Khoa học chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” có tác động đến cơ thể

30/08/18, 10:31 Khoa học, Tri thức

Khoa học đã chứng minh, những người lương thiện, thích giúp đỡ người khác có đời sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu hơn. Những người trong tâm chứa đầy oán hận, làm việc ác thì dễ sinh các bệnh tật và chết sớm hơn. Điều này đã minh chứng cho câu nói “thiện ác hữu báo” thật sự tồn tại.

Người xưa tin rằng làm việc ác thì sớm hay muộn cũng sẽ bị trừng phạt. Nhiều nghiên cứu ngày nay cũng đã xác nhận rằng thiện và ác thật sự có ảnh hưởng đến cơ thể và làm những việc tốt có thể kéo dài tuổi thọ của một người.

Khoa học chứng minh sự tồn tại của "thiện ác hữu báo" có tác động đến cơ thể - ảnh 1
Khoa học đã chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” . (Ảnh minh họa)

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ xã hội và nguy cơ tử vong, các nhà nghiên cứu Mỹ nhận thấy rằng, một người hay giúp đỡ và sống hòa hợp với người khác chắc chắn có tuổi thọ lâu hơn. Mặt khác, một người độc ác và đối xử không tốt với mọi người có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần so với người bình thường. Chủng tộc, mức thu nhập và mức độ rèn luyện thể thao không ảnh hưởng đến kết luận chung này.

Thiện ác ảnh hưởng đến tuổi thọ con người

Đại học Yale và Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu trong 9 năm liên tục bằng cách theo dõi 7.000 cư dân ở Quận Alameda, California. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan cũng tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi hơn 2.700 người trong 14 năm và đi đến kết luận rằng thiện và ác có ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

Những người tốt thường hay giúp đỡ người khác, điều này có thể khơi dậy lòng biết ơn đối với họ, đem đến sự ấm áp trong tâm hồn, giảm bớt lo lắng và có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Những người đối xử với người khác như kẻ thù thường dễ bị kích động và trở nên hung dữ, làm cho huyết áp tăng lên. Một người tham nhũng, nhận hối lộ, và phạm tội trộm cắp thường cảm thấy tội lỗi và dễ bị mất ngủ. Những yếu tố này kết hợp có thể khiến tuổi thọ của những người này ngắn hơn người bình thường.

Trong hơn 70 năm qua, cứ sau 5-10 năm, một nhà tâm lý học người Mỹ lại liên tục tiến hành khảo sát tâm lý cho 865 bé trai và 672 bé gái ở các trường trung học ở California.

Cho đến năm 1991, một nửa số sinh viên nam và một phần ba số sinh viên nữ tham gia vào các cuộc khảo sát vẫn còn sống. Một nghiên cứu so sánh các đặc điểm tâm lý và tuổi thọ của những người đã qua đời cho thấy, những người lương thiện, coi trọng lời hứa và có ý thức trách nhiệm từ khi còn trẻ sẽ sống lâu hơn từ 2 đến 4 năm so với những người không tận tâm hoặc không mang trong mình những giá trị tích cực.

Florence Nightingale, còn được gọi là “người phụ nữ với cây đèn”, xuất thân từ xã hội quý tộc Anh, nhưng bà đã từ bỏ cuộc sống xa hoa của mình và đi đến chiến tuyến để chăm sóc cho những người bị thương và bị bệnh trong cuộc chiến tranh Crimea. Bà là một người vị tha và tận tuỵ. Chính bà đã sáng lập ra ngành y tá hiện đại. Bà sống đến 90 tuổi. Mẹ Theresa, người đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1979, đã chăm sóc những người bệnh và thậm chí cả những người mắc bệnh truyền nhiễm trong suốt cuộc đời mình – bà sống đến 87 tuổi.

Tâm trạng xấu tạo ra độc tố trong máu

Theo một tạp chí của Mỹ, “tâm trạng xấu làm sản sinh độc tố”, “suy nghĩ xấu có thể gây ra thay đổi sinh lý và tạo ra độc tố trong máu”. Một thí nghiệm cho thấy rằng khi một người trong trạng thái bình thường mà thổi vào cốc nước đá, sẽ tạo ra một chất không màu và trong suốt ngưng tụ. Tuy nhiên, đối với những người đầy oán giận và ghen tức, nó sẽ tạo ra một chất cô đặc có màu sắc khác nhau. Phân tích hóa học cho thấy suy nghĩ tiêu cực của con người có thể tạo ra độc tố trong cơ thể.

Khoa học chứng minh sự tồn tại của "thiện ác hữu báo" có tác động đến cơ thể - ảnh 2
Tâm trạng xấu tạo ra độc tố trong máu. (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu chung của Đại học Cardiff ở Anh và Đại học Texas ở Mỹ cho thấy điều người xưa vẫn thường nói làm việc xấu sẽ bị trừng phạt là có cơ sở khoa học. Các tội phạm trẻ tuổi khi đến giai đoạn trung niên, sức khỏe của họ giảm sút nhanh chóng và nguy cơ nhập viện và bị khuyết tật cao gấp nhiều lần so với những người bình thường.

Giáo sư Williams, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng của Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu với 500 sinh viên đại học y khoa vào năm 1958. 25 năm sau, ông thấy rằng những người hay thù hằn người khác có tỷ lệ tử vong đến 96% và tỷ lệ mắc bệnh tim cao gấp 5 lần người bình thường.

Sự chuyển đổi năng lượng giữa cho và nhận

Giáo sư Stephen Garrard Post, người giảng dạy tại Đại học Case Western Reserve cùng tiểu thuyết gia Jill Neimark đã nghiên cứu chi tiết mối quan hệ giữa cho và nhận dựa trên quan điểm của khoa học và y học hiện đại. Họ đã tạo ra một thang đo để theo dõi những người sẵn sàng cho đi, xác định những điều họ nhận được, thống kê vật lý và phân tích sinh lý để tìm ra hiệu quả y tế của việc cho đi và đưa ra “chỉ số hạnh phúc”.

Khoa học chứng minh sự tồn tại của "thiện ác hữu báo" có tác động đến cơ thể - ảnh 3
Sự chuyển đổi năng lượng giữa cho và nhận. (Ảnh: Internet)

Từ nghiên cứu của họ, người ta thấy rằng làm việc tốt ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của con người. Khả năng phán đoán, cảm xúc và tinh thần đều được cải thiện. Về thể chất, một nụ cười tươi tắn, cũng như một biểu hiện thân thiện hay hài hước đều có thể gia tăng kháng thể trong nước bọt của người đó.

Sau khi kết hợp hơn 100 kết quả nghiên cứu từ hơn 40 trường đại học lớn của Hoa Kỳ, cùng với dữ liệu theo dõi lâu dài, họ đã đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên rằng, có một sự chuyển đổi năng lượng giữa cho đi và nhận lại. Khi một người đang cho đi, họ cũng nhận lại được năng lượng tích cực dưới nhiều hình thức, và trong hầu hết các trường hợp, họ không nhận thức được điều đó.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một hiện tượng trong lĩnh vực thần kinh học. Khi một người có những suy nghĩ tốt và tích cực, cơ thể họ sẽ tiết ra các chất truyền thần kinh có thể giúp cho tế bào khỏe mạnh và kích hoạt hệ miễn dịch. Ngược lại, khi một người có ý định xấu xa và suy nghĩ tiêu cực, hệ thống tiêu cực được kích thích, hệ thống tích cực bị áp chế, và sự cân bằng trong các chức năng cơ thể bị phá hủy.

Một tâm hồn thuần thiện có thể tránh khỏi những điều bất hạnh

Nghiên cứu khoa học đã xác nhận việc người xưa tin rằng thiện ác hữu báo không phải là phi logic, mà là một đạo lý cơ bản của thời đó và là cách người xưa nhìn nhận cuộc sống của họ.

Với tâm trí cởi mở, người ta sẽ tránh được những suy nghĩ tiêu cực. Suy nghĩ tích cực có thể giúp chúng ta cảm nhận được mối liên hệ giữa thiên thượng và nhân gian. Người xưa tin rằng những người có đạo đức cao thượng, tà ác không dám đến gần và một cuộc sống lành mạnh, thuận theo tự nhiên có thể kéo dài tuổi thọ.

Hồng Liên, theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x