Nguồn gốc của trò chơi Rắn và Thang: Bài học đạo đức về tốt và xấu

24/05/18, 08:52 Tri thức

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta biết về trò chơi kinh điển Rắn và Thang, nhưng ít ai biết rằng nó có nguồn gốc Ấn Độ cổ, và không chỉ đơn thuần là trò giải trí mà còn truyền tải các bài học đạo đức sâu sắc.

Rắn và Thang là một trò chơi kinh điển được sáng tạo bởi người Ấn Độ cổ.

Trò chơi tri thức

Rắn và Thang có nhiều tên gốc khác nhau, từ Gyan Chaupar (có nghĩa là ‘Trò chơi tri thức’), đến Mokshapat, và cả Moksha Patamu. Đây là trò chơi có nguồn gốc từ Đạo Hindu, nhưng không người nào biết rõ ai là người sáng tạo ra nó hay thời điểm nó được tạo ra. Có người suy đoán trò chơi xuất hiện ở Ấn Độ sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ 2.

Một số khác cho rằng người sáng tạo ra trò chơi này là Dnyaneshwar (còn được gọi là Dnyandev), một vị thánh Marathi (một tộc người ở Ấn Độ) sống vào thế kỷ 13. Dù xuất hiện vào thời gian nào đi nữa thì trò chơi xúc sắc này cũng đã trở thành món ăn tinh thần phổ biến của trẻ em tại vùng đất Ấn Độ xưa.

Mặc dù cách chơi của trò Gyan Chaupar giống với trò Rắn và Thang ngày nay, nhưng hình dạng bàn cờ và mục tiêu ‘bên ngoài giải trí’ của hai trò chơi thì khác nhau. Giống như trò Rắn và Thang hiện đại, số ô vuông của trò Gyan Chaupar có thể thay đổi. Bàn cờ này có thể mang 72 ô vuông, trong khi bàn cờ khác có thể có 100. Một điểm khác biệt chủ yếu giữa trò chơi truyền thống và trò chơi hiện đại là ở chỗ, trong trò chơi truyền thống, mỗi ô vuông đều mang một đặc tính. Đó có thể là tốt – xấu, hoặc hệ quả của tốt – xấu, hoặc trung tính.

Rắn và Thang có nhiều tên gốc khác nhau, từ Gyan Chaupar (có nghĩa là ‘Trò chơi tri thức’), đến Mokshapat, và cả Moksha Patamu.

Ví dụ, trên một bàn cờ Gyan Chaupar Ấn Độ có 72 ô, các ô số 24, 44 và 55 lần lượt mang theo các đặc tính xấu là bè bạn xấu, hiểu biết sai, và đề cao cái tôi. Vì trò chơi nhấn mạnh về karma (nghiệp) và về quan niệm nhân – quả trong đạo Hindu, vậy nên mỗi đầu rắn (tượng trưng cho một cái xấu) đều dẫn người chơi tới một hiệu ứng tương ứng ở ô thấp hơn.

Ví như, hiệu ứng của các ô kể trên lần lượt là kiêu căng/tự phụ – bạn bè xấu, ham thú nhục dục – hiểu biết sai và ảo ảnh – đề cao cái tôi.

Trái lại, sự thanh lọc, niềm tin chân chính và lương tâm được đặt trong các ô số 10, 28 và 46 sẽ dẫn người chơi đến thiên đường, sự thật và hạnh phúc ở các ô cao hơn. Trong bàn cờ này, mục tiêu là đi tới được ô số 68, là ô của thần Shiva – một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu.

Bàn cờ Gyan Chaupar của Đạo Jain trên vải trong phòng trưng bày nghệ thuật trang trí tại Bảo tàng Quốc gia, Ấn Độ.

Vai trò của trò chơi trong tôn giáo

Trò chơi này phổ biến tại xã hội Ấn Độ cổ đến nỗi các tôn giáo khác tồn tại trên vùng đất này đều tiếp thụ và cải biến trò chơi cho phù hợp với giáo lý của mình. Đạo Jain, Đạo Phật và Đạo Hồi đều đã tiếp thu tinh hoa của trò chơi này, vì những triết lý về nhân – quả và thưởng – phạt mà nó nhấn mạnh đều tồn tại trong giáo lý của họ. Với những tín đồ thành kính của các tôn giáo này, trò chơi có thể đóng vai trò như một cách thiền định, hoặc một hình thức rèn luyện trí óc cộng đồng, hoặc thậm chí được dùng để nghiên cứu giáo lý mà không cần sử dụng kinh kệ hay các bài giảng pháp.

Cũng phải nói thêm rằng rất nhiều bàn cờ còn tồn tại đến ngày nay mang giá trị nghệ thuật cao. Trên mỗi bàn cờ đều có những hình minh họa trau chuốt công phu về con người, kiến trúc, thực vật và động vật, v.v. Bàn cờ thường được làm bằng chất liệu vải và phần lớn có lai lịch từ nửa sau của thế kỷ 18.

Trò chơi này phổ biến tại xã hội Ấn Độ cổ đến nỗi các tôn giáo khác tồn tại trên vùng đất này đều tiếp thụ và cải biến trò chơi cho phù hợp với giáo lý của mình.

Phiên bản Đạo Jain của trò Rắn leo thang có tên gọi Jnana Bazi hay Gyan Bazi, vẽ bằng màu bột trên vải vào thế kỷ 19 tại Ấn Độ.

Biến thể hiện đại của Gyan Chaupar

Trò Gyan Chaupar trở thành trò Rắn leo thang vào cuối thế kỷ 19, khi những người Ấn Độ giới thiệu nó cho người Anh.

Trò Gyan Chaupar trở thành trò Rắn leo thang vào cuối thế kỷ 19, khi những người Ấn Độ giới thiệu nó cho người Anh. Mặc dù cách chơi vẫn được bảo tồn, nhưng thật đáng tiếc nội hàm giáo dục đạo đức gần như đã không còn. Những đặc tính tốt và xấu hoặc biến mất hoặc bị thay thế bởi các hoạt cảnh hoạt hình nối với nhau bằng một con rắn hoặc một cái thang.

Thêm vào đó, số rắn và số thang là bằng nhau, trong khi ở trò chơi gốc thường có nhiều rắn hơn thang, tượng trưng cho niềm tin rằng đi theo cái xấu thì dễ dàng hơn rất nhiều so với giữ gìn cái tốt. Từ nước Anh, trò chơi đến với Hoa Kỳ, nơi Milton Bradley giới thiệu nó ra trước công chúng năm 1943 với cái tên Cầu trượt và Thang.

Quốc Hùng

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x