Phỏng đoán ứng phó của Bắc Kinh với biểu tình Hồng Kông

02/10/14, 16:30 Thế giới

Các cuộc biểu tình đường phố diễn ra rầm rộ tại Hồng Kông từ cuối tuần trước đã gây thế tiến thoái lưỡng nan cho giới lãnh đạo Trung Quốc.

Thủ lĩnh biểu tình Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) và các sinh viên bãi khóa nhằm yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách bầu cử đầu tiên của Hồng Kông vào năm 2017.

Trung Quốc gọi cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông là “bất hợp pháp”, bên cạnh đó đặc khu trưởng Lương Chấn Anh liên tục lặp lại, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không thay đổi quyết định tuyển ứng viên theo hướng chọn người ủng hộ Bắc Kinh cho cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 2017.

Mục đích của người biểu tình là thay đổi chính sách này của Trung Quốc, với lý do quyền biểu quyết sẽ là vô nghĩa nếu các ứng viên đã được Bắc Kinh tuyển lựa.

Giới phân tích nhận định, tình thế hiện giờ cho thấy hai bên khó mà đạt được một thỏa hiệp chung để giải quyết mâu thuẫn.

“Tập Cận Bình không muốn bị xem là bất lực trong việc quản lý tầng lớp sinh viên ở Hồng Kông”, giáo sư trường ĐH Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông David Zweig cho biết khi đề cập đến Chủ tịch Trung Quốc.

CNN phân tích những giải pháp Bắc Kinh có thể sử dụng để xử lý biểu tình dân chủ như sau

Bắc Kinh đã giải thích ra sao?

Lãnh đạo Trung Quốc gần như im lặng trước sự kiện đang xảy ra ở Hồng Kông, thêm vào đó Chủ tịch Tập Cận Bình còn giao lại việc bày tỏ lập trường của Bắc Kinh cho các quan chức dưới quyền và cơ quan truyền thông nhà nước.

Tân Hoa Xã đưa tin, Bắc Kinh hoàn toàn tin tưởng vào khả năng xử lý cuộc biểu tình “chiếm lĩnh hành chính” (Occupy Central) mà họ cho là bất hợp pháp.

Quyết định cải cách bầu cử ra ngày 31/8 có tính pháp lý và bắt buộc mang tính “bất khả hoán đổi” đã chọc giận nhóm người biểu tình, phản đối  Bắc Kinh bảo lưu quyền phủ quyết ứng viên, Tân Hoa Xã thông tin tiếp.

“Tôi nghĩ phong trào ‘Occupy Central’ là phiên bản Hồng Kông của hoạt động chính trị trên đường phố và cách mạng màu từng thấy ở các nước khác. Phong trào này rất nguy hiểm. Dân chủ và nhà nước pháp quyền là những trụ cột để xây dựng nền kinh tế thịnh vượng và duy trì sự ổn định xã hội ở Hồng Kông. Tuy nhiên,  ‘Occupy Central’ đã công kích cả hai trụ cột này”, cựu Thứ trưởng Chen Zuo’er  phụ trách các vấn đề Hồng Kông và Ma Cau thuộc chính phủ Trung Quốc nói.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bắc Kinh có thể đi theo những hướng nào?

Tập Cận Bình được biết đến như một nhà lãnh đạo cứng rắn, từng sử dụng những thủ đoạn mạnh tay chống lại dân tộc thiểu số như người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và nhóm bất đồng chính kiến với Trung Quốc, trợ giảng Willy Lam tại ĐH Trung Quốc của Hồng Kông nói.

Trung Quốc cũng lo ngại những gì đang xảy ra ở Hồng Kông sẽ tạo nên hiệu ứng domino cho nhiều thành phố khác của Trung Quốc, đặc biệt là những vùng ven biển trù phú. “Thỏa hiệp với Hồng Kông sẽ khiến Tập Cận Bình rất mất thể diện”, Willy Lam nhận xét.

Victor Gao, Giám đốc Viện Quốc tế học thuộc Hiệp hội Quốc gia Trung Hoa, từng phiên dịch cho cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, nói rằng, những người biểu tình “thực sự ảo tưởng” nếu họ nghĩ chính quyền trung ương sẽ lùi bước.

Tuy nhiên, Zweig dự đoán, khả năng Bắc Kinh sẽ có hành động mang tính “có đi có lại” như cho phép nhiều ứng viên dân chủ tham gia bầu cử hay hứa hẹn tính dân chủ hơn cho cuộc bầu tiếp nữa vào năm 2022.

Trung Quốc chuẩn bị hy sinh lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh?

Người biểu tình Hồng Kông cũng từng được Bắc Kinh nhiều lần nhượng bộ.

Đặc khu trưởng đầu tiên của Hồng Kông là Đổng Kiến Hoa, một tài phiệt hàng hải, bị hạ bệ năm 2005 do gây bất mãn cho quần chúng.

Nhóm biểu tình đã yêu cầu Lương Chấn Anh nên hành động tương tự và theo Willy Lam, chẳng có gì là khó hiểu nếu chính quyền Bắc Kinh cho ông Lương Chấn Anh nghỉ việc.

“Tình thế hiện giờ rất khó xử, nhưng tôi nghĩ hai bên vẫn còn cơ hội thỏa hiệp nếu Bắc Kinh chọn cách ôn hòa hơn khi hi sinh ông Lương. Ông ấy hiện rất không được lòng dân”, trợ giảng Lam nói.

Những người biểu tình đối đầu với cảnh sát bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.

Tình huống xấu nhất?

Bắc Kinh có thể triển khai lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đàn áp các cuộc biểu tình trên đường phố Hồng Kông như một phương sách cuối cùng.

PLA có một đơn vị đồn trú tại Hồng Kông với khoảng 6.000 binh lính đã được đào tạo chống bạo động ở khu vực biên giới gần Thâm Quyến.

“Tôi không nghĩ họ sẽ sử dụng vũ khí sát thương, nhưng dù sao việc triển khai xe bọc thép trên đường phố cũng khiến những người biểu tình giải tán vì sợ. Đó sẽ là phương sách cuối cùng. Hình ảnh đoàn xe tăng diễu hành trên đường phố Hồng Kông sẽ gợi lên vụ thảm sát Thiên An Môn. Điều này sẽ vô cùng tồi tệ cho chính quyền Tập Cận Bình”.

 Thiên Hòa, Hồ Duyên – Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x