Vụ máy bay Lion Air rơi: May mắn thoát chết nhờ kẹt xe

30/10/18, 11:59 Chưa phân loại

Gần như không còn cơ hội sống sót cho 189 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu JT-610 của hãng Lion Air. Nhưng có một hành khách đã thoát nạn vì kẹt xe khiến ông không lên được “chuyến bay tử thần” đó.

Chuyến bay Lion Air 904 bị rơi trên biển ngoài khơi Bali năm 2013
Chuyến bay Lion Air 904 bị rơi trên biển ngoài khơi Bali năm 2013. (Ảnh: Getty)

Theo đài Channel NewsAsia, người đàn ông may mắn đó là ông Sony Setiawan, một quan chức của Bộ Tài chính Indonesia.

Ông Setiawan là một trong số 20 quan chức của các bộ khác nhau trên chuyến bay trở về cơ quan làm việc ở Pangkal Pinang, sau kỳ nghỉ cùng gia đình ở thủ đô Jakarta.

Ông Setiawan nói với hãng tin AFP rằng, ông cùng các đồng nghiệp vẫn thường đi chuyến bay JT-610 cho hành trình dài khoảng 70 phút để trở lại nơi làm việc vào đầu tuần.

Tôi không biết tại sao đường đi hôm đó lại kẹt đến thế. Thường thì tôi lên đến thủ đô Jakarta vào khoảng 3h sáng nhưng sáng nay tôi chỉ có thể đến sân bay vào lúc 6h20 nên bị lỡ chuyến bay đó”, viên chức Setiawan kể lại.

Nhưng 6 đồng nghiệp của ông không có may mắn đó. Họ đã đến đúng giờ và lên chuyến bay quen thuộc nhưng lần này là chuyến bay định mệnh.

Ông Setiawan, sinh sống tại TP Bandung của tỉnh Tây Java cho biết, sau khi bị trễ chuyến bay thì ông đã thu xếp lên chuyến bay khác để đi TP Pangkal Pinang và ông chỉ hay tin về tai nạn với chuyến bay JT-610 khi hạ cánh an toàn.

Ông gọi điện về cho người thân trong gia đình và họ đã sững sờ vì nghĩ ông có mặt trong chuyến bay thảm khốc JT-610.

“Cả nhà tôi bị sốc và má tôi khóc ngất đi. Nhưng tôi nói với họ là tôi được an toàn vì có phước“, ông Setiawan kể lại.

“Người may mắn” Sony Setiawan trả lời truyền thông tại sân bay Pangkal Pinang của tỉnh Bangka Belitung. (Ảnh: AFP)

Cơ quan Tìm kiếm Cứu hộ Indonesia đã thông báo: Toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay mang số hiệu JT-610, thuộc hãng hàng không Lion Air, rơi xuống vịnh Jarawang ở vùng biển gần khu vực Karawang, tỉnh Tây Java “có thể đã thiệt mạng”.

Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một số phần thi thể người tại khu vực máy bay rơi.

Phát biểu với báo giới, giám đốc cơ quan trên, ông Bambang Suryo Aji cho biết: “Tôi cho rằng, không ai còn sống sót bởi các nạn nhân mà chúng tôi đã tìm thấy, thi thể của họ đã bị xé nhỏ thành nhiều mảnh và đã nhiều giờ trôi qua kể từ khi vụ việc xảy ra”.

Nguyên nhân rơi máy bay chưa được xác định, tuy nhiên, các lực lượng chức năng Indonesia đã xác định được vị trí hai hộp đen của chiếc máy bay này. Công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Lion Air gặp không ít tai tiếng

Được thành lập năm 1999 bởi anh em nhà Rusdi và Kusnan Kirani, hãng Lion Air đã bắt đầu hoạt động từ năm 2000 như một hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Indonesia.

Hãng chuyên sử dụng loại máy bay Boeing 737-200 cho các tuyến bay từ Jakarta tới Denpasar – Thủ phủ đảo nghỉ dưỡng Bali vốn thu hút rất đông du khách nước ngoài.

Danh tiếng của hãng đã nhanh chóng nổi lên trong lĩnh vực vận tải hàng không nội địa, trở thành hãng hàng không tư nhân giá rẻ lớn nhất Indonesia và lớn thứ hai Đông Nam Á, sau hãng AirAsia của Malaysia.

Tuy nhiên, năm 2007, Lion Air là một trong số các hãng hàng không Indonesia bị Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh cấm bay do thiếu an toàn. Hiệu lực thi hành lệnh cấm là 10 năm, và lệnh cấm đã được EU gỡ bỏ năm 2016.

Vụ tai nạn đầu tiên với máy bay của Lion Air xảy ra vào năm 2004, làm 26 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương do thời tiết xấu.

Năm 2013, một trong các máy bay Boeing 737-800 của hãng này đã trượt khỏi đường băng và lao xuống biển khi đáp xuống đảo Bali, khiến nhiều người bị thương.

Năm 2016, hai máy bay chở khách của Lion Air đã rơi cánh quạt khi đang cất cánh từ sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta.

Tháng 4/2018, một chiếc máy bay của Lion Air cũng đã trượt khỏi đường băng tại sân bay Djalaluddin ở Gorontalo (Indonesia), làm 174 hành khách cùng 7 thành viên phi hành đoàn bị thương.

Theo Tuoitre

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x