ngày. Khi tôi kể lại câu chuyện này nó như một dĩ vãng xa xôi.

Tôi đã thực sự tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống, trái tim tổn thương của tôi sau hàng chục năm đau khổ đã trở lại nhịp đập bình thường. Những oán hận, những sợ hãi, những cảm giác vô thường của ngày xưa nay đã không thể chạm đến tôi được nữa… Tôi tràn đầy năng lượng, trẻ ra, vui vẻ, thân thiện… cảm giác vô bệnh đúng nghĩa, từ thân thể cho đến nội tâm thật mỹ diệu.

Có một sự kiện xảy ra khiến tôi rất chấn động trong tâm. Dùng khoa học, y học lý giải thế nào cũng không thể thuyết phục. Ấy là khi tôi tu luyện được sáu tháng, năm đó tôi đã 59 tuổi, ở cái tuổi xế chiều kinh nguyệt đã hết từ lâu vậy mà tôi đã có kinh nguyệt trở lại. Đúng như trong sách đã nói, một ít thôi đủ để luyện mệnh. Những gì trong cuốn Chuyển Pháp Luân giảng đang từng bước triển hiện cho tôi thấy huyền năng kỳ diệu của Phật Pháp, nó vượt xa khoa học thực chứng của nhân loại ngày nay.

Tôi tìm được điểm luyện công gần nơi tôi ở, tham gia luyện công chung, học Pháp chung cùng các đồng tu để học hỏi cách nhận ra những nhân tâm không tốt và hành vi chưa chính trong cuộc sống hàng ngày, vì tu là xả bỏ, là vị tha, là bao dung, là buông đi chấp ngã…

Chân Thiện Nhẫn

Trước kia khi còn đi làm tôi là trưởng khoa lây nhiễm của bệnh viện, dưới tôi có nhiều nhân viên, có một đồng nghiệp nam người Mỹ là tiến sĩ chuyên khoa tâm lý chứ không phải bác sĩ Y khoa. Tuy nhiên vì tư lợi vị ấy luôn nhận với bệnh nhân mình là bác sĩ Y khoa để khám và kê đơn thuốc. Điều đó làm tôi rất khó chịu trong tâm, cũng đã từng gọi ông ấy vào phòng riêng để chỉ trích và yêu cầu không được làm như thế, ở Mỹ điều đó là phạm pháp. Hành vi đó của tôi xuất phát từ bảo vệ bản thân chứ không phải nghĩ cho người bệnh, là cảm giác vị tư rất rõ ràng. Tôi sợ bị kiện, bị mất việc, bị vào tù… nếu có sự cố xảy ra. Tôi đã không từ bi chỉ ra sai sót cho ông ấy mà hoàn toàn dùng quyền lực của mình để áp đặt.

Sau này khi đắc Pháp rồi tôi bắt đầu dùng Thiện niệm để hóa giải sự xung đột này. Có một lần bệnh nhân lớn tuổi bị lao phổi nặng cần phải điều trị thuốc dài hạn. Tác dụng phụ của thuốc đã làm cho bà ấy bị đau bụng và loét dạ dày. Người con trai của bà ấy đã đến bệnh viện đòi kiện trường hợp đó ra tòa. Vị bác sĩ tâm lý đã thách thức người con đó khiến sự việc trở nên rất tồi tệ. Khi tôi đến bệnh viện tôi hoàn toàn bị động với tình huống này. Thật may mắn khi đó tôi đã trở thành người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có Pháp trong tâm. Tôi đã rất bình tĩnh đón nhận sự nổi giận của người nhà bệnh nhân, lắng nghe, từ bi, nhẫn nhịn để nhận lỗi và hóa giải sự căng thẳng đó.

Bệnh nhân vẫn được điều trị theo phác đồ rồi khỏi bệnh. Khi họ ra viện tôi đã nhận được lời cảm ơn chân thành từ họ. Thật sự nếu không có Pháp trong tâm có thể tôi đã hành xử khác, hậu quả cũng sẽ khác…

Dựa theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn áp dụng trong va chạm công việc hoặc chăm sóc bệnh nhân tôi đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và cảm ơn từ họ. Trong gia đình tôi cũng thay đổi khá nhiều, không còn mâu thuẫn khoảng cách giữa hai thế hệ mẹ con trong nhà. Tôi nhẫn nhịn khi có xung đột nên mọi hoàn cảnh đều được cải biến. Các con tôi cũng gần gũi với mẹ hơn, gia đình trở nên rất hòa thuận và yêu thương nhau.

BeFunky 1Collage
(Chùm ảnh: Bác sĩ Nguyễn Minh Vân)

Từ tận sâu trong tâm khảm mình, tôi thành tâm mong cho tất cả mọi người đều có thể được đắm mình trong ánh sáng Phật Pháp, trải nghiệm sự thăng hoa của đạo đức và trí tuệ khi thực thành đạo lý Chân Thiện Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp chân chính, là môn tu luyện thượng thừa của Phật gia vô cùng thuần tịnh và trong sáng. Tôi kể ra câu chuyện của mình như một lời cảm tạ tự đáy lòng về món quà của định mệnh đã cứu vớt tôi vào giây phút khốn khó nhất của cuộc đời, và cho tôi một trải nghiệm về cuộc sống tràn ngập niềm vui, an lành, tự tại…

Orlando – Tiểu bang Florida – USA

Ngày 30 tháng 12 năm 2016

BS: Nguyễn Minh Vân

Số ĐT: +14078109014

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x