Lợi ích của việc làm người tốt…

27/09/18, 14:57 Cuộc sống

Khi còn nhỏ, Thomas Culham thường nghĩ làm người tốt dường như luôn có lợi cho người khác chứ không phải bản thân mình. Nhưng giờ đây ông đang thăng hoa trên những cấp độ phẩm hạnh khác nhau và tận hưởng rất nhiều lợi ích từ điều đó…

Hình ảnh có liên quan
Làm điều tốt phải chăng chỉ có lợi cho người khác? (Ảnh qua bayalarmmedical.com)

Khi tôi còn rất nhỏ, năm hay sáu tuổi, cha mẹ luôn nói với tôi: “Con ơi, hãy làm người tốt nhé”. Nhưng tất cả những gì tôi muốn làm lúc đó là chạy vào rừng, chơi với những vũng nước, ăn cho nhanh, bơi lội và đùa cùng bạn bè.

Tôi không có thời gian để học cách cư xử. Làm người tốt có vẻ luôn có lợi cho người khác chứ không phải tôi. Tại sao tôi phải tuân theo các quy tắc, không chen ngang lúc xếp hàng, nói những lời nhã nhặn trong khi tôi chỉ muốn quát vào mặt người ta. Những điều đó đều tốt cho người khác, đúng không?

Vâng, câu trả lời là cả đúng và sai. Có lẽ cư xử phải phép không chỉ tốt cho người khác, mà còn tốt cho tôi nữa. Đơn giản thôi, thật dễ nhận thấy tuân thủ luật giao thông thì tốt cho bạn đến nhường nào. Tuy nhiên, về những đức tính tinh tế hơn, như lịch sự, cảm thông, rộng lượng, biết ơn, trung thực và lại còn vị tha thì sao?

Người Hy Lạp cổ đại có quan điểm về đức hạnh rộng hơn sự hiểu biết về nhân cách của người hiện đại. Họ tin rằng đức hạnh có thể được nhìn thấy ở bất cứ đối tượng nào và trong hành vi của con người. Họ xem đức hạnh là biểu hiện của ưu thế và hoàn hảo. Ví dụ, dường như người ta có thể nghe thấy đức hạnh trong âm nhạc hoặc nhìn thấy đức hạnh của một con ngựa.

Trong âm nhạc, có thể thấy đức hạnh trong tác phẩm “Ode hoan ca” của Beethoven để chỉ thiên đàng, nói chung đó là một kiệt tác. Theo lẽ tự nhiên, chú ngựa khỏe mạnh và hoàn mỹ có thể được xem như hình mẫu tuyệt vời của loài ngựa.

Người phương Đông cổ đại cũng có quan điểm bao quát về đức hạnh. Họ tin rằng người nào có đạo đức càng cao người đó càng khỏe mạnh. Điều đó có thể được nhìn thấy trong thần thái đôi mắt và ánh hồng của làn da, và những dấu hiệu cát tường khác. Người xưa tin rằng người đoan chính sẽ sống cuộc đời trường thọ và khỏe mạnh.

Nếu chúng ta nghĩ về đức hạnh của con người không chỉ giới hạn trong các vấn đề tinh thần mà còn cả thể chất, tình cảm và tâm lý, thì có thể hiểu được đạo đức có ích cho bạn như thế nào.

Sức khỏe thể chất là quả ngọt của đức hạnh

Kết quả hình ảnh cho old age couple in happy
“Thân chỉ khoẻ khi tâm sáng lòng bao dung”. (Ảnh qua seniorfallalert.com)

Hãy sống thuận theo các nguyên lý tự nhiên. Chúng ta đều biết cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, ngủ đủ giấc, không phóng túng dục vọng,… Có thể nói rằng khi chúng ta sống một cuộc đời tích cực và hợp lý, chúng ta đoan chính về thể chất và có sức khỏe tốt.

Tương tự, từ góc nhìn tâm lý, có các mối liên hệ xã hội tốt đẹp, không giao du với người xấu ác, giữ trạng thái tư duy tích cực bằng cách tránh trầm ngâm trong luồng suy nghĩ tiêu cực, lo lắng là các cách mà chúng ta có thể tập luyện để có những cảm xúc tích cực.

Trên đây là vài ví dụ minh họa về việc tham gia các hoạt động đúng đắn về thể chất, tình cảm đều tốt cho bạn. Vậy thì những phẩm hạnh cao hơn như rộng lượng, lòng biết ơn và tính chính trực thì sao?

Nói về sự rộng lượng, Christian Smith và Hilary Davidson, tác giả của cuốn sáchThe Paradox of Generosity: Giving We Receive, Grasping We Lose” (Tạm dịch: Nghịch lý của sự hào phóng: cho đi là nhận lại, càng giữ chặt sẽ bị mất), chỉ rõ: “Rộng lượng có tính qua lại. Thông qua việc cho đi, chúng ta sẽ càng thịnh vượng”; “Nếu giữ chặt những gì chúng ta hiện có, chúng ta sẽ mất những thứ tốt hơn mà mình có thể đạt được”.

Giáo sư tâm lý học người Mỹ Robert Emmons đã nghiên cứu tác động của lòng biết ơn đến hạnh phúc và niềm vui. Ông phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa lòng biết ơn và hạnh phúc: Chúng ta càng biết ơn, chúng ta càng hạnh phúc.

>>> Trong lòng có bao nhiêu cảm ân, chính là có bấy nhiêu hạnh phúc

Không chỉ nói đến giao thiệp cá nhân, ngay cả trong kinh doanh, người ta nói rằng sự chính trực tạo ra lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Michael Jensen thuộc Trường Kinh doanh Harvard định nghĩa tính chính trực là: “Trạng thái hoặc tình trạng trọn vẹn, hoàn chỉnh, không gián đoạn, không bị rối loạn, khỏe mạnh, trong điều kiện hoàn hảo”.

Đó là điều cốt yếu để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Có những điểm tương đồng rõ ràng giữa khái niệm chính trực của Giáo sư Jensen và khái niệm đạo đức của Hy Lạp cổ đại. Họ đều xem tính chính trực là sự xuất sắc.

Từ nhận thức cá nhân, Giáo sư Jensen cũng định nghĩa tính chính trực là “giữ lời”, đơn giản là chúng ta làm những gì chúng ta nói, nếu không thể làm như đã hứa, thì phải hành động để sửa chữa thiệt hại hoặc vấn đề phát sinh.

Tính chính trực cải thiện hiệu suất

Chúng ta hiểu rằng ô tô sẽ không chạy được nếu bị xẹp một cái lốp. Xe vẫn lái được, nhưng xe hoạt động không hiệu quả. Khi chiếc xe có 4 bánh nguyên vẹn thì mới hoạt động hiệu quả. Giáo sư Jensen lập luận rằng, cũng tương tự khi mọi người trong tổ chức hành động chính trực, tổ chức đó sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều.

Sự tương tác giữa các cá nhân trong doanh nghiệp là điều cần thiết cho thành công của bất kỳ công ty nào. (Ảnh qua 3Rivers Federal Credit Union)

Ông đưa ra ví dụ về việc thực thi tính chính trực trong Mạng Xã hội Nghiên cứu Khoa học (the Social Science Research Network) của mình và quả thật năng suất tăng 300% mà không tốn thêm chi phí.

Jensen nói rằng sự tương tác giữa các cá nhân trong doanh nghiệp là nhân tố tăng hiệu suất, là điều cần thiết cho thành công của bất kỳ công ty nào. Nó cũng quan trọng như cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn và lao động. Jensen cho rằng tính chính trực không chỉ là một lựa chọn – đó là tình trạng cần thiết phải thực thi.

Đây không phải là những ý tưởng bất thường hoặc mới lạ. Tất cả chúng ta đều có trải nghiệm với các công ty chúng ta thấy có thể tin tưởng, và những công ty chúng ta không tin tưởng. Không khó để nhận ra các công ty đáng tin cậy sẽ nhận được lòng trung thành của khách hàng, kinh doanh tiến triển và hiệu quả tài chính cũng tốt hơn.

Vậy có đáng để người ta làm người tốt không? Khi còn nhỏ, tôi nghĩ làm điều tốt là vì lợi ích của người ta và đó không phải là điều cần thiết. Nhưng tôi đang thăng hoa trên những cấp độ phẩm hạnh khác nhau giúp ích cho sức khỏe, cảm xúc, tinh thần và mối quan hệ cá nhân, đó chính là đạo đức và đạo đức hết sức tốt cho tôi.

Tuy nhiên, nếu tôi hào phóng để rồi mong đợi nhận lại một thứ gì đó từ bạn, thì đây không phải là đức hạnh. Đó là trao đổi kinh doanh.

Tác giả: Thomas Culham, giảng viên thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh Beediei, Đại học Simon Fraser ở Canada.

Bảo Long, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x