Nước lọc rồi có cần đun sôi trước khi uống không?

15/01/18, 08:42 Tri thức

Hình ảnh chiếc ấm nhôm để đun nước đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Khoảng chục năm trở lại đây, các gia đình dần chuyển sang dùng máy lọc nước và uống trực tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này liệu có đảm bảo an toàn? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Kết quả hình ảnh cho Nước uống
Dùng máy lọc rồi có cần đun sôi nước nữa không? (Ảnh: Pinterest)

Nước có bị “thay đổi cấu trúc” sau khi đun sôi?

Nhiều người cho rằng nước đun sôi có thể bị thay đổi cấu trúc và mất đi lượng oxy hoà tan, cản trở vi sinh vật đường ruột phát triển.

Tuy nhiên, cấu trúc của phân tử nước là hợp chất hoá học của 1 nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hydro. Liên kết giữa các phân tử nước là liên kết yếu nên chúng chỉ “dính” với nhau trong một phần nhỏ của giây và sau đó lại tách ra để liên kết với phân tử nước khác.

Ở 100 độ C (nhiệt độ sôi), cấu trúc của phân tử nước không bị thay đổi mà chỉ thay đổi ở sự liên kết giữa phân tử này với phân tử khác.

Trong quá trình đun sôi, các phân tử nước (màu đỏ: oxygen, màu trắng: hydrogen) không thay đổi cấu trúc mà chỉ thay đổi về liên kết và bay hơi ra khỏi mặt chất lỏng.

Trên thực tế, đúng là khi đun sôi, khí oxy trong nước sẽ mất đi nhưng sau khi nguội, nồng độ oxy sẽ trở lại như ban đầu do sự khuếch tán của oxy là tự nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ.

Ý kiến cho rằng trong quá trình đun sôi, nước có thể mất đi một số khoáng chất hay các nguyên tố vi lượng, theo các nghiên cứu mới nhất, cũng không đúng.

Độ sôi và bay hơi của các nguyên tố vi lượng và khoáng chất vô cơ tồn tại trong nước như ion natri, canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm cao hơn rất nhiều lần độ sôi của nước. Do đó, khi nước sôi, các nguyên tố vi lượng này không bay hơi theo mà vẫn ở lại trong nước trong ấm.

Các chất hữu cơ như vitamin B3, vitamin C có thể bị phân hủy khi nước đun sôi nhưng các vitamin này không tồn tại đủ nhiều trong nước uống tự nhiên. Không nên nhầm lẫn giữa việc nấu ăn và việc đun nước uống.

Hơn thế nữa, nước không phải là nguồn cung cấp nguyên tố vi lượng chính cho cơ thể. Nguồn cung cấp vi lượng chính cho cơ thể là từ nguồn thức ăn đưa vào cơ thể hàng ngày.

Đơn giản nhất – hiệu quả nhất

Ở mức độ gia đình, đun sôi nước là biện pháp tiệt trùng hiệu quả và kinh tế nhất. (Ảnh: Amazon.de)

Nước chiếm từ 50%-75% trọng lượng cơ thể và rất quan trọng cho tất cả các quy trình sinh lý, sinh hoá và cân bằng nội môi.

Ở quy mô rộng, đun sôi khi xử lý nước được cho có hiệu quả tương đương và nhanh hơn nhiều so với các phương pháp khác như xử lý bằng Clo, tia UV, hay dùng dây bạc/đồng. Tuy nhiên, do tốn nhiên liệu nên phương pháp này không được ưu tiên khi xử lý diện rộng.

Ở mức độ hộ gia đình, theo WHO đun sôi nước là biện pháp tiệt trùng hiệu quả và kinh tế nhất so với tất cả các biện pháp khác, vì nó có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật gây mầm bệnh.

Như vậy, chất lượng nước uống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước. Ở các hộ gia đình sống tại thành phố, nguồn nước sinh hoạt và ăn uống trong gia đình hầu như đến từ nước máy do các công ty cấp nước cung cấp. Về mặt pháp lý, nhiệm vụ của công ty nước là phải đảm bảo được chất lượng nước cung cấp cho người sử dụng.

Theo quy định, các công ty nước phải thực hiện hoạt động nội kiểm để kiểm định chất lượng nước ít nhất 1 lần/ tuần. Hoạt động ngoại kiểm được thực hiện bởi các cơ sở đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước ít nhất 1 lần/ năm.

Các chỉ tiêu này bao gồm tính chất lý hoá như độ màu, mùi, độ cứng, pH, hàm lượng các hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ (nitrate, nitrit, sunphat) và các kim loại nặng như sắt, mangan, hàm lượng vi sinh vật như Coliform, E.Coli ,… và đều phải đạt mức dưới nồng độ an toàn tối đa với cơ thể người theo tiêu chuẩn của WHO.

Dùng máy lọc nước khỏi cần đun sôi có được không?

Không! Dù dùng máy lọc nước vẫn cần đun sôi nước trước khi sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn. Khả năng nhiễm khuẩn sau khi lọc vẫn có thể xảy ra do bộ phận lọc, nhất là màng lọc vẫn xảy ra vấn đề tích tụ cặn bẩn, chất ô nhiễm và không được vệ sinh hay bảo trì đúng cách.

Bộ lọc nước cũng cần phải thay định kỳ, bởi vì dùng càng lâu thì chức năng lọc càng kém hiệu quả. Và nhất là việc vệ sinh máy lọc cũng phải tiến hành vì sau thời gian, bản thân máy lọc cũng có thể tích tụ vi khuẩn và trong trường hợp này sẽ làm nước bẩn hơn cả trước khi lọc.

Ở một số trường hợp nguồn nước đã bị ô nhiễm chất hoá học khác như kim loại nặng, đun sôi nước không thể xử lý được. Ví dụ khảo sát của bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với UNICEF từ năm 1998 tới 2001 cho thấy một số nguồn nước ngầm ở Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng khá cao và arsen.

Trong trường hợp này, có thể sử dụng một số máy lọc theo công nghệ RO; khe hở của màng RO là 0,0001 μm trong khi kích thước của Asen là 0,00037 μm nên Asen sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nước. Do vậy cần biết nguồn nước sử dụng đã bị nhiễm gì trước khi lọc.

Sau khi xử lý nước, quá trình lưu trữ nước uống cũng cần đảm bảo vệ sinh. Nước đun sôi để nguội muốn để qua ngày cần được đựng trong bình kín, nơi lưu trữ hợp vệ sinh, tránh ánh sáng trực tiếp. Bình đựng nước phải đựơc vệ sinh thường xuyên và nên dùng bình thủy tinh thay bình nhựa, nếu dùng bình nhựa thì nên chọn chất liệu nhựa phù hợp.

Theo TTT

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x