Khách tham gia trải nghiệm buýt sông: “Đi 1 giờ chờ 3 tiếng”

12/12/17, 09:49 Việt Nam

Tuyến buýt đường sông số 1 được xem là bước đột phá trong phát triển giao thông đường thủy tại TP HCM. Tuy nhiên, cần cải thiện một số vấn đề về lượng khách, bổ sung thêm phương tiện và cách phân bổ thời gian quay vòng hợp lý.

Buýt đường sông. (Ảnh: Internet)

Khách chủ yếu đi để trải nghiệm

Tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông) chính thức đưa vào khai thác ngày 25/11 với giá vé 15.000 đồng/người/lượt đã thu hút rất đông khách.

Trên chuyến cuối cùng xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1) lúc 17h30 ngày 9/12, tất cả ghế trong khoang đều kín chỗ. Hành khách chủ yếu là những người lớn tuổi và các gia đình cho con nhỏ đi trải nghiệm mô hình giao thông mới.

Theo ghi nhận, tàu buýt được thiết kế khá hiện đại, có ti vi và nước uống. Lịch trình, thời gian di chuyển, giá vé… cũng đều được thông tin chi tiết để hành khách tiện theo dõi.

Ngoài 72 ghế trong khoang, trên tàu còn một băng ghế phía sau nhằm tạo không gian rộng, thoáng đãng cho hành khách ngắm cảnh, hóng gió. Dưới mỗi ghế ngồi đều có áo phao để phòng trường hợp xảy ra sự cố.

Hành khách trên buýt đường sông. (Ảnh: Internet)

Theo chị Nguyễn Thị Kim Lan (31 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh), ngày cuối tuần, gia đình chị tranh thủ đi thử tuyến buýt đường sông và rất thích thú với loại hình này. Từ bến Bạch Đằng tới Linh Đông (quận Thủ Đức), với chiều dài hơn 10km, mất khoảng 45 phút. Tuy nhiên, do là chuyến tàu cuối cùng trong ngày nên khi muốn quay lại bến Bạch Đằng, nhiều người buộc phải chuyển qua phương tiện khác. Một số hành khách phải gọi người thân đến chở về nhà.

Trước đó, ghi nhận trên chuyến tàu xuất phát từ bến Bạch Đằng lúc 9h30 đến bến Linh Đông khoảng 10h15 ngày 8/12, hành khách khi muốn quay ngược lộ trình thì phải đợi đến 13h mới có chuyến.

Việc này khiến không ít người thấy bất tiện, trong khi tại bến Linh Đông cũng rất ít các dịch vụ để hành khách giải trí trong lúc chờ tàu nên hầu hết đều đón xe buýt, taxi hoặc xe ôm để về quận 1.

 Anh Bùi Đức Chiến (Q.Tân Bình) cho biết tranh thủ ngày thứ bảy đưa vợ con đi trải nghiệm buýt đường sông. Thế nhưng khi đến nơi, nhân viên thông báo đã hết vé các chuyến đi buổi sáng. “Các chuyến buổi sáng đều đã hết vé, giờ chỉ còn vé chuyến 14h30, anh chị muốn đi thì mua vé bây giờ”, nhân viên nói.

Rất nhiều hành khách đến bến Bạch Đằng nhưng không mua được vé đành thất vọng ra về. “Nói là buýt mà chỉ có vài chuyến thế này còn gì là buýt. Tôi từ Tân Phú lên đây tưởng mua vé dễ dàng như xe buýt, giờ không có vé phải ra về, coi như mất buổi sáng”, bác Tưởng (65 tuổi) tỏ ra thất vọng.

Người mua không được vé thất vọng ra về, người mua được vé hí hửng lên tàu rồi cũng gặp cảnh bất tiện. Anh Nguyễn Văn Trường cùng bạn gái tỏ ra hứng khởi khi mua được 2 vé đi chuyến 9giờ. Thế nhưng, bước xuống tàu anh Trường mới biết đến tại bến Linh Đông (Thủ Đức) phải đến 13h chiều mới có chuyến trở lại bến Bạch Đằng. “Cứ tưởng có tàu về liền thì đi một vòng cho biết, giờ đợi 3 tiếng đồng hồ không biết phải làm gì ở Thủ Đức, chắc là bắt xe buýt về lại”, anh Trường than thở.

Bác Phùng Trọng Luật có nhà ở quận 2 nên ra bến Bình An mua vé đón buýt đường sông chuyến 9h45 để trải nghiệm. Lần đầu tiên đi buýt sông, bác Luật nhận thấy phương tiện sạch sẽ, rộng, thủy thủ đoàn lịch sự, tiếp đón ân cần. “Mong rằng chủ đầu tư duy trì được hình ảnh này, nhiều người biết và đi buýt sông hơn để giảm tải cho đường bộ. Về lâu dài, nên có vé tháng như xe buýt để thu hút khách. Thời gian quay vòng cũng nên rút ngắn lại. Đến Linh Đông lúc 10h30 mà phải chờ tới 13h mới có chuyến về lại Bạch Đằng thì hơi lâu, không thuận tiện cho người đi làm. Tốt nhất khoảng 1 tiếng hoặc 45 phút có một chuyến quay vòng”, bác Luật nói.

Hiện việc thi công ở điểm đầu (bến Bạch Đằng) và điểm cuối (bến Linh Đông) đã cơ bản hoàn tất.

Tại khu vực bến Bạch Đằng, điểm đón – trả khách được thiết kế bởi một dàn nổi ven bờ sông. Điểm đón – trả khách này đặt cạnh một bãi giữ xe đã xây dựng trước đây nên khá tiện để hành khách gửi xe để trải nghiệm tuyến buýt.

Còn tại khu vực Linh Đông – điểm cuối của tuyến buýt được xây dựng gần bến đò ngang sông Bình Quới. Đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính và đang thi công hệ thống mái che, cải tạo lối lên, xuống…

Trong khi đó, ghi nhận ở một số vị trí khác được bố trí làm trạm dừng cho tuyến buýt này hiện việc thi công khá im ắng.

Cũng theo ghi nhận, mỗi tàu đều bán vé theo lượng khách cố định với hình thức cuốn chiếu, hết vé chuyến này sẽ tiếp tục bán cho những chuyến sau.

Sẽ điều chỉnh một số bất cập

Thống kê của Công ty TNHH Thường Nhật – chủ đầu tư dự án buýt sông, trong những ngày qua trung bình mỗi ngày buýt sông phục vụ gần 1.000 khách. Trong khi đó, lượng hành khách thực tế muốn đi trải nghiệm buýt sông còn lớn hơn nhiều nhưng không đáp ứng được. Tuy nhiên, lượng khách trong những ngày qua cho thấy chủ yếu là người dân đi trải nghiệm một lần cho biết, còn lượng khách đi theo lộ trình tuyến thường xuyên để đi làm, công tác thay cho phương tiện đường bộ vẫn chưa nhiều.

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty Thường Nhật cho rằng, đây là điều bình thường bởi buýt sông là một phương tiện mới nên mọi người đều muốn trải nghiệm. Sau một thời gian, người dân sẽ quen dần, những người đi thường xuyên sẽ có lựa chọn cho lộ trình của mình.

Lý giải về việc vì sao phải hơn 3 tiếng đồng hồ mới có chuyến tàu quay đầu ở bến Linh Đông, ông Toản cho biết, đây là tuyến buýt đường sông nên phải chạy theo lộ trình đã lên chứ không phải phục vụ riêng cho một nhóm hành khách chỉ muốn đi đến rồi quay về. Hành khách muốn đi buýt sông phải tìm hiểu lộ trình trước để thuận tiện cho công việc.

Tuyến buýt sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông) có chiều dài 10,8km từ bến Bạch Đằng (Q.1) đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông (Thủ Đức). Sau 10 ngày miễn phí, từ ngày 5/12, chủ đầu tư bắt đầu bán vé 15.000 đồng/người, hành trình mỗi chuyến khoảng 1 giờ qua 5 điểm đón trả khách. Theo kế hoạch, tuyến buýt sông số 1 có 5 tàu, mỗi tàu 75 hành khách. Hiện, chỉ mới đưa vào hoạt động 3 tàu, trong đó có 2 chiếc chạy thường xuyên, 1 chiếc dự phòng.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x