Nhiều kí tự lạ, chữ Trung Quốc xuất hiện ở vịnh Hạ Long

16/09/15, 17:30 Chưa phân loại

Một số hang động nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, như Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt… hiện có khá nhiều chữ Trung Quốc được khắc, vẽ trong hang. Điều đáng nói là cơ quan quản lý vịnh Hạ Long lại không biết những chữ trên có từ bao giờ, nội dung gì…

Nhiều chữ được viết bằng mực hoặc sơn nhưng rất khó tẩy xóa do ở cao hoặc mực, sơn đã “chết” vào đá.

Tâm điểm hang Đầu Gỗ

Trong hệ thống hang động trên vịnh Hạ Long, thắng cảnh hang Đầu Gỗ là một trong những điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất. Người Hòn Gai đã lưu truyền câu ca dao: “Hòn Gai có núi Bài Thơ/Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên”. Hang Đầu Gỗ cũng được người Pháp tôn là “Động của các kỳ quan”.

Theo các nhà khoa học, hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa. Cấu trúc hang toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh…

Năm 1918, vua Khải Định nhân chuyến đi kinh lý đã ra vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ.

Điều ngạc nhiên là bên cạnh những vần thơ Hán Nôm của vua Khải Định được khắc trên bia đá dựng ngay trong hang Đầu Gỗ thì xuất hiện trên vách đá nhiều dòng chữ viết bằng sơn ngay vách hang mà hầu hết những nhân viên của Ban Quản lý vịnh Hạ Long đều không rõ về lai lịch và thậm chí nghĩa của những dòng chữ Trung Quốc.

Theo một chuyên gia nghiên cứu văn hóa, những dòng chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ có thể do công nhân Trung Quốc viết vào khoảng năm 1998, khi họ sang thực hiện dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong một số hang động trên vịnh Hạ Long.

Nhiều dòng chữ ở vị trí cực khó, như trên nóc hang cao chót vót, vách hang thẳng đứng. Có lẽ khi họ lắp thiết bị chiếu sáng ở những vị trí đó tiện tay viết luôn, chứ không ai rảnh rỗi hoặc có đủ khả năng trèo lên viết nếu không có máy móc, thiết bị hỗ trợ” – chuyên gia này phỏng đoán.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Hùng – nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long (giai đoạn 2002 – 2011) – những dòng chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ có trước thời điểm năm 1998.

Tôi không rõ những chữ đó có từ bao giờ, nhưng theo tôi được biết, từ thời điểm tôi sang làm Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long năm 2002, những chữ đó đã có từ rất lâu rồi” – ông Hùng cho biết.

Một lý giải xem ra có lý: Những chữ đó phần lớn do du khách thực hiện khi đến thăm vịnh Hạ Long trước năm 1994 – thời điểm vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thời điểm đó về trước, thuyền buồm, thuyền chài vẫn tự do đưa du khách ra thăm vịnh. Khách thích làm gì thì làm, ở bao lâu cũng được vì không ai quản lý. Những chữ ở trên cao, theo phỏng đoán, có thể do những du khách chuyên leo núi viết.

Không thể để di sản thiên nhiên thế giới bị bôi bẩn

Các chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ.

Theo các nhân viên quản lý hang, có những chữ khắc sâu vào trong đá, nhưng cũng có những chữ được viết bằng mực hoặc sơn, tuy nhiên rất khó tẩy xóa. Bà Phạm Thùy Dương – Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long – năm 2013, đơn vị này đã mời các chuyên gia của Viện Địa chất và Khoáng sản về giúp, nhưng vẫn không thể tìm được giải pháp hữu hiệu gì để tẩy những chữ đó, vì nhiều chữ khắc rất sâu, lại bôi màu lên.

Chúng tôi cùng các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát kỹ và thử một số giải pháp, trong đó có dùng một số chất hóa học để rửa nhưng không xóa được chữ. Không hiểu họ dùng chất gì để viết lên đá. Vừa rồi, chúng tôi mời chuyên gia địa chất của New Zealand giúp. Ông ấy có gửi một số phương pháp sang và đang thử nghiệm ở quy mô nhỏ nhưng có vẻ không hiệu quả” – bà Dương cho biết.

Một số ý kiến cho rằng, có thể dùng các biện pháp mạnh, như đục, khoan… để xóa chữ nhưng việc này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới mặt vách đá trong hang động. Bên cạnh việc tìm cách xóa các chữ viết, một số người dân cho rằng có thể đó là ”bùa yểm” của người Trung Quốc, nhưng cũng có người cho rằng đó chỉ là những chữ viết lưu lại khi một người tới địa điểm nào đó. Tuy nhiên, tất cả những điều này là phỏng đoán, hiện cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức những chữ trên là gì.

Chưa bàn đến việc những chữ viết kia có bí ẩn gì ở trong đó hay không, nhưng khó có thể chấp nhận sự tồn tại quá lâu của những dòng chữ đó ở một nơi di sản như vịnh Hạ Long.

Hòn đá trấn yểm đặt ở Đền Thượng

Trước đó, vào năm 2013, dư luận xôn xao khi phát hiện một phiến đá lạ đặt có chủ đích ngay tại đền thờ của Đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ.

Sau đó, ông Nguyễn Tiến Khôi – người quản lý trước đây ở Đền Hùng, và cũng là người hiểu rõ lai lịch phiến đá này giải thích, đó là một bùa để trấn lại “bùa yểm” của người Trung Quốc.

Cụ thể, vào hồi năm 2009, trong đợt tu sửa đền Hùng, các công nhân phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán, dịch nghĩa là ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).

Sau đó, viên gạch lạ được gửi cho ông Nguyễn Minh Thông (hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông) nghiên cứu, và có kết luận “do đạo sĩ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm. Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần đánh tan ba lần, đã cử đạo sĩ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng”, nguồn tin từ báo Dân Việt.

Trên hòn đá có nhiều kí tự cổ, họa tiết phức tạp.

Ông Thông đã được Ủy ban tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa ủy quyền cho tìm một bùa khác để trấn yểm lại. “Bùa trấn yểm” đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong đền Thượng trên.

Vào tháng 5/2013, phiến đá lạ đã được di dời đi, tuy nhiên, nhiều ý kiến của chuyên gia trong nước vẫn ái ngại hòn đá “vẫn còn linh” trong đền Hùng.

Theo báo Kiến Thức, thì việc “yểm bùa” ở Đền Hùng ngày nay cũng như “yểm bùa” ở sông Tô Lịch ngày xưa đều nhằm triệt hạ long mạch, ngưng trệ nguyên khí của đất nước, làm suy giảm đại linh, suy giảm linh khí của tổ tiên. Đất nước bị suy giảm địa linh và linh khí thì khó có thể sản sinh ra nhân kiệt được.

Ký tự lạ, chữ Trung Quốc cùng với lời đồn đoán bùa chú của người Trung Quốc thật hư thế nào chưa rõ. Tuy nhiên, việc sớm dẹp bỏ cũng làm yên lòng người dân và trả lại vẻ đẹp vốn có của kỳ quan thiên nhiên.

Theo laodong.com, daikynguyenvn.com

 

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x