Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (Phần Cuối)

29/08/16, 16:00 Cổ Học Tinh Hoa

Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư, ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu” hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.

Ẩn sau câu chuyện Hồng Lâu Mộng chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia
Ẩn sau câu chuyện Hồng Lâu Mộng chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.

Phần 9 cũng là phần kết thúc của loạt bài thử giải huyền cơ tu luyện trong Hồng Lâu Mộng. Những thấu ngộ nhân sinh của tác giả Tào Tuyết Cần có liên hệ chặt chẽ với Phật gia và Đạo gia. Phật gia coi thế giới vật chất này là không chân thực nhất, tất cả đều coi là huyễn tượng, là mộng ảo. Nhân sinh là vô thường nhất. Con người không ai là không truy cầu hạnh phúc, nhưng theo Phật gia, phúc trong đời người không thể coi là phúc. Con người vốn dĩ đã là khổ, mà mục đích của tu luyện chính là giải thoát bản thân, thăng hoa tới thiên quốc.

Kiếp người tựa trang Hồng Lâu Mộng

Thực thực, mê mê…mấy ai chừng!

9. Chân, Giả gặp nhau – phản lý vũ trụ

Trong hồi 114, truyện kể: Chân Ứng Gia cũng có một đứa con trai tên là Chân Bảo Ngọc từ vóc dáng đến hình tướng giống hệt Giả Bảo Ngọc. Từ bé 2 người giống nhau đến cả tính tình, nay lớn lên, lúc hai người gặp nhau nói chuyện thì mới thấy mỗi người một tính cách. Là thế nào? Ở đây ta thấy lối chơi chữ, “Chân Ứng Gia”- tức là Chân Ứng Giả. Thế gian luôn tồn tại thuyết “tương sinh tương khắc”, có thật có giả, có tốt có xấu, có thiện có ác..

Cuộc gặp gỡ như là sự tái ngộ giữa Chân Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc, có hàm ý rằng nếu chúng ta xem mọi việc ở đời này là hiện thực, theo đuổi danh lợi, tình cảm, mê đắm dục vọng..thì chúng ta là con người trong Tam giới này, mãi mãi chịu luân hồi trong lý nhân sinh: sinh, lão, bệnh, tử. Trong đó có hạnh phúc vui sướng nhưng cũng sẽ có khổ đau, bệnh tật, nạn tai do số mệnh là an bài theo nghiệp lực. Còn với người thức giác, xem trần gian là ảo mộng, giả tạm mà buông bỏ mọi chấp trước, chấp nhận tất cả mà hoàn trả nghiệp, tu dưỡng tâm tính mà ngộ Đạo từ đó phản bổn quy chân. Đó là phản lý của vũ trụ, là cho con người ta trong mê mà giác ngộ!

“Giả bảo là chân. Chân cũng giả
Không làm ra có, có lại không”.

Hoàn nguyện ước của Lâm Đại Ngọc

Đại Ngọc đến thế gian này với ước nguyện, lấy nước mắt trả ân cam lộ. Trả xong lại về nơi tiên cảnh
Đại Ngọc đến thế gian này với ước nguyện, lấy nước mắt trả ân cam lộ. Trả xong lại về nơi tiên cảnh.

Lâm Đại Ngọc từ hy vọng, ước mong trông đợi cho đến hụt hẫng, cô đơn, tuyệt vọng…không kể xiết. Bao lần cô đã khóc cho mối tình với Bảo Ngọc. Hờn ghen, buồn giận, lo phiền, sầu não cũng bởi chữ Tình này. Cho đến khi mộng tan vỡ cô mới nhận ra đời là giả tạm. Đó cũng là lúc cô dứt nợ trần, nợ duyên.

Đã gọi là giả tạm thì mọi thứ ở đời dù hạnh phúc, vui sướng hay khổ đau chỉ là mượn xác thân này phân vai cho kiếp người ngắn ngủi. Đau khổ trước mắt chỉ là giả tướng, quan trọng trong khổ ta có thức giác để buông bỏ chấp trước hay không. Cổ nhân có câu: “Vô sở cầu nhi tự đắc”, không cầu mà được, càng cầu càng không có, được mấy ai hiểu thấu lý “nhân sinh như mộng” mà giác ngộ!

Biết đời là giả tạm
Sao vẫn mãi khổ đau
Nước mắt lẫn trông chờ
Càng mong càng vô vọng
Đã gọi là “nhân duyên”
Gieo chi thêm não phiền
Bi hoan tan hay hợp
Âu không nợ thì duyên
Bến giác gần phía trước
Trong mê sớm trở về
Nương Pháp hòa chơn lý
Từ đây phản hồi quy.

Vì ở trong mê, nên người ta khó mà nhận ra được mọi khổ đau, bệnh tật, nạn tai..đều là trong “nghiệp lực luân báo”. Sinh mệnh mỗi người đã được an bài. Trong cõi đời này, con người ta sinh ra, lớn lên gặp ai đó, yêu một ai đó ta luôn có câu hỏi “không biết vì lý do gì mà yêu thương một người, tin một người. Khen chê, nóng giận, đố kỵ, hiển thị..đều là biểu hiện của Tình. Và cũng từ cái Tình ấy sinh ra mọi cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố. Khi được thì thấy vui thỏa, khi mất thì buồn đau, ủ dột. Cảm thụ của con người luôn bị cái tình chi phối. Người ngộ được buông xả đi thì thân tâm an lạc thanh thản, còn người mê đắm, bất ngộ thì mãi khổ đau, lo phiền. Khác biệt ở một niệm!

Trong hồi 96, truyện kể Lâm Đại Ngọc hay tin Bảo Ngọc sắp lấy Bảo Thoa, từ vui vẻ, hớn hở chuyển sang buồn đau, nên tức khí sinh bệnh, thần hồn điên đảo. Tâm bệnh ngày càng trầm trọng.

Tâm gieo u sầu
Thân mang bệnh tật
Nước mắt trả ân
Giác rồi buông xả
An nhiên tự tai
Không vướng không màng
“trần trần trùi trụi”
Đi-về không không!

Đại Ngọc cùng Bảo Ngọc tuy là có mối duyên tình sâu đậm nhưng không đến được với nhau. Duyên tình trái ngang, tự hỏi “nhân duyên” sắp đặt cho hai người gặp gỡ, yêu nhau, cho nếm trải hạnh phúc, ngọt bùi trong tình yêu rồi lại ly tan, đau khổ? Bởi Đại Ngọc đến thế gian này với ước nguyện, lấy nước mắt trả ân cam lộ. Trả xong lại về nơi tiên cảnh. Vì khi trong vui sướng, hạnh phúc người ta dễ mê mờ, say đắm, còn trong khổ đau thì dễ thức giác ngộ Đạo. Có câu: “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”. Trong nỗi thống khổ cùng cực nếu thức giác thì bản thân sẽ thanh thản, an nhiên tự tại.

“Khi Đại Ngọc đang ở bên Bảo Ngọc nói chuyện, thì:

Tử Quyên giục:

– Cô về nhà nghỉ thôi.

Đại Ngọc nói:

– Phải đấy, giờ đến lúc ta về đây”.

giờ đến lúc ta về đây”- câu nói này của Đại Ngọc như là lời tiễn biệt Bảo Ngọc lần cuối trước khi ra đi- trở về nơi “xưa cũ”, thật cũng chính là sự đau đớn tột cùng trong tâm đã khiến cô bừng tỉnh. Đây là sự giác ngộ của Đại Ngọc khi trút hết ân tình. Không còn thấy đau buồn, không còn nước mắt, không còn trông chờ hy vọng, không còn cái cảm giác gọi là “cảm giác khổ đau” nữa.

“Bây giờ Đại Ngọc không cảm thấy đau xót nữa, chỉ mong chết cho mau, để hết nợ tình”.

Ta về đây”- lúc này đó là ước ao trở về với chân mệnh của chính mình. Thật đúng như câu: “muốn tốt thì phải thôi”. Thôi là đã hoàn thành ước nguyện của Giáng Chu- trong hình hài một Lâm Đại Ngọc với tâm niệm lấy nước mắt trả ân cam lộ cho Thần Anh trong Bảo Ngọc. Tốt là được quay về lại với bản mệnh nơi thiên thượng.

Khi chữa bệnh cho Đại Ngọc, thầy thuốc nói: “Bây giờ phải dùng thứ thuốc giữ âm cầm máu mới mong khỏi được” – vậy thứ thuốc “giữ âm cầm máu” là thứ thuốc gì?

Đó là “đề cao tâm tính”, tại sao? Giữ âm có nghĩa là thủ Đức, bồi âm Đức bằng cách đề cao tâm tính, thăng hoa tư tưởng, buông xả mọi thất tình lục dục, mọi chấp trước trong tâm. Người ta nói: “Bác sĩ chữa được bệnh nhưng không thể cải được mệnh”.

Một người khi đối diện với ngoại cảnh với việc trái ý nghịch lòng, đau khổ, nạn tai, bệnh tật..có 2 cách đối đãi. Một là phản kháng hai là chấp nhận. Sinh mệnh của mỗi người vốn đã có an bài, trong thống khổ mà hoàn trả nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, thăng hoa tâm tính, đề cao tầng thứ mà từ đó có tương lai hạnh phúc. Đó là “thuận theo thiên ý”, chấp nhận khổ đau, lấy khổ làm vui mà giác ngộ!  Còn với người luôn cố chấp, bất ngộ theo đuổi, đấu tranh, giựt giành..lại là đang tạo thêm nghiệp, kết cục đau khổ lại chồng chất đau khổ.

Đề cao tâm tính, phương thuốc hay
Khổ đau vui sướng do Tâm này
Liệu mà tu sửa, tương lai sáng
Không lại chồng chất, nghiệp cuồng quay..

Có nhiều người thắc mắc rằng, Đại Ngọc chết vì chữ tình tại sao lại được trở về nơi Thái Hư ảo cảnh? Vì bản mệnh của Đại Ngọc vốn không phải là con người, là vị tiên nơi thiên thượng- Giáng Chu tiên tử, không phải vì nghiệp lực mà đến thế gian này, mà  hạ trần với nguyện ước trả ân cam lộ bằng nước mắt trong cuộc đời mình cho Thần Anh. Hoàn nguyện xong thì trở về.

Sự thức giác của Giả Bảo Ngọc

Trong khổ mà thức giác
Ảo mộng trọ trần gian
Giả-Chân đồng tại thế
Trong mê có đường về.

Con đường phản bổn quy chân, nói khó không phải khó mà nói dễ cũng không phải dễ, là cả một chặng đường dài trong mê mà giác ngộ, từng chút từng chút một, sau khi buông bỏ mọi chấp trước trong tâm về chuyện ở đời này, thì trí huệ – phần thông lý ngộ Đạo trong Phật Pháp mới hóa giải hết mọi oan duyên, nghiệp quả từ đó đắc Đạo, đạt quả vị về lại cảnh giới xưa kia.

Đến đây, ta thấy qua cái chết của Lâm Đại Ngọc, Bảo Ngọc cũng đau khổ cùng cực, điên điên dại dại, trong mê mà thức giác, trong khổ mà ngộ Đạo. Bảo Ngọc dần cảm ngộ cuộc đời, duyên tình, oan nghiệp..từ đó cũng buông bỏ, xem nhẹ mọi thứ “danh, lợi tình”. Hướng con đường tu luyện, quay trở về.

Trong tình có Chân Tình và Giả Tình. Cái tình chân chính là thật sự đến từ nội tâm, khi yêu thương một ai đó, đó là “nhân duyên”, nếu vì lẽ yêu thương đó mà ta khởi mọi cảm xúc: vui, buồn, mừng, giận..thì đó chỉ là cái giả tình ở đời này. Còn chân tình thật sự là cái bổn tính vốn có trong mỗi chúng ta; vẫn yêu vẫn thương nhưng không khởi chấp trước, không dao động trước ngoại cảnh, bất động tâm, tưởng như vô tình nhưng lại thật là “chân tình”. Đó còn gọi là “Từ Bi”, cái bản tính tiên thiên vốn có trong mỗi người là vô tư, vô ngã, lấy Thiện đãi người, làm việc gì cũng nghĩ đến người khác. Đó là cảnh giới cao quý của “Từ Bi”.

Bản mệnh vốn tại Chân – Thiện – Nhẫn
Mê lầm bất giác mãi khổ đau
Giả tượng- cảnh đời, bài học quý
Buông xả chấp trước, nâng tâm tính.!
Buông tất cả hằng có tất cả.
Ngộ trong mê, một niệm Thần- Nhân
Thần- từ bi, vô vi vô ngã
Nhân- chấp tình, bản ngã vị tư
Nhân thành Thần- đường tu ắt khổ
Khổ nhất quý nhất, sớm hồi thiên.

Khi Bảo Ngọc đưa trả viên ngọc cho nhà sư, lúc này Thạch Đầu chính thức rời thân xác Giả Bảo Ngọc mà trở về, chỉ còn Thần Anh thị giả ở lại, do đó Bảo Ngọc đã thức giác thay đổi hẳn tính tình, thì vị sư ấy nói một câu: “Trở về đi”.

Trở về đi” đó chính là phản bổn quy chân.

Qua cái chết của Lâm Đại Ngọc, Bảo Ngọc dần cảm ngộ cuộc đời, duyên tình, oan nghiệp..từ đó cũng buông bỏ, xem nhẹ mọi thứ “danh, lợi tình”. Hướng con đường tu luyện, quay trở về.
Qua cái chết của Lâm Đại Ngọc, Bảo Ngọc dần cảm ngộ cuộc đời, duyên tình, oan nghiệp..từ đó cũng buông bỏ, xem nhẹ mọi thứ “danh, lợi tình”. Hướng con đường tu luyện, quay trở về.

Vì đã giác ngộ nên Bảo Ngọc đã xem nhẹ, buông bỏ mọi thứ vật chất thuộc về đời này như: công danh, lợi lộc, tình cảm nam nữ..một lòng quyết chí tu luyện, nâng cao cảnh giới tư tưởng mình, khi ấy vật chất xấu trong cơ thể cũng tiêu đi thế nên Bảo Ngọc trở nên tỉnh táo và khỏe hơn hẳn dù không có viên ngọc. Đúng như câu: “Vật chất và tinh thần là nhất tính, tướng do tâm sinh”.

Trong hồi 118, truyện kể: Trong lúc thấy Bảo Ngọc đang ngồi đọc sách xem sách có vẻ say mê và nhận thấy Bảo Ngọc càng ngày càng xa lánh thế tục, tình cảm nam nữ với cả công danh sự nghiệp. Bảo Thoa khuyên can.

“Bảo Ngọc chưa nghe hết, đã đặt quyển sách xuống mỉm cười:

– Nghe mợ nói về phẩm cách con người, lại nhắc đến thánh hiền đời xưa gì đó. Mợ biết thánh hiền đời xưa có nói câu “chớ làm sai tấm lòng đứa trẻ mới sinh” hay không ? Đứa trẻ mới sinh có gì đáng quý? Chẳng qua chỉ vì nó không hiểu, không biết, không tham, không ghét mà thôi. Chúng ta sinh ra đã đắm đuối trong vòng tham, giận, ngây, yêu. Chẳng khác gì bùn lầy. Làm thế nào thoát khỏi cái lưới ấy của cõi trần. Cho hay người xưa tuy đã nói qua bốn chữ “tụ tán phù sinh” (3). Nhưng chưa làm cho một ai tỉnh ngộ cả. Đã muốn nói về nhân phẩm thì thử hỏi ai là kẻ đạt được cái trình độ sơ sinh?”

Qua cuộc đối thoại trên, ta thấy Bảo Ngọc đã thật sự giác ngộ, nhưng vì còn chưa “trọn ơn sinh thành đối với tổ tiên”, nên đành dùi mài kinh sách thi cho đậu rồi mới buông bỏ mọi thứ ra đi.

Cuộc đời này quả là “thùng thuốc nhuộm”, khi một đứa trẻ mới sinh ra vô tư trong sáng bao nhiêu, cũng giống như tấm lòng không chút vẩn đục, “Đứa trẻ mới sinh có gì đáng quý? Chẳng qua chỉ vì nó không hiểu, không biết, không tham, không ghét mà thôi. Chúng ta sinh ra đã đắm đuối trong vòng tham, giận, ngây, yêu. Chẳng khác gì bùn lầy”, dần lớn lên thì sinh ra mọi cảm xúc, tư tưởng vị tư, mê đắm trong các dục vọng mà tự đánh mất chính mình.

Người vì danh suốt đời ôm hận, kẻ lụy tình thì khổ tâm, người vì vinh hoa phú quý, lợi ích mà bán rẻ lương tâm, tình thân…thậm chí giết nhau không từ một thủ đoạn nào. Phản bổn quy chân ấy là quay về với “bản tính thiện lương, vô tư, vô ngã..như tấm lòng của một trẻ thơ”. Mới mong thoát khỏi cõi mê “bùn nhơ” này. “Vì nước thiên đàng chỉ thuộc về những ai giống như đứa trẻ ấy” ( lời Thánh Kinh). Đối với người tu luyện thì “tu đến vô lậu mới viên mãn được”.

“Một hôm đi đến trạm Côn Lăng, trời rét, tuyết xuống, thuyền đậu ở chỗ vắng vẻ. Giả Chính sai người lên bộ, đưa danh thiếp đi từ tạ bầu bạn, nói thuyền sẽ đi ngay, không dám phiền ai đến thăm hỏi. Khi ấy đầu thuyền chỉ để lại một đứa nhỏ để hầu. Giả Chính ở trong thuyền viết thư, định cho người đi bộ đem về nhà trước. Khi viết đến việc Bảo Ngọc, liền dừng bút lại, ngẩng đầu lên, bỗng thấy đầu thuyền lờ mờ có dáng một người trong bóng tuyết, đầu trọc chân trần, mình khoác chiếc áo đi mưa bằng lông vượn màu đại hồng, ngoảnh vào Giả Chính và sụp xuống lạy. Giả Chính chưa nhìn được rõ, vội ra đầu thuyền, muốn đến đỡ dậy để hỏi. Người ấy lạy bốn lạy, rồi đứng dậy chào theo lối nhà Phật.

Rồi nghe tiếng ca, có vẻ rất huyền diệu?

Chỗ ta ở đấy, đỉnh núi thanh u,

Chỗ ta chơi đấy, cõi không mịt mù;

Ai đi cùng ta nhỉ, ta đi theo với ?

Mênh mông đất trời, về nơi Đại hoang!”

Người ấy chính là Bảo Ngọc hay nói đúng hơn là Thần Anh trong xác thân Bảo Ngọc đã tiến bước tu luyện và sau đã chứng quả Văn Diệu Chân Nhân.

Câu chuyện của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc mặc dù thấm đẫm nước mắt, và tưởng chừng như chuyện hoang đường chốn hồng lâu, nhưng đã thật sự đã thức tỉnh nhiều người. Vậy mới nói: Mộng-thực-mộng.

Hồng Lâu Mộng, với góc độ người tu luyện ta nhìn nó như một vở diễn, một tuồng hư ảo mà cảnh tỉnh chính mình. Không khác gì thực tại nơi thế gian này, những ai đã có cơ duyên đắc Đại Pháp, mang thân người đắc được một chính Pháp trong giai đoạn này quả thực không phải dễ dàng, “nhân thân nan đắc”, đến như Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc muốn tu luyện thì cũng phải mang thân xác con người mới tu luyện quay trở về được.

Vì trong mê mà giác mới là chân giác, trong khổ mà hoàn nghiệp. Cùng Sư Phụ đến đây với ước nguyện cứu độ chúng sinh, trợ Sư chính Pháp. Chờ hằng bao nhiêu ức kiếp, giờ cơ duyên đã có. Mong những ai đắc Đại Pháp trân quý “cơ duyên vạn cổ” này.

Con đường “phản bổn quy chân” nhân thành Thần nhất định phải tống khứ mọi nhân tâm, phàm tục..mọi việc đã được an bài, mọi quan mọi khảo nghiệm là cơ hội, là bài học dành cho mỗi người tu luyện. Có thể xem đó là “giả tướng” mà tu chính mọi ý niệm, lời nói, hành động, thật sự buông bỏ mọi chấp trước trong Tâm, đồng hóa với nguyên lý Chân- Thiện – Nhẫn. Ấy mới chân chính là con đường phản bổn quy chân của đệ tử Đại Pháp.

Chấp hay không cũng bởi do tâm
Thành hay bại cũng bởi do tâm
Đau đớn làm chi thêm phiền muộn
Nước mắt trào dâng chưa giải hết
Duyên nợ tiền kiếp nào có hay
Chấp nhận tất cả có tất cả
Thề nguyện tiền kiếp  có nhớ chăng?
Nhất tâm hướng thượng đồng hóa Pháp
Hòa tan nguyên lí Chân – Thiện – Nhẫn
Tĩnh tâm học Pháp khai tâm trí
Tâm thông trí sáng xóa mê lầm
Có hay không có cũng là không
Thấy hay không thấy cũng là không
Được hay mất cũng là không
Không hờn, không hận không oán trách
Không yêu không ghét, chẳng lụy phiền
Tâm không trí sáng mọi sự thông
Đã biết là giả sao cứ chấp
Soi xét tận sâu trong tâm trí
Quy chính bản thân đồng hóa Pháp
Chính niệm chính hành đồng hóa Pháp
Chữ tình nhỏ bé đáng kể gì
Gieo từ đời kiếp sao không nhớ
Sư phụ gánh cho hơn nửa phần
Chỉ còn một ít sao chẳng vượt
Khuyên người sao chẳng tự khuyên mình
Luôn giữ chính niệm luôn trong Pháp
Giải khai chấp trước đạt khai thông
Tâm không trí sáng chẳng động tâm
Hoàn thành thệ ước phản hồi quy.

Xem thêm: Phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8

Chánh Bình, dịch từ Zhengjian.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

    Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

    Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

x