Nhạc “drill” rap bị cho là kích động bạo lực ở Anh nhưng lại được xem như tự do ngôn luận tại Mỹ

06/12/18, 09:32 Thế giới

Nổi lên từ phía Nam Chicago, nhạc “drill” được biết đến với những ca từ đen tối và bạo lực, thường phản ánh thực tế khắc nghiệt của cuộc sống băng đảng. Thể loại nhạc “drill” ở Chicago dần len lỏi đến London và được cho là nguyên nhân gây ra một số vụ bạo lực. 

Một cảnh trong video âm nhạc có tên "No Hook." của nhóm nhạc "drill" rap 1011 trên YouTube. Video này bị buộc phải gỡ xuống theo yêu cầu của cảnh sát London
Một cảnh trong video âm nhạc có tên “No Hook.” của nhóm nhạc “drill” rap 1011 trên YouTube. Video này bị buộc phải gỡ xuống theo yêu cầu của cảnh sát London.

Giống như thể loại “grime” những năm 2000, “drill” rap đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong giới âm nhạc Anh, và cảnh sát London cho rằng các nhóm nhỏ hip-hop có liên quan đến sự gia tăng tội phạm bạo lực ở thủ đô London dạo gần đây.

Tại Anh, chính quyền đang cố gắng hạn chế phần nào thể loại nhạc “drill” mà họ tin rằng đang gây kích động bạo lực này.

Trong khi đó, ở Mỹ, nhạc “drill” lại có thể được xem là một hình thức tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ.

Khi những mối thù hận trên mạng lan tràn ra hiện thực

Một số vụ giết người ở Anh có liên quan đến các video nhạc “drill”.

Trong một vụ giết người hồi tháng 5 vừa qua, nhà sản xuất âm nhạc Dean Anthony Pascale-Modeste đang đi trên một con phố ở phía đông nam London thì bỗng bị những người đàn ông đi xe gắn máy bao quanh và đâm anh 14 nhát. Lúc đó, anh đang trên đường đến buổi thu âm với hai người đàn ông có liên quan đến một băng đảng có tên “Splash“.

Cả Splash và đối thủ của họ là băng đảng “B-side” đã có lời qua tiếng lại lăng mạ lẫn nhau trong các video “drill” rap được đăng tải trên YouTube.

Nhà sản xuất âm nhạc Dean Anthony Pascale-Modeste, 21 tuổi, bị đâm chết ở London vào cuối tháng 5 trong một vụ giết người có liên quan đến những video âm nhạc “drill” rap. (Ảnh qua Epoch Times)

Nhà sản xuất âm nhạc Dean Anthony Pascale-Modeste, 21 tuổi, đã bị đâm chết ở London vào tháng 5/2017 trong một vụ giết người mà cảnh sát cho rằng có liên quan đến các video “drill” rap. 

Những hành vi bạo lực như vậy đã khiến chính quyền bắt đầu ban hành và áp đặt nhiều hạn chế.

Kể từ tháng 7/2016, lực lượng cảnh sát Metropolitan của London đã yêu cầu Google xóa tổng cộng 98 video nhạc “drill” trên YouTube. Tính đến ngày 4/10/2018, họ mới chỉ gỡ xuống 61 video. Google đã từ chối 20 yêu cầu trong số đó và 17 yêu cầu đang chờ xử lý.

Đây có phải thể loại nhạc tán dương bạo lực?

Đây không phải trường hợp duy nhất mà cảnh sát London áp đặt hạn chế lên những thể loại phát ngôn như vậy.

Trong một cuộc điều tra kéo dài 2 năm, các cảnh sát địa phương đã theo dõi nhóm nhạc “drill” có tên “1011” ở phía Tây London, và cho biết họ tìm thấy bằng chứng cho thấy lời rap và các hoạt động trên mạng xã hội của nhóm này đang thúc đẩy những hành vi bạo lực.

Một số video của họ đề cập đến các vụ giết người, đâm chém ngoài đời thực, và chứa đựng đồ họa đáng sợ cùng cử chỉ tay súng mà chính quyền cho rằng đang nhằm kích động bạo lực trả đũa các đối thủ của họ là “12World”.

Nhóm này sở hữu nhiều video trực tuyến đạt hơn 15 triệu lượt xem. Cả năm thành viên của nhóm đều đã nhận tội với âm mưu vi phạm bạo lực vào tháng 6 sau khi cảnh sát phát hiện họ mang theo vũ khí bên người. Nhóm từng xuất hiện trên kênh truyền hình hip-hop DJ Tim Westwood của Anh vào tháng 10/2017.

Theo các tài liệu của tòa án, 1011 đã lên kế hoạch trả thù đối thủ của họ là 12World, những người đã quay lại những lời lẽ lăng mạ và đe dọa người bà của một thành viên 1011 trong một video “drill” rap vào đăng tải lên YouTube.

Ngoài thời gian thi hành án tù (từ 12 tháng đến 3,5 năm), các thành viên của 1011 còn phải chấp hành các lệnh của tòa án, được gọi là Lệnh Hành vi Hình sự (CBO), “ngăn không cho họ sản xuất âm nhạc nhằm tôn vinh bạo lực”.

Kevin Southworth – Cảnh sát trưởng đội điều tra cho biết trong một tuyên bố rằng âm nhạc đã được sử dụng để kích động bạo lực.

Jordan Bedeau, một thành viên của 1011, trong video nhạc “drill” mang tên “No Hook”. (Ảnh qua Epoch Times)
Jordan Bedeau, một thành viên của 1011, trong video nhạc “drill” mang tên “No Hook”. (Ảnh qua Epoch Times)

Southworth cho biết: “Nếu đây không phải là lần đầu tiên thì cũng là một trong những lần đầu chúng tôi thành công trong việc đạt được lệnh cấm hành vi tội phạm với những biện pháp chi tiết và cứng rắn nhằm hạn chế hành động của một băng nhóm tán tụng bạo lực thông qua âm nhạc mà họ tạo ra”.

Các lệnh cấm hành vi tội phạm này cấm những người này gặp gỡ nhau ngoài xã hội để sản xuất âm nhạc mà không có sự cho phép của cảnh sát trong ba năm tới. Họ cũng phải thông báo với cảnh sát trong vòng 24 giờ sau khi phát hành bất kỳ video âm nhạc chính thức nào.

Những hạn chế khác về video âm nhạc hoặc các buổi biểu diễn trực tiếp bao gồm: không được phép tham chiếu mã bưu điện, tên đường phố, băng nhóm nhất định, tên của các thành viên băng đảng bao gồm bút danh hoặc đề cập đến cái chết hoặc thương tích của họ.

Trong một vụ vào tháng 9, tám thành viên của một băng đảng khác ở Tây London đã được ban hành các lệnh cấm tương tự và bị kết án tổng cộng 15 năm 2 tháng, sau một cuộc tranh cãi khiến một trẻ vị thành niên bị thương tích nặng đe dọa tính mạng.

Theo lời viên cảnh sát điều tra Steve Renny trong một tuyên bố, một số lượng lệnh cấm hành vi tội phạm ngày càng tăng như thế này đang được áp dụng và được cấp phép.

Renny nói: “Chúng tôi không cố gắng ngăn chặn đam mê thể hiện nghệ thuật của giới trẻ, nhưng khi âm nhạc được sử dụng để khuyến khích các cuộc tấn công bạo lực, chúng tôi phải hành động, vì công chúng sẽ mong chờ chúng tôi làm như vậy”.

Phản ánh thực tế

Các rapper nhạc “drill” cho biết âm nhạc là một cách thức thể hiện thực tại cuộc sống của họ.

Thể loại nhạc “drill” nổ ra trên sân khấu quốc tế vào năm 2012 khi video của rapper Chief Keef người ở thành phố Chicago, Hoa Kỳ được đăng tải trên YouTube, và bản hit “I Don’t Like” của anh đã được Kanye West biến tấu lại.

Bài hát thô sơ được lặp đi lặp lại với nhịp beat nặng, đề cập đến cuộc sống băng đảng bao gồm vũ khí, thuốc cấm và tấn công lẫn nhau.

Những nhịp beat dần thâm nhập vào hip-hop, và một chuỗi các thể loại nhạc như thế này sớm trở nên phổ biến trong các khu ổ chuột ở phía nam London.

Branden Tatum, một phát thanh viên lớn lên ở phía Nam Chicago, cho biết: “Nhạc “drill” phổ biến thực chất bởi vì đây là một thể loại âm nhạc quá thô và thật, chứ nó không mang tính thương mại”.

Anh nói tiếp: “Nó khác với ‘gangsta rap’ của năm 2012. Họ chỉ nói lên những gì họ đã trải qua, nói lên sự thật rằng họ đã phải vật lộn với cuộc sống của mình như thế nào”.

Charlie Ransford, Giám đốc khoa học và chính sách tại Cure Violence, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu có trụ sở tại Chicago, nói rằng bản thân âm nhạc không phải là động lực thúc đẩy bạo lực.

Ông nói: “Âm nhạc không gây ra bạo lực, nói đúng hơn, nó mang đặc trưng của những người đã và đang sống trong bạo lực”.

Rapper người Anh Siddique Kamara, người đã bị xóa án tử hình hồi đầu 2018 trước khi anh bị đâm chết vào tháng 8, đã nói về mối liên hệ giữa nạn đâm chém ở London và nhạc “drill” vào tháng 6 trên Link Up TV.

Kamara, 23 tuổi, là thành viên của nhóm Moscow17, phát biểu: “Bạn thấy đấy, âm nhạc thật sự có ảnh hưởng đến những tội ác đang xảy ra ngay lúc này. Bạn phải đầu hàng thôi và hãy công nhận rằng nhạc “drill” thật sự đã gây ra ảnh hưởng”.

Anh nói thêm: “Nhưng tệ nạn chém giết nhau bằng dao và súng đã có từ lâu trước khi nhạc “drill” ra đời, vì vậy nếu bạn muốn nói về 10 hay 20 năm trước, mọi người vẫn bị tấn công bằng dao như bây giờ thôi”.

DJ người Anh Tim Westwood cũng đồng quan điểm với các thành viên ban nhạc Moscow17 trong bài đăng trên Twitter vừa được nhắc đến ở trên, bao gồm cả rapper người Anh Siddique Kamara (3L) – người bị đâm chết vào tháng 8 – và Rhyhiem Ainsworth Barton (R) – đã bị bắn chết hồi tháng 5.

Mọi chuyện đã đi quá giới hạn?

Trong các phiên tòa xét xử, các ca từ trong nhạc rap đã được sử dụng làm bằng chứng trong hàng trăm vụ án ở Mỹ, và xu hướng này đang gia tăng ở Anh. Nhưng các nhà chức trách Mỹ đã không tiến hành hạn chế phát ngôn trong các video âm nhạc của các thành viên băng đảng bị kết án.

Theo Liên minh Quốc gia Chống Kiểm duyệt, không giống như tệ nạn khiêu dâm, “Tòa án tối cao Hoa Kỳ chưa bao giờ phạt các nội dung bạo lực vì nó được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất, mặc dù các vụ án đã được mang ra xét xử rất nhiều lần”.

Họ nói rằng các vụ này sẽ bị xử phạt chỉ khi nào “nội dung phát biểu được đề cập cấu thành sự kích động thực sự cho một hành động phi pháp, và sắp đe dọa đến sự an toàn của công chúng”.

Tuy nhiên, Simon Harding, một giáo sư tội phạm học tại Đại học West London đã ví một số video nhạc “drill” như “một lá thư tay có độc được bao bọc trong một tấm chăn âm nhạc”.

Ông nói: “Nó đã chuyển thể từ một thông điệp sang một hình thức phát ngôn thù địch hướng vào một cá nhân”.

Christian Parenti, giáo sư tại trường Cao đẳng Tư pháp Hình sự John Jay ở New York, nói rằng nếu cảnh sát có ý định hạn chế các video bạo lực có chọn lọc theo cách tương tự tại Hoa Kỳ, họ sẽ phải thông qua bộ luật “ngôn từ gây hấn”.

Ngôn từ gây hấn phải liên quan đến một mối đe dọa thực sự đối với một cá nhân cụ thể, từ đó có thể ngay lập tức dẫn đến bạo lực.

Mặc dù vậy, Parenti gợi ý rằng một số video có thể vượt qua ranh giới này, ngay cả trước khi nó được xem xét theo “ngôn từ gây hấn”.

Ông cho biết: “Tôi chắc chắn những video này, nếu không thuộc ngôn từ gây hấn mà chỉ là những phát ngôn chung chung, thì chúng vẫn góp phần [tạo nên bạo lực] ở một mức độ nào đó”.

Ông nói thêm: “Đó là mối nguy từ những ý tưởng khủng khiếp có sức lôi kéo và nguy cơ từ sự thiếu cẩn trọng trong khâu kiểm duyệt của nhà nước và trấn áp các ý tưởng”.

Xuân Nhạn, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x