Tại sao các dịch vụ trên Internet “miễn phí” mà vẫn có doanh thu?

08/09/17, 09:52 Kinh tế

Hầu hết mọi người đều sử dụng các dịch vụ miễn phí trên internet, trong đó có nhiều người nghĩ rằng chúng là “những bữa trưa miễn phí” nhưng thực chất lại có phí. Dưới đây là cách mà các công ty như Facebook, Google thu được doanh thu nhờ hoạt động của người dùng.

Thông điệp của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, với trung bình người dùng dành 50 phút/ngày để truy cập – Facebook gửi đến các thành viên của trang là: “Hoàn toàn miễn phí và sẽ luôn luôn như vậy”. Nhưng trên thực tế lại không hẳn vậy.

Facebook cũng chỉ là một trong những dịch vụ miễn phí trên Internet đang thịnh hành, chẳng hạn YouTube có lượt xem khoảng 1 tỷ giờ mỗi ngày.

Dường như đó là “những bữa trưa miễn phí” nhưng thực chất lại là có phí. Vấn đề nằm ở chỗ tính toán chi phi đó như thế nào. Bởi vì người dùng không trả tiền trực tiếp cho các dịch vụ số bằng tiền mặt, ngoài chi phí kết nối internet, các nhà kinh tế học không thể nhìn nhận chi phí người dùng theo cách thông thường đối với những giao dịch này. Kinh tế học về miễn phí là một chủ đề khác biệt.

Không giống các doanh nghiệp thông thường, các công ty như Facebook và Google để người dùng tự tạo ra giá trị cho họ.

Thông tin và hình ảnh được đăng tải lên các tài khoản mạng xã hội cá nhân sẽ thu hút người khác vào trang web. Hoạt động kiếm tiền trực tuyến, các click chuột lựa chọn và lượt “thích” của người dùng “dạy cho các thuật toán” biết được người dùng muốn sản phẩm gì.

Sự phổ biến như ngày nay của các dịch vụ miễn phí một phần xuất phát từ giai đoạn khởi điểm của cuộc cách mạng Internet.

Trong thời kỳ đầu của Internet, người dùng dần trở nên quen với việc được sử dụng dịch vụ mà không mất gì cả. Họ không có một chút hình dung rằng các dữ liệu về họ đáng giá như thế nào. Ngoài ra, các công ty kỹ thuật số có khả năng tiếp cận dữ liệu hàng tỷ người, dữ liệu của một người dùng cá nhân cũng không đáng là bao. Về cơ bản là sự khan hiếm dữ liệu không phải là một hạn chế trong thế giới số so với trong đời thực.

Thật vậy, dữ liệu không hề thiếu và có thể truyền đi với giá siêu rẻ. Vào năm 1993, một công ty tin học là MCI Mail (Mỹ) đã tính phí 50 xu cho mỗi 500 ký tự đầu tiên của tin nhắn kỹ thuật số, và tăng thêm 10 xu cho mỗi 500 từ tiếp theo. Cách mạng Internet đã hạ mức giá này xuống bằng 0.

Trên thực tế, người dùng có thể không phải trả chi phí gì (ngoại trừ một số nội dung liên quan đến bản quyền của người sở hữu), nhưng các công ty như Google và Facebook có chi phí cố định trang trải cho các kỹ sư, trung tâm dữ liệu,… Để có tiền, họ lấy doanh thu người dùng một cách gián tiếp, bằng cách đưa các tin quảng cáo phù hợp vào ngay trước màn hình người dùng và thu phí đối với các công ty thuê đặt quảng cáo đó.

Đây là cách mà các dịch vụ miễn phí trên internet thu được doanh thu nhờ hoạt động của người dùng.

Góc khuất của nền kinh tế “miễn phí”

Trong quý II năm 2017, Facebook đã thu được trung bình 4,65 USD trên mỗi người dùng bằng cách chèn các banner quảng cáo hay quảng bá thu phí từ những người đăng bài có nhu cầu. Số tiền này lớn hơn rất nhiều so với khoản doanh thu 8 xu từ các dịch vụ trực tiếp của Facebook, chủ yếu là mua hàng trong game.

Điều này nghe có vẻ là một thỏa thuận tuyệt vời cho người dùng, nhưng nó cũng có vấn đề. Chẳng hạn về thuế.

Theo luật, các công ty không được phép trốn thuế bằng cách bán các dịch vụ có doanh thu phi tiền tệ, vậy tại sao người dùng không phải đóng thuế nếu họ được trả tiền cho dữ liệu của họ dưới hình thức được sử dụng dịch vụ miễn phí?

Các nhà thống kê cũng đang gặp phải khó khăn trong một thế giới đang vượt qua thời kỳ định giá, trong khi GDP vẫn được thống kê bằng các giao dịch theo giá thị trường.

Một nghiên cứu gần đây của Leonard Nakamura thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia (Mỹ) và Jon Samuels cùng Rachel Soloveichik thuộc Cục Phân tích Kinh tế (Mỹ) đã sử dụng số tiền chi cho việc quảng cáo để ước tính doanh thu chưa được tính, kết quả tính toán cho biết GDP của Mỹ vào năm 2013 nên cao hơn 19 tỷ USD so với con số được công bố.

Các nhà vận động cho quyền riêng tư cũng tỏ ra lo lắng.

Người tiêu dùng có khuynh hướng ưa thích lựa chọn các dịch vụ “miễn phí” hơn là các dịch vụ có giá chỉ nhỉnh hơn 0 một chút.

Khi Amazon lần đầu tiên cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí ở các nước châu Âu, số lượng đơn đặt hàng đã tăng lên nhanh chóng – ngoại từ Pháp, do bị nhầm lẫn mà tính thêm phí vận chuyển khoảng 10 xu.

Mối băn khoăn của các nhà hoạt động là nhãn “miễn phí” thúc đẩy những quyết định thiếu sáng suốt của người dùng, ví dụ làm cho người ta sẵn sàng tiết lộ về bản thân nhiều hơn so với trao đổi thông thường.

Các nhà nghiên cứu nói về “nghịch lý riêng tư”: khi được hỏi, mọi người đều cho rằng họ quan tâm nhiều hơn về sự riêng tư cá nhân trong khi hành động trên thực tế của họ lại không theo chiều hướng đó. Đặc biệt đối với các dịch vụ trực tuyến, người dùng sẵn sàng tiết lộ các thông tin cá nhân để được sử dụng dịch vụ miễn phí.

Nền kinh tế miễn phí cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý cạnh tranh.

Quyền lực thị trường quá lớn gây ra một vấn đề là người (công ty đó) sở hữu khả năng tăng giá cao hơn mức giá sẽ được áp dụng trong một thị trường cạnh tranh. Có thể coi các sản phẩn của Apple là một ví dụ.

Trong khi các công ty cung cấp dịch vụ trên internet đều miễn phí, và các lựa chọn khác chỉ trong một cú nhấp chuột, các công ty như Google dường như hoạt động trong một môi trường cạnh tranh cắt cổ?

Nhưng thật ngây thơ khi nghĩ như vậy. Người dùng internet bị giam cầm nhiều hơn ở một dịch vụ mặc dù chi phí chuyển đổi sang dịch vụ khác có thể bằng 0 hoặc rất nhỏ. Ví dụ, Google chiếm một thị phần tìm kiếm trên 90% ở hầu hết các quốc gia EU, nơi mà các cơ quan chống độc quyền đã phạt họ 2,7 tỷ USD vì đã thúc đẩy một sản phẩm so sánh giá cả của họ so với đối thủ cạnh tranh.

Các dịch vụ được cung cấp một cách miễn phí, nhưng những nhà chống độc quyền ra phán quyết rằng sức mạnh thị trường của Google đã làm giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Trong trường hợp không thể tính được giá cả, sự thiếu cạnh tranh sẽ xuất hiện theo những cách khác nhau. Chẳng hạn nhà cung cấp sẽ đòi hỏi nhiều thông tin từ người dùng hơn là người dùng muốn đưa ra, hoặc làm người dùng tức giận bằng cách nhồi nhét vào màn hình của họ rất nhiều quảng cáo.

Không có bữa trưa miễn phí

Có ý kiến nêu ra về việc liệu kinh tế học miễn phí có cần phải khắc phục các hạn chế này không, và nếu có, thì bằng cách nào?

Trong cuốn sách “Ai sở hữu tương lai?”, Jaron Lanier gợi ý rằng các khoản thanh toán nhỏ có thể sửa được rất nhiều vấn đền của nền kinh tế miễn phí.

Nếu các công ty trả tiền cho người sử dùng internet để có dữ liệu hữu ích từ họ, thay vì thu hồi đống hổ lốn người dùng để lại sau khi họ sử dụng các dịch vụ trực tuyến, thì số tiền đó có thể thúc đẩy người ta tiến tới hoạt động trực tuyến hiệu quả hơn.

Những người khác vận động quy định chặt chẽ hơn, yêu cầu người tiêu dùng có lựa chọn được trả tiền cho một phiên bản của nền tảng phương tiện truyền thông xã hội của họ để không phải xem quảng cáo. Google đang thử nghiệm tính năng này trên một trang gọi là Youtube Red, phiên bản trả phí để không phải xem quảng cáo của Youtube. Tuy nhiên, trước mắt không có phương án nào có vẻ sắp được áp dụng rộng rãi, và mỗi phương án đều có những vấn đề riêng. Nhưng cả hai sẽ ít nhất buộc mọi người bắt đầu tính chi phí cho những bữa trưa miễn phí đó.

Theo trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x