Người trí tuệ có 3 điều “dè chừng” và 3 điều “e sợ”

07/10/19, 07:11 Cổ Học Tinh Hoa

Có câu rằng: “Thắng hàng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình”. Với người trí tuệ, có thể kiểm soát được bản thân mình chính là điều vinh quang nhất.

Người trí tuệ thời xưa luôn ghi nhớ và tự răn rằng bản thân có ba “giới” (cảnh giác, dè chừng), đó chính là: Lúc còn trẻ thì “giới” ở sắc dục, không tham lam vô độ. Đến lúc trưởng thành thì “giới” ở tranh đấu, khi về già thì “giới” ở những điều đắc được, đừng mãi ôm giữ quá nhiều.

Người trí tuệ có ba “giới” và ba “sợ”.
Người trí tuệ có ba “giới” và ba “sợ”. (Ảnh: Pinterest)

Ngoài ra, họ cũng có ba loại “kính sợ”. Thứ nhất là “kính sợ” Thiên mệnh (mệnh trời, số mệnh). Thứ hai là “kính sợ” tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi. Thứ ba là phải biết “kính sợ” bậc Thánh nhân.

Ba “giới” của người trí tuệ

Khi còn trẻ bởi vì khí huyết chưa ổn định nên ai ai cũng cần phải “giới” ở phương diện sắc dục. Khi đã trưởng thành, trai tráng thì khí huyết mạnh mẽ đầy đủ nên cần “giới” ở tranh đấu, còn khi về già thì khí huyết suy yếu rồi cho nên cần “giới” ở ôm giữ quá nhiều.

Đây là một vấn đề tưởng rằng chỉ liên quan đến phương diện sức khỏe, nhưng kỳ thực nó lại hàm chứa cả phương diện đạo đức con người. Đây cũng còn là một vấn đề lớn của văn hóa của các quốc gia, các thời đại, bởi thế mà khi bàn về vấn đề này, Khổng Tử chia đời người thành ba giai đoạn, thiếu niên, trung niên và lão niên tương ứng với những “giới” khác nhau.

Thời thanh thiếu niên, nên “giới” ở phương diện sắc dục. Có rất nhiều người khi đến tuổi trung niên và lão niên liền bị bệnh tật, giảm sút về sức khỏe đều là bởi vì khi còn trẻ đã không “giới” ở phương diện sắc dục, tham lam vô độ mà gieo mầm bệnh tật.

Đến thời tráng niên thì cần “giới” ở tranh đấu. “Tranh đấu” ở đây kỳ thực không phải chỉ đơn thuần là việc đánh lộn, cãi vã giữa người với người mà còn bao hàm hết thảy những suy nghĩ, tư tưởng mang tính cạnh tranh, giành giật.

Nếu một người trong sự nghiệp cũng luôn muốn ganh đua, làm mọi thủ đoạn chỉ để được hơn người, trong xử thê luôn mất bình tĩnh, lúc nào cũng muốn đánh lộn với người khác thì thực sự không chỉ rước họa vào thân mà đến trung niên còn dễ mắc các bệnh tật về tâm lý, khi về già lại dễ bị hối tiếc và sống trong buồn rầu và đơn độc.

Người đến tuổi lão niên vì sao phải “giới” ở tham lam, ôm giữ quá nhiều những thứ đã đắc được? Kỳ thực, rất nhiều người trong cuộc sống, khi còn trẻ thì “trọng nghĩa, khinh tài” nhưng đến tuổi về già, tiêu một đồng cũng thấy tiếc. Đối với công danh sự nghiệp thì họ lại càng luyến tiếc hơn nữa và không thể buông tay. Người không thể buông tay, chỉ muốn ôm giữ thì sống sẽ rất mệt mỏi, thật khó để có thể được thong dong tự tại.

Ba “kính sợ” của người trí tuệ

Khổng Tử và các môn đồ. (Ảnh: Internet)
Khổng Tử và các môn đồ. (Ảnh: Kknews)

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Quân tử hữu tam úy: Úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn”. Ý nói rằng, người quân tử kính sợ luật lệ của trời đất, kính nể lời nói của người đức cao vọng trọng, người lớn tuổi và bậc thánh nhân. Đằng sau sự “kính nể, sợ” này là tâm thái khiêm tốn, nhún nhường.

Người quân tử có trí tuệ cao luôn cố gắng hành theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân. Chính vì biết “kính sợ” nên người quân tử luôn cố gắng tu dưỡng và phát triển bản thân để đạt đến cảnh giới cao hơn.

Cái gọi là “úy” ở đây chính là tôn kính, kính trọng, kính sợ. Người mà không biết “kính sợ” ai, “kính sợ” điều gì thì thực sự rất nguy hiểm.

Cái “kính sợ” thứ nhất chính là kính sợ Thiên mệnh (số trời, mệnh trời định). Trước đây, người xưa Trung Hoa có câu nói vui rằng: “Càng nói càng khiến người khác khó hiểu, đó chính là triết học”. Kỳ thực, đây là câu nói vui nói đùa nhưng lại cũng hàm chứa đạo lý sâu sắc.

Câu nói ấy nói lên rằng, triết học là vô cùng thâm sâu và rộng lớn. Những người nông dân Trung Hoa cổ xưa thường thường lại là những đại triết học gia, họ rất am hiểu triết học bởi vì họ tin vào số mệnh. Họ tin rằng, chuyện dù xấu hay tốt cũng là trong mệnh đã định, bởi vì có cái “nguyên nhân” là mình mà ra. Họ thường khuyên nhủ con cái rằng: “Một người biết kính sợ thì mới có thể thành công, người không biết sợ gì thì không thể thành công được”.

Cái “kính sợ” thứ hai chính là kính sợ những người lớn tuổi, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có câu nói như thế này: “Đối phụ mẫu, trường bối, hữu đạo đức học vấn đích nhân hữu sở phạ, tài hữu thành tựu”. Ý nói rằng, người có đạo đức, học vấn biết kính sợ người lớn tuổi, cha mẹ thì mới có thể đạt được những thành tựu trong cuộc đời.

Cái “kính sợ” thứ ba, ấy chính là kính sợ bậc Thánh nhân. Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy một nhân vật thành công thông thường là một người có tín ngưỡng nào đó, hay lấy một mục đích nào đó làm trung tâm của cuộc đời mình.

Khổng Tử cũng viết: “Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất úy dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn”. Tiểu nhân, người vô minh không hiểu mệnh trời nên không biết sợ, khinh mạn bậc đại nhân, coi thường lời nói của Thánh nhân. Kẻ tiểu nhân, vô minh mặc dù tri thức hạn hẹp nhưng lại cho mình là tài giỏi hơn người, chỉ trích lời nói của bậc thánh hiền, thật sự là vô cùng nguy hiểm.

Đây kỳ thực đều là những kinh nghiệm quý giá mà người trí tuệ để lại, không chỉ áp dụng cho người thời xưa mà trong xã hội “hỗn loạn” như ngày nay thì nó càng hữu ích hơn nữa!

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x