Học thuyết Darwin – Một chủ đề cấm

20/05/11, 10:45 Bí ẩn, Thuyết Tiến Hóa

Không phải các nghiên cứu khoa học về học thuyết Darwin bị cấm mà đó là cuộc tranh luận công khai về kết quả nhận được của các nghiên cứu liên quan.

Hầu hết những người có học thức và lý trí đều không thể tin rằng việc tranh luận học thuyết Darwin trên các báo chí và kênh truyền hình chính thức bị cấm. Điều này khiến không ít người cảm thấy kinh ngạc.

Bài báo dưới đây đầu tiên được ủy quyền và sau đó là bị kiểm duyệt bởi tờ Times Higher Education Supplement (THES), một tờ báo đặt trụ sở tại thủ đô London chuyên đưa tin các vấn đề liên quan đến giáo dục bậc đại học. Sau sự can thiệp của tiến sĩ Richard Dawkins, nhiều sự kiện đã khiến bài báo bị kiểm duyệt, chi tiết được mô tả trên tạp chí Scientific Censorship.

Độc giả của THES (đa phần là các giảng viên đại học của Anh Quốc) đã bị ngăn không cho biết những nội dung của bài báo. Ngày nay các bạn có những thực tế trước mặt, và có thể tự mình quyết định.

Học thuyết tân Darwin: Đã đến lúc phải xem xét lại

Chủ nghĩa tân Darwin (neo-darwinism) là thuật ngữ dùng để mô tả ngành tổng hợp tiến hóa hiện đại của thuyết tiến hóa Darwin theo cơ chế chọn lọc tự nhiên kết hợp với di truyền học Mendel.

Những thành quả chói lọi do khoa học và công nghệ mang lại trong thế kỷ 19 nhờ “phân tích lý tính” đã khiến người ta nghĩ đến việc ứng dụng phương pháp lý tính trong những lĩnh vực khác.

Theo sau thành công rực rỡ của “phương pháp” và “lý tính” trong vật lý và hóa học, và đặc biệt trong y học, người ta đã tìm cách ứng dụng phương pháp phân tích tương tự cho các vấn đề khó khăn phức tạp như: xã hội nhân loại và các vấn đề kinh tế; tâm lý con người; và thậm chí cả nguồn gốc và sự phát triển của sự sống. Kết quả là sự xuất hiện những triết học cơ giới trong thế kỷ 19: Chủ nghĩa Marx, học thuyết Freud và học thuyết Darwin.

Tính đơn giản và chắc chắn của các hệ thống này đã phản ánh một đời sống được tổ chức một cách thông minh, có trật tự của xã hội dưới thời nữ hoàng Victoria vương quốc Anh, với những tiêu chuẩn độc đoán và các định kiến bị thể chế hóa. Hiện nay, sau một thế kỷ, cả ba hệ thống trên đã phát triển, đã được kiểm nghiệm bởi lịch sử, và cuối cùng nhận ra đó là những công cụ không thích hợp.

Không giống như Marx và Freud, Darwin vẫn còn được coi trọng trong cả hai khía cạnh: người có tư tưởng tiên phong, và đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu cẩn thận (Các nghiên cứu của ông về những con hàu hóa thạch lưu lại một quyển sách các dẫn chứng cho các nhà cổ sinh vật học). Nhưng trong những năm đầu của thế kỷ 20, lý thuyết mang tên ông đã bị biến thành học thuyết tân Darwin: học thuyết mà các dạng sống là những cái máy, với mục đích chỉ là nhân bản gen – một vấn đề của hóa học và khoa học thống kê; hoặc theo lời giáo sư Jacques, Monnod, giám đốc viện Pasteur, một vấn đề chỉ thuộc về “sự ngẫu nhiên và sự cần thiết”. [1]

Và trong khi bằng chứng về sự tiến hóa bản thân nó vẫn còn sức thuyết phục – đặc biệt là những sự giống nhau được phát hiện thấy trong ngành giải phẫu so sánh và ngành sinh học phân tử của nhiều loài khác nhau – nhiều bằng chứng thực nghiệm mà trước đây người ta tin rằng ủng hộ cho cơ chế đột biến di truyền kết hợp với sự chọn lọc tự nhiên của học thuyết tân Darwin, đã tan chảy như tuyết vào buối sáng mùa xuân, nhờ sự quan sát tốt hơn và sự phân tích cẩn thận hơn.

Hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Marx, Freud và tân Darwin cuối cùng đã hoàn toàn sụp đổ bởi cùng một nguyên nhân: chúng đã cố sử dụng giản hóa luận cơ giới để giải thích và tiên đoán các hệ thống, những thứ mà hiện nay chúng ta biết là có những liên hệ phức tạp, và không thể giải thích theo kiểu cộng gộp các phần của chúng lại với nhau.

Trong trường hợp học thuyết tân Darwin, không phải là những bí ẩn của tư duy hay kinh tế được giải thích, mà là nguồn gốc của những sinh vật đơn bào trong lòng đại dương nguyên sinh, và sự phát triển của nó thành thực vật và động vật ngày nay theo một quá trình hoàn toàn mơ hồ của đột biến gen cùng với sự chọn lọc tự nhiên.

Trong 5 thập kỷ đầu của thế kỷ 20 – thời kỳ hoàng kim của các học thuyết – các nhà động vật học, cổ sinh vật học và các nhà giải phẫu so sánh đã tập hợp được những mẫu vật trưng bày ấn tượng, mà rất nhiều thế hệ học sinh đã thấy ở các Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên trên toàn thế giới: sự tiến hóa của họ ngựa; các hóa thạch minh họa sự chuyển tiếp từ cá đến loài lưỡng cư, đến loài bò sát, rồi đến động vật có vú; và những khám phá các loài lạ lùng đã tuyệt chủng như “chim thủy tổ’, trông có vẻ nửa bò sát, nửa chim.

Trong những thập kỷ kế tiếp, những vật trưng bày này đầu tiên gây tranh cãi, sau đó bị hạ xuống, và cuối cùng bị đẩy vào tầng hầm tối của bảo tàng, vì các nghiên cứu sâu thêm đã chỉ ra chúng có những thiếu sót và sai lầm.

Bất cứ ai học ở một quốc gia Tây phương trong 4 thập kỷ gần đây sẽ nhớ lại về một sơ đồ tiến hóa của ngựa từ ‘Eohippus’, một loài chó nhỏ giống như sinh vật trong kỷ Thủy Tân (Eocene) khoảng 50 triệu năm trước đây, đến loài ‘Mesohippus’, một loài động vật cỡ con cừu khoảng 30 triệu năm trước đây, cuối cùng đến loài ‘Dinohippus’, có kích thước của một con ngựa nhỏ.

Vào năm 1950, George Simpson – một giáo sư cổ sinh vật học của trường Harvard – đã vẽ biểu đồ này. Đi kèm với nó là một cuốn sách tiêu biểu của ông – “Loài ngựa” – đã tóm gọn tất cả các nghiên cứu được thực hiện bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ vào nửa đầu thế kỷ trước.

Simpson đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng bằng chứng của ông là không cần bàn cãi vì ông viết: “Lịch sử của họ ngựa vẫn còn là một trong những chứng cứ rõ ràng và thuyết phục nhất để cho thấy rằng các sinh vật thực sự tiến hóa… Ngày nay thực sự không có một nơi nào tiếp tục thu thập và nghiên cứu các hóa thạch đơn giản chỉ để xác định xem liệu sự tiến hóa có phải là sự thực không. Câu hỏi này đã được trả lời dứt khoát là có” [2]

Tuy nhiên, không lâu sau khi khẳng định điều này, Simpson thừa nhận rằng trong biểu đồ mà ông vẽ chứa những khoảng trống lớn mà ông đã không đưa vào: một khoảng trống là trước loài ‘Eohippus’ và không biết tổ tiên của nó, là một ví dụ, một khoảng trống nữa là sau loài ‘Eohippus’ và trước hậu duệ ‘Mesohippus’ của nó [3]. Trên quan điểm khoa học, thì cái gì liên kết những loài riêng rẽ trên biểu đồ nổi tiếng đó với nhau trong khi không có mẫu hóa thạch nào? Và làm sao những mẫu vật không có quan hệ như vậy có thể minh chứng cho sự đột biến gen hay sự chọn lọc tự nhiên được?

Mặc dù hiện nay, bản thân những bộ xương đã bị cho vào tầng hầm, nhưng biểu đồ nổi tiếng trên vẫn xuất hiện trong số các vật trưng bày của bảo tàng, những quyển sổ tay, sách in, từ điển bách khoa toàn thư và các bài thuyết giảng.

Con “Chim thủy tổ” khác thường này, thoạt nhìn cũng có vẻ xác minh quan niệm của thuyết tân Darwin rằng loài chim đã tiến hóa từ các loài bò sát nhỏ. Trên thực tế, nguồn gốc như vậy là không thể, bởi vì loài coelosaurs, cũng giống như các loài khủng long khác không có xương cổ, trong khi đó loài “chim thủy tổ”, giống như tất cả các loài chim, có xương đòn biến đổi để hỗ trợ các cơ ngực của nó. [4] Và nữa, rất lạ lùng, là làm sao một hóa thạch riêng rẽ lại là bằng chứng của sự đột biến có lợi hoặc sự chọn lọc tự nhiên được?

Những người theo học thuyết tân Darwin đã vội vàng tuyên bố rằng những khám phá hiện đại của ngành sinh học phân tử đã ủng hộ lý thuyết của họ. Chẳng hạn, họ nói rằng nếu phân tích ADN, bản đồ gen di truyền của thực vật và động vật thì sẽ phát hiện được chúng liên hệ với nhau gần hay xa. Nghiên cứu trình tự sắp xếp ADN cho phép vẽ được gia phả chính xác của tất cả các sinh vật sống và cho thấy chúng liên hệ với nhau bởi một tổ tiên chung như thế nào.

Đây là một tuyên bố rất quan trọng và tập trung vào học thuyết này. Nếu đúng, thì có nghĩa là các động vật mà những người theo học thuyết tân Darwin nói rằng có liên hệ gần gũi với nhau, chẳng hạn như hai loài bò sát, thì sẽ có ADN giống nhau nhiều hơn so với những loài động vật mà ít liên hệ với nhau, chẳng hạn như loài bò sát và loài chim.

15 năm trước, các nhà sinh vật học phân tử làm việc dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Morris Goodman tại Đại học Michigan đã quyết định kiểm tra giả thuyết này. Họ đã lấy ADN alpha-Hemoglobin của hai loài bò sát – rắn và cá sấu – hai loài mà những người theo học thuyết tân Darwin nói là có liên hệ gần gũi, và ADN hemoglobin của loài chim, trong trường hợp này là của một chú gà trong trại chăn nuôi.

Họ thấy rằng hai loài động vật có trình tự ADN ít giống nhau nhất là hai loài bò sát rắn và cá sấu. Chúng chỉ có khoảng 5% trình tự ADN giống nhau, tương đương với 1/20 ADN hemoglobin của chúng. Hai loài có ADN gần nhau nhất là cá sấu và gà, có khoảng 17% trình tự ADN giống nhau – gần 1/5. Trên thực tế, những điểm giống nhau của ADN là ngược lại so với dự đoán của những người theo học thuyết tân Darwin.[5]

Thậm chí còn bối rối hơn nữa là thực tế rằng sự khác biệt lớn về mã hóa gen lại có thể làm cho các loài động vật nhìn bề ngoài rất giống nhau và có những biểu hiện hành vi giống nhau. Trong khi đó, các sinh vật trông bề ngoài và hành vi hoàn toàn khác nhau lại có nhiều điểm chung về gen. Ví dụ có hơn 3.000 loài ếch, tất cả chúng bề ngoài nhìn đều giống nhau. Nhưng sự khác nhau về ADN giữa chúng còn lớn hơn giữa loài dơi và loài cá voi xanh.

Hơn nữa, nếu những ý tưởng về sự biến đổi gen dần dần của học thuyết tân Darwin là đúng, thì người ta có thể đoán rằng những sinh vật đơn giản có ADN đơn giản, còn các sinh vật phức tạp có ADN phức tạp.

Trong một vài trường hợp, điều này đúng. Loài giun tròn đơn giản là một đối tượng hay dùng trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vì ADN của nó chỉ chứa khoảng 100.000 đơn vị nucleotide. Ngược lại ở mức độ phức tạp, con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, và chứa khoảng 3 tỉ đơn vị nucleotide.

Đáng tiếc rằng, học thuyết này lại bị phản bác bởi rất nhiều ví dụ chống lại. Trong khi ADN của con người chứa trong 23 cặp nhiễm sắc thể, thì loài cá vàng nhỏ bé lại có nhiều hơn gấp đôi, tới 47 cặp. Thậm chí, con ốc sên trong vườn cũng có đến 27 cặp nhiễm sắc thể. Một số loài hoa hồng có 56 cặp nhiễm sắc thể.

Vì vậy có một thực tế đơn giản là: việc phân tích ADN không chứng thực học thuyết tân Darwin. Trong phòng thí nghiệm, những phân tích ADN chứng minh học thuyết tân Darwin là không có cơ sở.

Một đòn thậm chí còn nặng hơn hơn đối với học thuyết này là việc khám phá ra rằng cốt lõi của học thuyết tân Darwin – khái niệm nguyên thủy của chọn lọc tự nhiên, hay sự sống sót của kẻ thích nghi nhất – là hết sức sai lầm.

Vấn đề ở chỗ: làm thế nào các nhà sinh học (hoặc bất cứ ai) có thể kể được những đặc điểm nào là sự “thích nghi” để sinh tồn của động vật hay thực vật? Làm sao có thể xác định được loài động vật hay thực vật nào là thích nghi.

Câu trả lời là: cách duy nhất để xác định sự thích nghi là bằng phương pháp giải thích duy lý hậu nghiệm – kẻ thích nghi là “những cá thể còn sống sót”. Trong khi cách duy nhất để mô tả cá thể duy nhất còn sống sót là “kẻ thích nghi”. Như vậy lý thuyết trung tâm của chủ đề Darwin này hóa ra là một suy luận lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa.

Giáo sư sinh học tại đại học Edinburgh, C.H. Waddington, đã viết: “Sự chọn lọc tự nhiên, đầu tiên được xem xét như thể nó là một giả thuyết đang cần phải có sự xác nhận bằng thực nghiệm hoặc quan sát, hóa ra khi xem xét kỹ hơn thì nó là một suy luận lặp đi lặp lại, một tuyên bố về mối tương quan vẫn thường nghe nói đến, mặc dù trước đây chưa từng được thừa nhận. Nó khẳng định rằng những cá thể thích nghi nhất trong quần thể (được định nghĩa là những cá thể để lại hậu duệ tốt nhất) sẽ để lại hậu duệ tốt nhất. Sau khi tuyên bố được đưa ra, tính đúng đắn của nó là hiển nhiên”. [6]

George Simpson, giáo sư cổ sinh vật học tại đại học Harvard, đã tìm cách khôi phục lại nội dung của ý tưởng về chọn lọc tự nhiên khi nói: “Nếu cha mẹ tóc đỏ, có tỉ lệ con cái trung bình lớn hơn so với những người có tóc màu hung hoặc đen, như vậy sự tiến hóa sẽ tiến triển theo hướng tóc màu đỏ. Nếu người có gen thuận tay trái có nhiều con, sự tiến hóa sẽ theo hướng thuận tay trái. Những đặc tính này bản thân nó không trực tiếp có ý nghĩa gì cả. Quan trọng là ai để lại nhiều hậu duệ hơn qua các thế hệ. Sự chọn lọc tự nhiên sẽ ủng hộ sự thích nghi chỉ khi các bạn định nghĩa sự thích nghi là sự để lại nhiều hậu duệ hơn. Trên thực tế, các nhà di truyền học định nghĩa nó theo cách đó, điều này có thể làm cho những người khác bối rối. Đối với một nhà di truyền học, sự thích nghi chẳng có gì liên quan tới sức khỏe, sức mạnh, vẻ đẹp, hay bất cứ thứ gì khác ngoài hiệu năng sinh sản”. [7]

Để ý cụm từ: “Những đặc tính này bản thân nó không trực tiếp có ý nghĩa gì cả.” Cụm từ vô hại này lại phá hoại nghiêm trọng quan niệm then chốt của Darwin: Các đặc tính thể chất đặc biệt của mỗi loài vật là thứ khiến nó thích nghi để tồn tại: cái cổ dài của loài hươu cao cổ, đôi mắt tinh của loài chim ưng, hay tốc độ chạy nhanh tới 97 km/giờ của loài báo gêpa.

Việc tái định nghĩa của Simpson đồng nghĩa với việc phải vứt bỏ tất cả điều trên: đó không phải là các đặc tính ảnh hưởng trực tiếp, mà đó là khả năng của loài động vật để duy trì nòi giống. Xét cho cùng, đây không phải là cuộc chạy đua về tốc độ mà chỉ là sự sinh sản mau lẹ. Vậy làm sao học thuyết tân Darwin có thể giải thích được sự đa dạng kinh khủng của các đặc tính?

Không chỉ những ý tưởng của những người theo học thuyết tân Darwin bị chứng minh là vô căn cứ qua nghiên cứu thực nghiệm, mà những kết quả lạ thường đã được đưa ra ánh sáng vào những thập kỷ gần đây còn chỉ ra rằng sự tiến hóa không mù mờ, mà đúng hơn là nó theo một con đường nào đó chưa hiểu được. Những thí nghiệm của Cairns ở Đại học Harvard và Hall ở Đại học Rochester cho thấy rằng các vi sinh vật có thể biến đổi theo cách có lợi.

Các thí nghiệm với cây thuốc lá và cây lanh đã chứng minh sự biến đổi gen thông qua kỹ thuật thụ tinh đơn [9]. Các thí nghiệm với các loài hải tiêu và loài kỳ nhông từ những năm 1920 đã chứng minh sự kế thừa của các đặc tính không di truyền [10]. Hơn nữa, như ngài Fred Hoyle đã chỉ ra, hóa thạch vi sinh vật đã được tìm thấy ở các thiên thạch, chỉ ra rằng sự sống là từ vũ trụ chứ không phải là một sự tình cờ may mắn xảy ra trong “bát súp nguyên thủy”. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi ngài Francis Crick, người đồng khám phá ra chức năng của ADN [11]

Dưới ánh sáng của những khám phá kiểu này, học thuyết tân Darwin mà được thừa nhận rộng rãi này không còn được thừa nhận một cách quá vô căn cứ như vậy nữa. Một thế hệ các nhà sinh học mới đang đặt lý thuyết này dưới ánh sáng lạnh lùng của sự điều tra thực nghiệm và khám phá ra rằng nó không thích hợp. Đó là thế hệ các nhà khoa học như Tiến sĩ Rupert Sheldrake, Tiến sĩ Brian Goodwin, giáo sư sinh học tại trường Đại học Mở và Tiến sĩ Peter Saunders, giáo sư toán học tại trường Cao Đẳng Hoàng Gia Luân Đôn.

Không ngạc nhiên rằng, công việc của thế hệ mới này là dị biệt với thế hệ cũ. Khi cuốn sách của Rupert Sheldrake “Một khoa học mới về sự sống” cùng với lý thuyết hình thái cộng hưởng mang tính cách mạng của cuốn sách được xuất bản vào năm 1981, ông John Maddox biên tập viên của tạp chí “Tự Nhiên”, đã phát động một lời kêu gọi đem đốt quyển sách này đi – một dấu hiệu chắc chắn rằng Sheldrake đã phát hiện ra một số thông tin quan trọng, nhiều người nghĩ vậy [12][13]

Tâm trạng hiện nay trong ngành sinh học đã được Sheldrake tóm tắt lại như sau, “Khá giống với làm việc ở nước Nga dưới thời Brehznev. Nhiều nhà sinh vật học có một bộ quan điểm nơi công sở – những quan điểm mang tính hình thức, và một bộ quan điểm khác – những quan điểm thực sự của họ, là những điều mà họ có thể nói một cách cởi mở với bạn bè. Họ có thể đối xử với các vật thể sống như những máy móc trong phòng thí nghiệm nhưng khi họ về nhà, họ không đối xử với gia đình của mình như một cái máy vô tri vô giác”.

Một khía cạnh kỳ lạ của khoa học trong thế kỷ 20 là trong khi vật lý đã phải cam chịu sự bẽ bàng của nguyên lý bất định và các nhà vật lý đã trở nên quen thuộc với những thực thể lạ như các “sóng vật chất” và các “hạt ảo”, nhiều đồng nghiệp của họ trong lĩnh vực sinh học dường như không để ý tới cuộc cách mạng điện động lực học lượng tử. Mức độ mà nhiều nhà sinh học quan tâm chỉ là, vật chất được làm từ những quả bóng bi-a mà va chạm theo các định luật Newton, và họ tiếp tục xây dựng các mô hình phân tử bằng các quả bóng bàn nhiều màu sắc.

Một trong những nhà khoa học nổi bật nhất thế kỷ 20 và là người đoạt giải Nobel, Max Planck đã quan sát thấy rằng: “Một chân lý khoa học mới không thành công bằng cách thuyết phục các đối thủ của nó và khiến họ nhìn thấy được ánh sáng, mà phần nhiều là bởi vì các đối thủ của nó cuối cùng cũng chết, và một thế hệ mới lớn lên và quen thuộc với nó”.

Có thể phải mất một hoặc nhiều thập kỷ nữa, trước khi một thế hệ mới như vậy lớn lên và trả lại hiểu biết chính xác cho việc nghiên cứu sinh học tiến hóa.

Chú thích:

1. Nguyên lý bất định (uncertainty principle, theo wikipedia): là một nguyên lý quan trọng của cơ học lượng tử, do Werner Heisenberg đưa ra, phát biểu rằng người ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác.

Trong triết học, xét về khía cạnh tính ngẫu nhiên, có 2 trường phái: trường phái Heisenberg (dựa trên cơ sở nguyên lý bất định Heisenberg), hay trên cơ sở thuyết xác suất, nghĩa là các hiện tượng xảy ra là mang tính ngẫu nhiên. Trường phái này hoàn toàn đối lập với trường phái định mệnh (determinism) mà Albert Einstein nhận định, khoa học gia nổi tiếng với câu: ‘Chúa không chơi trò súc sắc’, (súc sắc tượng trưng cho xác suất), nghĩa là không ngẫu nhiên, mà có định mệnh, an bài. Ông tin rằng các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ là có quy luật, theo một an bài nào đó.

2. Ánh sáng có 2 tính chất: sóng và hạt (hai dạng vật chất khác nhau). Trong một thí nghiệm thì ánh sáng được xem như sóng, một thí nghiệm khác thì nó được xem như hạt. Nhiều nhà vật lý học không thể hiểu được điều này, và đi đến chấp nhận nó.

Theo chanhkien.org 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x