Monowi – Thị trấn duy nhất chỉ có 1 dân cư sinh sống

12/02/18, 10:02 Cuộc sống

Thị trấn Monowi nổi tiếng là nơi có duy nhất 1 cư dân là bà Elsie Eiler, 84 tuổi. Bà Eiler tự mình đảm đương tất cả các chức vụ trong thị trấn. Hằng năm bà còn tự treo một tấm biển quảng cáo tranh cử thị trưởng trong quán rượu và tự bầu cho chính mình.

Bà Elsie Eiler, 84 tuổi. (Ảnh: Ảnh: Reuters)

Nằm ở phía Đông Bắc của bang Nebraska (Mỹ). Thị trấn được thành lập vào năm 1902; tên gọi Monowi bắt nguồn từ tiếng Mỹ bản địa nghĩa là “bông hoa”. Ngược dòng thời gian quay trở lại những năm 1930, Monowi khi đó là thị trấn nông nghiệp với khoảng 150 cư dân. Nhưng cũng giống như nhiều cộng đồng nhỏ khác ở vùng Great Plains, các cư dân trẻ của Monowi đều rời thị trấn để tìm đến những thành phố lớn. Trong đó có các con của bà Eiler.

Monowi năm 1908 (Ảnh: Messynessychic.com)
Thị trấn Monowi. (Ảnh: BBC)

Theo một cuộc điều tra dân số năm 2000, Monowi chỉ còn lại 2 cư dân là Elsie Eiler và chồng bà, ông Rudy Eiler. Sau khi ông Eiler qua đời vào năm 2004, bà Eiler trở thành cư dân duy nhất của thị trấn này. Du khách thập phương đến Monowi luôn hỏi bà cùng một câu hỏi: Mọi người ở đâu cả rồi? Đâu là gia đình của Elsie? Và làm thế nào để biết chính xác thị trấn này chỉ có một người phụ nữ?

Là người duy nhất sinh sống ở Monowi, bà Elsie Eiler 84 tuổi đảm nhiệm mọi chức vụ. Bà vừa là thị trưởng, thư ký, phụ trách ngân khố, thủ thư, người phục vụ quầy bar, cùng các chức vụ khác. Mỗi năm bà treo một tấm biển quảng cáo tranh cử thị trưởng trong quán rượu và tự bầu cho chính mình.

Luật liên bang cũng quy định bà phải có kế hoạch xây dựng và tu sửa đường phố đô thị hàng năm để đảm bảo ngân sách nhà nước rót xuống, và bà phải chi trả 500 USD tiền thuế để duy trì hệ thống nước và điện. Bà cũng làm các giấy tờ yêu cầu để duy trì sự hoạt động và có tổ chức của Monowi, gắng sức để nó không bị trở thành một “thị trấn ma”.

Bà tự nộp thuế rồi thu thuế của bản thân để duy trì sự tồn tại của 4 cột đèn đường, tự cấp giấy phép kinh doanh rượu rồi điều hành quán rượu duy nhất trong thị trấn. Đương nhiên, bà cũng tự cấp biển số xe duy nhất cho bản thân. Biển số xe ô tô của Elsie là “Monowi 1”.

Quán bar nơi bà vừa là chủ vừa là nhân viên phục vụ. (Ảnh: BBC)
Bà trò chuyện cũng những thực khách quen thuộc của mình. (Ảnh: Reuters)
Xe của khách hàng đỗ trước quán rượu của bà. (Ảnh: Reuters)

“Khi tôi xin cấp giấy phép để được bán rượu và thuốc lá mỗi năm, họ gửi chúng tới trưởng làng, đó là tôi”, bà nói: “Vì vậy, tôi nhận chúng với tư cách là thư ký, tiếp nhận, đóng dấu và lưu ký nó như là nhân viên hành chính và tự đưa chúng cho bản thân tôi là chủ quán bar.”

Bà Eiler nói thêm: “Ở đây tôi rất hạnh phúc. Tôi lớn lên ở đây, tôi đã quen với điều này, và tôi biết tôi muốn gì.”

Mỗi ngày, vào 9 giờ sáng, ngoại trừ thứ Hai, bà Eiler mở cửa quán bar. Vị khách hàng thân thiết của bà sống cách đó khoảng hơn 30 km, thậm chí có những người còn định kỳ vượt chặng đường dài hơn 300 km để ghé thăm bà. Bên cạnh quán bar còn có một thư viện đang hoạt động. Nó lưu trữ bộ sưu tập sách của ông Rudy, chồng bà Eiler.

Bà cũng trông coi một thư viện đặt theo tên người chồng quá cố của bà. Thư viện với hơn 5.000 đầu sách và tạp chí. (Ảnh: BBC)
Toàn cảnh bên trong thư viện (Ảnh: Messynessychic.com)

Quay trở lại những năm 1930, Monowi khi ấy là một ga của tuyến đường sắt Elkhorn với 150 cư dân, 3 cửa hàng bách hóa, vài nhà hàng, và thậm chí có cả một nhà tù. Bà Eiler đã lớn lên trong một trang trại ở ngoại ô thị trấn và gặp người chồng của mình là Rudy ở trường tiểu học. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông Rudy gia nhập Không lực Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian ông Rudy phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên, bà Eiler đã chuyển tới sinh sống ở thành phố Kansas để làm việc cho một hãng hàng không.

Bà nói với BBC: “Tôi đã làm việc cho một hãng hàng không với ước mơ trở thành nữ tiếp viên, nhưng tôi không quan tâm nhiều tới thành phố đó; Monowi luôn là nhà của tôi.”

Năm 19 tuổi, Eiler kết hôn với Rudy, họ sinh được hai người con và cùng nhau sinh sống ở Monowi. Năm 1971, hai vợ chồng quyết định mở lại quán rượu của cha Eiler. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian Tavern Monowi mở cửa, thị trấn nhỏ đã bắt đầu sa sút. Sau Thế chiến II, kinh tế nông thôn sụp đổ khắp vùng Trung Tây, và toàn bộ người dân bắt đầu biến mất khỏi vùng trung tâm này.

Năm 1960, nhà thờ tổ chức lễ tang cuối cùng cho cha của bà Eiler, và sau đó từ 1967 đến 1970, bưu điện và cửa hàng tạp hóa còn sót lại cũng đóng cửa. Trường học ngừng hoạt động vào năm 1974. Vào giữa thập niên 70, cả hai người con của bà Eiler đều rời đi nơi khác tìm việc làm và vào năm 1980 dân số của thị trấn đã giảm mạnh xuống 18. Hai mươi năm sau, toàn bộ cư dân Monowi chỉ có hai người là ông Rudy và bà Eiler.

Khi ông Rudy qua đời vào năm 2004, Monowi đã vượt qua Gross, Nebraska, (dân số: 2) để trở thành thị trấn hợp nhất duy nhất ở Hoa Kỳ chỉ có 1 cư dân. Kể từ đó, trong suốt 14 năm qua, du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan thị trấn và chữ ký của khách tới thăm đã điền đầy 4 cuốn sổ khách. “Nói thật, tôi chưa bao giờ nghĩ ngợi gì nhiều nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vì khiến mọi người chú ý tới góc bé nhỏ và hẻo lánh này”, bà Eiler nói.

Trong suốt 14 năm qua, du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan thị trấn và chữ ký của khách tới thăm đã điền đầy 4 cuốn sổ khách. (Ảnh: BBC)

Bà Eiler có năm đứa cháu và hai chắt. Trong số họ, người gần nhất sống tại Ponca, Nebraska, cách Monowi khoảng 90 dặm, còn những người khác sống ở nhiều nơi xa xôi như Hà Lan.

“Tôi biết tôi luôn có thể chuyển đến ở gần các con hơn hoặc ở cùng với chúng bất cứ khi nào tôi muốn, nhưng sau đó tôi phải bắt đầu lại với những người bạn mới”, bà Eiler nói. “Tôi sẽ ở lại nơi đây chừng nào có thể, và đây là nơi mà tôi thực sự muốn sống.”

Thị trấn đặc biệt này trở thành điểm du lịch thu hút du khách từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có thêm người nào quyết định định cư ở nơi này.

Bà Eiler cho rằng mình cảm thấy hạnh phúc khi sống và làm việc tại nơi này. (Ảnh: BBC)
Nắng xuyên qua lỗ thủng trên mái của nhà thờ của thị trấn. Nhà thờ trở thành nơi hoang tàn vì chẳng ai tới đây để cầu nguyện. (Ảnh: Reuters)

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x