“Nước mắt của Phật” – Một cuốn sách, một bí mật, một nỗi đau…

24/11/15, 15:00 Sách hay, Tri thức

Tại vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật đã đi vào huyền thoại, bởi trong lịch sử, trước mỗi đại nạn xảy ra, người ta lại thấy đôi mắt tượng rơi lệ. Cũng vì thế mà, nước mắt của Phật nơi đây đã trở thành biểu tượng cho nỗi đau về thảm cảnh của con người.

(Ảnh: Shutterstock)

Nếu như Lạc Sơn Đại Phật từng chảy nước mắt khi đứng trước cái chết của 35 triệu người dân trong nạn đói lớn những năm 1959-1961; hay khi toàn bộ di sản từ 5000 năm văn minh Trung Hoa bị hủy hoại do cuộc Đại Cách mạng Văn hóa 1966-1976; và khi 650.000 dân thường thiệt mạng trong trận động đất ở Tứ Xuyên năm 1972; thì ngày nay, có lẽ tượng Phật sẽ lại thêm một lần nhỏ lệ bởi hàng chục ngàn người dân lương thiện vẫn đang bị giam giữ trong các ngục tù bí mật, cơ thể họ bị hủy hoại, và các bộ phận nội tạng bị đem đi cướp mổ giữa lúc họ vẫn còn đang sống.

Có một nữ nghệ sĩ muốn thông qua hình ảnh nước mắt của Phật để kể cho thế giới về một nỗi đau mà chính quyền Trung Quốc đã âm thầm giấu kín gần 20 năm qua. Đó là nghệ sĩ Wei Jane Chi với tác phẩm “Buddha’s Tears”.

Nghệ sĩ Wei Jane Chir (Ảnh: Wsworkshop.org)
Nghệ sĩ Wei Jane Chir (Ảnh: Wsworkshop.org)

Với 13 trang sách trên nền giấy in lụa, “Buddha’s Tears” kể về một tội ác kinh hoàng vẫn ngày ngày diễn ra tại Trung Quốc. Kể từ năm 1999 cho tới nay, ĐCSTQ vẫn không ngừng tay trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, những người tu luyện Phật Pháp, thực hành theo Chân Thiện Nhẫn. Điều đáng nói ở đây là, những người vô tội bị mổ cướp nội tạng, và nội tạng của họ trở thành món hàng thu lợi nhuận cho chính quyền, quan trọng hơn khi phần đông người dân trên thế giới vẫn im lặng trước tội ác này, mặc cho nước mắt Phật cứ rơi.

(Ảnh: Wsworkshop.org)
Nghệ  sĩ Wei Jane Chir với cuốn sách “Buddha’s Tears” (Ảnh: Wsworkshop, Flickr)

Trên trang bìa bằng giấy cứng là dòng chữ “Buddha’s Tears”, gần như vô hình giữa nền giấy màu xám bạc. Điều đó cũng giống như bí mật về nạn thu hoạch nội tạng đã được giấu kín suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, nếu nhìn nghiêng dưới một góc độ và trong điều kiện ánh sáng nhất định, các sợi màu cam và nâu dường như đang tan chảy vào làn nước biển xanh, để rồi người đọc sẽ ngỡ ngàng nhận ra dòng chữ vàng kim nổi bật giữa lòng đại dương.

Mở cuốn sách ra, bạn sẽ bắt gặp đôi mắt buồn của Đức Phật đang nhìn xuống, và bên dưới là cả một đại dương mênh mông. Dòng nước ảm đạm trải dài theo lịch sử: Từ khi Pháp Luân Công được phổ truyền vào năm 1992,  tới khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, và cho đến ngày hôm nay, khi tội ác vẫn còn tiếp diễn.

Những dòng chữ đầu tiên mở ra một câu chuyện: “Thầy từng nói rằng, đại dương là những giọt nước mắt của Phật. Tôi từng thầm hỏi Thầy, tại sao Đức Phật lại rơi lệ nhiều đến vậy?”

(Ảnh: Wsworkshop.org)
(Ảnh: Wsworkshop, Flickr)

Câu nói ấy bắt nguồn từ bài hát có tên “When sea water turns sweet” (Khi nào nước biển mới hóa ngọt ngào), trong đó có đoạn, “Tại sao nước biển lại có vị mặn? Bởi đó là hàng ngàn hàng ngàn giọt nước mắt xót xa cho những đắng cay và khổ đau của cõi người…”

Thông qua hình thức nghệ thuật, tác giả Wei Jane Chir đã kể cho người đọc câu chuyện về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp đẫm máu tại Trung Quốc. Trước khi người dân toàn thế giới có thể sáng suốt nhìn ra sự thật và phản đối cuộc bức hại bằng chính nghĩa, thì những nghệ sĩ như Wei Jane Chir muốn cất lên tiếng nói của mình.

“Những người mới nhìn thấy cuốn sách nghệ thuật của tôi có thể nghĩ rằng, tôi làm chính trị, nhưng không phải vậy. Tôi chỉ đang đấu tranh cho niềm tin của mình…”, Wei Jane Chir nói. “Tất cả chúng ta đều là con người, là một phần của thế giới này… Nếu có điều gì đó đang mục nát mà bạn không ngăn chặn nó, vậy điều đó sẽ ảnh hưởng tới tất cả chúng ta”.

Và như thế, “Buddha’s Tears” cũng đang thực hiện sứ mệnh của mình, đó là lên tiếng phơi bày tội ác, thức tỉnh lương tri con người, và gửi gắm hy vọng ngăn chặn tội ác ấy.

Một trang sách trong "Buddha's Tears" (Ảnh: Wsworkshop.org)
Một trang sách trong “Buddha’s Tears” (Ảnh: Wsworkshop.org)

Kết thúc cuốn sách là một biểu tượng đầy ám ảnh: Một Trung Quốc đang rỉ máu, và được nối liền bằng những sợi chỉ màu đen. Mỗi mũi khâu là tượng trưng cho sự hàn gắn, nhưng đồng thời cũng để lại cho người đọc một nỗi đau nhức nhối: Đó mãi mãi là vết sẹo, là nỗi thương lòng của một dân tộc đã có 5000 năm văn minh huy hoàng.

Video: Giết người cướp nội tạng – Quốc doanh bí mật của Trung Quốc

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x