Hết lòng hiếu thuận với mẹ chồng, cô con dâu khiến trời cao cảm động

23/12/19, 09:06 Cổ Học Tinh Hoa

Cổ ngữ có câu: “Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu”. Theo văn hóa truyền thống, lòng hiếu thảo là luân lý đạo đức quan trọng gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và xã hội với nhau.

Hết lòng hiếu thuận với mẹ chồng, cô con dâu khiến trời cao cảm động - ảnh 1
“Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu”. (Ảnh: sohu)

Ngoài lòng hiếu thảo của con ruột, con dâu hiếu thuận với cha mẹ chồng cũng được trời, đất, và mọi người coi trọng. Dưới đây là 2 câu chuyện của người Trung Hoa cổ xưa về lòng hiếu thảo của con dâu với mẹ chồng đã khiến trời cao cảm động.

Con dâu không quên hiếu thảo với mẹ chồng dù bị hàm oan

Giang Thạch là người sống trong triều đại Đông Hán. Đến tuổi trưởng thành, anh lấy một cô gái tên Bàng Tam Xuân làm vợ. Giang và vợ rất hiếu thảo với mẹ. Từ ngày mẹ chồng thích uống nước sông, Tam Xuân luôn đến con sông cách nhà 7 dặm để lấy nước về cho mẹ uống.

Một ngày, người dì của Giang gây nên sự hiểu lầm giữa 2 vợ chồng. Dưới sự sai bảo của mẹ, Giang đã duổi vợ ra khỏi nhà. Tuy nhiên, Tam Xuân lại không mảy may oán hận chồng và mẹ chồng. Sau khi về nhà mẹ đẻ, cô hàng ngày chăm chỉ dệt vải bán lấy tiền. Mỗi lần bán được vải, cô lại dành ra một khoản để mua thức ăn gửi cho mẹ chồng. Đằng đẵng suốt một thời gian…

Mãi sau này, người mẹ chồng nhận ra bà đã hiểu lầm con dâu, và đã bảo Tam Xuân về nhà. Vào ngày cô trở về, nước bắt đầu phun ra từ khu vườn cạnh nhà và hương vị của nó không khác gì nước ở sông, hàng ngày lại có 2 con cá chép nhảy ra từ dòng nước.

Kể từ đó, Tam Xuân dùng chúng để lo cơm nước cho mẹ chồng, và cô không cần phải lặn lội đường xa đến nhánh sông lấy nước về nữa.

Trời ban thưởng cho lòng hiếu thuận của Ngô Hiểu Phúc

Hết lòng hiếu thuận với mẹ chồng, cô con dâu khiến trời cao cảm động - ảnh 2
Lòng hiếu thảo là luân lý đạo đức quan trọng gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và xã hội với nhau.

Ngô Hiểu Phúc sống vào thời nhà Tống. Chồng cô mất sớm và cô không có con trai. Mẹ chồng cô đã già lại bị mờ mắt. Bà nghĩ Hiểu Phúc đã quá cô đơn, nên muốn nhận một đứa con trai cho con dâu mình tái giá.

Hiểu Phúc biết được ý định của mẹ cảm động nói trong nước mắt: “Từ xưa đến nay, một người phụ nữ mẫu mực sẽ không lấy 2 chồng mẹ ạ. Con nên dành hết tâm sức phụng dưỡng mẹ, vì vậy xim mẹ đừng lo lắng”.

Hiểu Phúc làm thuê cho người láng giềng vì vậy cô cũng kiếm được ít tiền để lo miếng cơm manh áo cho mẹ chồng. Có một lần, Hiểu Phúc đang nấu cơm thì người hàng xóm gọi cô đến giúp đỡ ngay. Mẹ chồng cô vì sợ cơm cháy nên đã nhắc nồi cơm xuống đống tro. Nhưng vì mắt kém, bà lỡ làm rơi nắp vung và khiến tro rơi vào bẩn hết.

Khi Hiểu Phúc trở lại, cô không hề buồn lòng mà ngay lập tức mượn gạo của người hàng xóm để nấu cho mẹ chồng ăn. Sau đó, cô làm sạch cơm bẩn và hấp lên cho mình.

Một ngày nọ, Hiểu Phúc có một giấc mơ, rằng 2 vị thần tiên mặc quần áo màu xanh cưỡi mây đến trước mặt cô. Họ nói, “Chúng tôi theo lệnh của Thượng đế đến đưa cô đi gặp Ngài”.

Khi Hiểu Phúc gặp Thượng đế, Ngài nói: “Con chỉ là một nông dân bình thường nhưng có thể hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng. Như một phần thưởng, con có thể mang 1.000 đồng xu này về nhà để chăm sóc mẹ. Từ giờ trở đi, con không phải đi làm thuê nữa”.

Sau đó, hai vị thần lại đưa Hiểu Phúc quay về.

Khi tỉnh dậy, cô thấy 1.000 đồng xu ở bên cạnh giường. Sau khi số tiền đó được dùng hết, 1.000 đồng xu nữa lại xuất hiện, và chu kỳ cứ liên tục lặp lại.

Theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x