“Kinh Dịch” giảng: Nhân sinh có ba điều không nên phạm, nếu không ắt sẽ gặp tai họa

19/03/19, 11:41 Cổ Học Tinh Hoa

“Kinh Dịch” giảng: Đức mỏng mà quyền cao, trí tuệ thấp kém mà nuôi nhiều tham vọng, năng lực nhỏ mà đảm nhiệm trọng trách, đều là không cân bằng, đều là mầm mống cho tai họa.

“Kinh Dịch” giảng: Nhân sinh có ba điều không nên phạm, nếu không ắt sẽ gặp tai họa
Nhân sinh có 3 điều nhất định phải ghi nhớ. (Ảnh qua lishiquwen)

1. Đức mỏng mà ngôi cao

Cổ nhân nói: “Đức không xứng với vị, tất sẽ gặp tai ương”. Nếu có một người nhân phẩm đức hạnh thấp nhưng thân phận lại cao quý, vậy thì tai ương sớm muộn cũng sẽ giáng xuống.

“Vị” chính là những đãi ngộ mà chúng ta được hưởng, câu này có nghĩa là đức hạnh của chúng ta không xứng với phúc báo mà ta đang hưởng. Nói cách khác, cũng giống như một chiếc bàn có thể chịu tải trọng được 10 phần sức nặng, nhưng nay chúng ta đặt lên nó tới 20 hay 50 phần sức nặng, thì hỏi chiếc bàn sao có thể chịu nổi đây? Gánh một sức nặng quá sức mình như vậy, nó sẽ lung lay, nó sẽ biến dạng, đây chính là dấu hiệu báo trước của việc sụp đổ.

Trong quyển “Tư Trị Thông Giám” có một câu chuyện: Tấn vương muốn lựa chọn một người con của mình để làm người thừa kế. Con trai Trí Dao thân phận cao quý, tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, dứt khoát cứng rắn, nói năng khéo léo, vua rất thích, nhưng Trí Dao lại không đủ phúc hậu.

Các đại thần nói nếu như người thừa kế là Trí Dao, tai ương nhất định sẽ giáng xuống đầu bọn họ, nhưng Tấn vương lại không nghe lời, cố chấp truyền chức vị của mình lại cho Trí Dao.

Tấn vương sau khi qua đời, Trí Dao lên nắm quyền, không nhân đức với nhân dân, khắc nghiệt với sĩ phu, chọc giận vua nước khác. Cuối cùng bị nước Hàn, Chiêu, Ngụy cùng nhau đánh bại, không chỉ bản thân bị giết, mà cả dòng họ tổ tông cũng diệt vong.

Tư Mã Quan từ câu chuyện của bọn họ mà đúc kết ra một đạo lý rằng: “Đức không xứng với vị, tất sẽ gặp tai ương”.

Trong “Kinh Dịch” có nói: “Hậu đức tái vật”. Nhân phẩm đạo đức của một người phải dày dặn, đầy đặn, như vậy mới có thể dung chứa được vạn vật. Một người nếu nhân phẩm không đủ, lại lên được địa vị cao quý, địa vị đó không những không thể ngồi chắc, mà còn đem tai ương đến cho bản thân.

2. Trí nhỏ mà mưu lớn

Trong “Thủy hử truyện”, Ngô Dụng sử dụng mưu lược cướp Sinh Thần Cương, trí lớn mà làm việc nhỏ thì quá dễ dàng. (Ảnh: Youtube)

Bạn muốn có được một thứ nào đó, thì nhất định phải có một trí tuệ phù hợp với nó. Trong “Thủy hử truyện”, Ngô Dụng sử dụng mưu lược cướp Sinh Thần Cương, trí lớn mà làm việc nhỏ thì quá dễ dàng. Sau này trở thành quân sư số một của Lương Sơn, đối với chuyện tiêu diệt quan binh cũng không có gì khó.

Nhưng đến khi tiếp nhận chiêu hàng, chinh phạt Phương Lạp thì chuyện này đã vượt quá ngoài phạm vị kế hoạch của ông. Hảo hán ở Lương Sơn dần dần lụi tàn, cuối cùng là diệt vong.

Lý Gia Thành có một nguyên tắc chuẩn mực, không đầu tư vào lĩnh vực mà bản thân thấy lạ lẫm. Nhiều người đều cảm thấy ông ấy bỏ qua rất nhiều cơ hội. Nhưng Lý Gia Thành lại không cảm thấy tiếc nuối.

Làm tốt những gì trong phạm vi và năng lực của bản thân, đã không phải là một chuyện dễ dàng, ấy thế mà đi phát triển một vị trí bản thân mình không hiểu, thì nguy hiểm còn cao hơn.

Người cao quý cũng phải hiểu rõ bản thân mình, nếu bản thân không hiểu vậy thì đừng giả vờ như hiểu, nếu không thể nắm chắc, vậy thì đừng miễn cưỡng thực hành. Trí tuệ phải hợp với mưu cầu, con người mới có thể bước đi vững chắc.

3. Sức nhỏ mà gánh trọng trách

Trang Tử từng kể qua một câu chuyện thế này: Tề Trang Công ra ngoài săn bắn, nhìn thấy một con châu chấu chặn trước xe, đang chuẩn bị nhấc chân lên cùng đọ sức với bánh xe ngựa.

Người lái xe nói: “Loại côn trùng này hay thật, không biết tự lượng sức mình mà đã bắt đầu phân tranh cao thấp với người khác”. Đây chính là câu chuyện “Châu chấu đá xe”, sau này người ta dùng để hình dung việc không biết lượng sức mình.

Có người thực lực bản thân vốn không cho phép nhưng vẫn cứ một mực bắt bản thân phải gồng lên, cuối cùng chỉ là tự chèn ép đôi vai mình.

Chuyện xưa có nói: “Tay bao nhiêu thì bưng bát cỡ đấy”. Tay nhỏ mà bưng bát to, không chỉ vất vả, mà còn dễ khiến nó rớt.

Phàm chuyện gì cũng phải tùy theo sức lực mà làm, có bao nhiêu kỹ năng thì có bấy nhiêu nguyện ước. Nếu năng lực không đủ, đừng ngại âm thầm tích trữ. Hành động hấp tấp chỉ càng nghiền nát bản thân hơn.

Cuộc đời này, thời gian trôi qua rất nhanh, đừng mơ mộng hảo huyền, cũng đừng mong đợi quá nhiều. Tốt nhất là bản thân nên làm những việc có thể làm, cuộc sống ung dung tự tại chính là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Tuệ Tâm, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x