Người phụ nữ dưới ánh đèn cứu mạng sống hàng nghìn thương bệnh binh

28/03/17, 08:43 Tri thức

Florence Nightingale được tưởng nhớ với cái tên trìu mến – “Người phụ nữ dưới ánh đèn”. Với một tấm lòng nhân hậu muốn được chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân, bà cũng chính là người phụ nữ sáng lập ngành điều dưỡng ngày nay.

Florence Nightingale được tưởng nhớ với cái tên trìu mến – “Người phụ nữ dưới ánh đèn”. (Tranh từ prl.lib.hku.hk)

Là con gái trong gia đình giàu có ở Anh, Florence Nightingale (1820-1910) luôn được cha mẹ kỳ vọng sẽ trở thành một người có vai vế. Tuy nhiên, cô lại có những dự định riêng. Từ tuổi 16, Florence nhận ra mình đã được Chúa ban cho một sức mạnh nội tâm huyền bí để chăm sóc người khác.

Theo đuổi niềm đam mê

Florence có tư chất thông minh, ham mê đọc sách. Đặc biệt cô cảm thấy rất thú vị khi chăm sóc cho những nông dân bị đau ốm, hay khi chăm sóc những súc vật nuôi trong gia đình. Niềm đam mê của cô là tìm đọc các sách dạy cách chăm sóc người bệnh, rồi đi thăm các bệnh viện tại London và những vùng lân cận.

Khi Florence nói rằng cô không muốn trở thành người có địa vị trong xã hội, gia đình cô đã hết sức tức giận. Cha mẹ cô không hề muốn con gái mình làm những việc “dơ bẩn” nên đã tìm đủ cách ngăn cản để thay đổi suy nghĩ của con. Chị cô thì giả vờ ngất, mẹ cô mắng con là làm điều trái luân lý…

Vào đầu thế kỷ thứ 19, việc phụ nữ làm nghề chăm sóc cho bệnh nhân hay theo học ngành y là một điều sỉ nhục đối với những cô gái có gia thế. Không trường y nào chịu nhận nữ giới vì cho rằng họ không thể học được, không thể thích nghi với môi trường đầy máu me.

Tuy nhiên, tiểu thư Nightingale vẫn trung thành với dự định của mình. Cuối cùng, cô đã đạt được một thỏa hiệp với cha, rằng nếu được đến bệnh viện Kaiserwerth ở Đức để học tập, cô sẽ tuyệt đối không tiết lộ cho ai biết về kế hoạch của mình. Florence đã trở thành một sinh viên xuất sắc, và sau khi tốt nghiệp, vào năm 1853, cô theo học thêm ở Paris (Pháp). Sau đó, cô trở lại London và điều hành một bệnh viện.

Florence không muốn lập gia đình để toàn tâm theo đuổi các hoạt động xã hội. Năm 30 tuổi, Florence đã trở thành người điều hành và tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ tại thủ đô nước Anh, là người đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn cho công tác điều dưỡng. Trong vòng 2 năm, bà đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầy quyền uy tại các bệnh viện ở xứ sở sương mù này.

Người phụ nữ với cây đèn

Sau đó, theo yêu cầu của chính phủ Anh, Florence đồng ý đến Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Crimée (1854-1856) với cương vị chỉ huy đội điều dưỡng và tổ chức chăm sóc thương bệnh binh tại mặt trận. Trong thời gian này, Florence đã tổ chức bệnh viện dã chiến tại mặt trận. Đây là những hoạt động đầu tiên trong việc xây dựng các bệnh viện tân tiến có sự quản lý điều trị của đội ngũ điều dưỡng.

Trong suốt cuộc chiến Crimée, bà đảm nhiệm công tác điều dưỡng, săn sóc cho các thương bệnh binh và quản lý 38 nữ điều dưỡng khác. Lúc này, bệnh viện tiền phương được đặt trong một doanh trại khổng lồ và bẩn thỉu. Florence đưa ra yêu cầu phải dọn dẹp sạch sẽ để đảm bảo công tác vệ sinh, chống nhiễm trùng, đồng thời tìm cách xoay xở để được cung cấp các phương tiện y tế cần thiết. Chính bà là người quan tâm rất nhiều đến công tác vệ sinh vô trùng, nhờ đó đã giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn từ 42% xuống còn 2%.

Florence đã từng viết: “Tôi đứng bên mộ của những chiến sĩ đã hy sinh vì bệnh tật. Trong khi còn sống, tôi sẽ đấu tranh chống lại những nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ”. Trong suốt 34 năm, bà đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ sức khỏe cho các chiến binh Anh, đồng thời ra sức cải thiện điều kiện vệ sinh ở nước này. Trong thời gian này, bà đã tổ chức lại hệ thống điều dưỡng một cách tân tiến, hiện đại.

Trong đêm tối, Forence thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về. Vì thế, các thương binh đã âu yếm đặt cho bà danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn”. Forence đã cứu được hàng nghìn mạng sống của thương bệnh binh và cũng được mọi người tôn kính gọi là “Thiên thần trong bệnh viện”.

Chân dung Florence Nightingale. (Ảnh: cultural.bzi.ro)

Vì thường xuyên theo dõi và chăm sóc vết thương cho những binh sĩ thâu đêm, Nightingale còn được tờ London Times đặt cho 1 danh hiệu nổi tiếng đó là “Người phụ nữ dưới ánh đèn” cho những nỗ  lực của bà tại chiến trường Crimée. Sau khi những công việc gian khổ của bà được báo chí công bố và gây ấn tượng mạnh, Nightingale đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trên khắp Vương quốc Anh.

Tờ Times lúc bấy giờ trong một báo đã kể về Florence Nightingale và tặng bà danh hiệu “The Lady with the Lamp” (Người phụ nữ với cây đèn):

Nói không ngoa, Cô là một tiên nữ cho thuốc, vóc dáng mảnh mai của cô thầm lặng lướt qua những hành lang của bệnh viện, những khuôn mặt bệnh nhân đang đau khổ lộ vẻ biết ơn mỗi khi thấy bóng cô. Khi các bác sĩ đã về nghỉ, khi bóng đêm và sự tĩnh mịch phủ lên các hành lang đầy những bệnh nhân co quắp, cô xuất hiện với cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi tuần các trại bệnh một mình.

Nhưng chính cuộc chiến Crimée đã gieo cho Florence Nightingale căn bệnh sốt, gọi là sốt Crimée (chính là bệnh brucellosis truyền từ gia súc). Trong những năm 1858-1888, sức khỏe bà ngày càng suy yếu, dần dần không còn đi lại được. Tuy vậy, Florence không cô đơn, vì hàng triệu người trên thế giới vẫn luôn nhớ đến bà. Trong suốt cuộc nội chiến tại Mỹ, chính phủ nước này đã luôn tham khảo và xin ý kiến của bà về việc tổ chức các bệnh viện dã chiến để chăm sóc thương bệnh binh tại chiến trường.

Khi không còn khả năng làm việc, Florence được chính phủ Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Nhưng bà đã dùng tất cả số tiền này thành lập trường điều dưỡng Nightingale với chương trình đào tạo một năm. Từ đấy, Florence được coi là người sáng lập ra ngành điều dưỡng thế giới và ngày sinh 12/5 của bà trở thành ngày truyền thống của ngành điều dưỡng.

Đáng buồn thay, ngày 13/ 8/1910, Florence Nightingale đã qua đời tại nhà riêng ở London. Một đề xuất đã được đưa ra cho việc thực hiện lễ quốc tang của bà tại Tu viện Westminster, nhưng gia đình của Nightingale đã từ chối. Thay vào đó, theo những mong muốn cuối cùng của bà, Nightingale được chôn cất trong mảnh đất nhỏ của gia đình tại nhà thờ St. Margaret, East Wellow, ở Hampshire, Anh.

Bảo An tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x