Hành trình tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống hiện đại nhờ môn tu luyện cổ xưa

13/05/17, 12:57 Pháp Luân Công, Tri thức

25 năm sau khi Pháp Luân Công được truyền xuất ra công chúng, đã có rất nhiều giáo sư, chuyên gia tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống hiện đại nhờ môn tu luyện tâm linh cổ xưa này. Họ đã làm cách nào?

161022161212976 (1)
Gần 3.000 học viên Pháp Luân Công trên thế giới luyện công tập thể tại quảng trưởng Liên Hiệp Quốc San Francisco, ngày 22/10/2016. (Ảnh: Epoch Times)

Hầu hết những ngày trong tuần, ông Joshua Lý, 44 tuổi, giáo sư phẫu thuật chỉnh hình tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ làm công việc chăm sóc các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống và nghiên cứu việc sử dụng hạt nano để điều trị thoái hóa đĩa đệm giữa các đốt sống.

Tuy nhiên, vào mỗi Chủ nhật, ông lại tạm gác công việc để dẫn dắt nhóm luyện công tại một trung tâm ở thành phố Charlottesville, thực hành các bài công pháp nhẹ nhàng của Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại. Môn tu luyện được thực hành trên khắp thế giới, nhưng hiện vẫn đang bị bức hại ở quê hương Trung Quốc sau khi thu hút khoảng 70 đến 100 triệu học viên vào cuối những năm 1990.

Năm nay (2017) đánh dấu 25 năm kể từ khi Pháp Luân Công được giới hiệu ra công chúng. Môn tu luyện này lấy nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn để chỉ đạo việc tu dưỡng tâm tính, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống hơn là lợi ích vật chất, và nó đã thu hút được rất nhiều chuyên gia thành công như ông Lý.

Ông Lý và một số người khác cho biết, họ đã ngay lập tức cảm nhận được tác động tích cực của môn tu luyện lên cuộc sống của họ, bao gồm những lợi ích sức khỏe ấn tượng, cũng như các triết lý cải biến nội tâm có vẻ dễ dàng nắm bắt, nhưng lại hết sức uyên thâm khi áp dụng vào cuộc sống.

005_2016OrthopaedicGrads-674x1013

Ông Joshua Lý, giáo sư phẫu thuật chỉnh hình tại Đại học Virginia và cũng là học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: The Epoch Times)

Hành trình tìm kiếm

Khí công, trong đó có Pháp Luân Công, rất phổ biến ở Trung Quốc trong những năm 1980 và 1990. Sức thu hút chính của nó đến từ những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

Niềm tin sẽ mang lại sức khỏe tốt đã đưa ông Lý đến với khí công. Từ lâu ông đã tìm kiếm một phương pháp điều trị cho mẹ mình, người dễ dàng cảm lạnh sau khi bị phơi nhiễm hóa chất trong công việc nghiên cứu tên lửa cho nhà nước Trung Quốc. “Ở nhà, chúng tôi luôn phải đóng cửa sổ và mẹ tôi phải mặc quần áo dày ngay cả trong mùa hè”, ông nhớ lại.

Ở tuổi 12, ông Lý đã học Thái cực quyền, một môn võ thuật cổ truyền của Trung Hoa cũng được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, rồi cố gắng chỉ lại cho mẹ. Bên cạnh đó, mẹ ông cũng đã thử qua y học cổ truyền và châm cứu, nhưng cũng không mấy cải thiện.

Khi ở trường trung học và cao đẳng, ông Lý đã thử một số trong hàng trăm môn khí công đang được giảng dạy vào thời điểm đó, nhưng rồi ông đã phải bỏ cuộc trong sự vỡ mộng vào năm 1995.

“Rất nhiều khí công sư lập ra khí công giả nhằm mục đích duy nhất để kiếm tiền và danh tiếng cho bản thân”, ông nói.

“Hãy tránh xa khí công giả!”, ông Lý cảnh báo cha mẹ trước khi rời nhà, và trở lại trường đại học y Tây An, tỉnh Thiểm Tây để hoàn thành bằng thạc sĩ. Sau đó, ông vẫn tiếp tục tập Thái cực quyền.

Sau khi tốt nghiệp vào tháng 7/1997, ông trở về quê nhà. Về đến nhà, ông bỗng thấy một làn gió thổi qua cửa sổ, còn mẹ ông thì đang mặc một chiếc áo sơ mi ngắn tay, đó là cảnh tượng mà ông chưa bao giờ chứng kiến trước đây.

Khi ông vội vàng đi khắp nhà đóng cửa sổ lại, mẹ ông gọi: “Này, đừng lo, mẹ khỏi bệnh rồi!” Bà đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công từ tháng 5.

Lợi ích sức khỏe

Mặc dù Pháp Luân Công, cũng như tất cả triết lý của Trung Quốc cổ đại, đều có phương thức lĩnh lội tri thức về thế giới mà khoa học không thể lý giải, nhưng những hiệu quả kỳ diệu mà môn tu luyện mang lại đã buộc ông Lý và nhiều người khác như ông phải nhìn nhận nó một cách nghiêm túc.

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, lần đầu tiên truyền xuất môn tu luyện ra công chúng vào ngày 13/5/1992, với một nhóm nhỏ ở quê nhà Trường Xuân, Trung Quốc.

Đến năm 1993, hàng trăm người đã tham dự loạt bài giảng 10 ngày của ông. Năm 1994, những người tổ chức phải đặt sân vận động thay vì hội trường để đủ chỗ cho hàng ngàn người đăng ký tham dự các bài giảng.

Thousands of Falun Gong practitioners perform one of the practice’s five exercises, the “Falun Standing Stance,” in Guangzhou, southern China, in 1998.
Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công luyện công ở Quảng Châu, Nam Trung Quốc, vào năm 1998. (Ảnh: The Epoch Times)

Lần nào, ông Lý Hồng Chí cũng tự trả khoản lệ phí giảng đường và nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công sẽ được thực hành không tốn phí mãi mãi. Ông đã ngừng giảng Pháp sau khi xuất bản cuốn “Chuyển Pháp Luân”, đưa ra những nguyên lý tu luyện toàn diện của Pháp Luân Công vào tháng 1/1995. Trong những năm tiếp theo, hàng chục triệu người Trung Quốc đã bắt đầu tiến vào tu luyện.

Ông Chu Lê Minh, một đại tá Trường Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ, người từng trở thành một điều phối viên tình nguyện sau khi tham dự loạt bài giảng ở Bắc Kinh vào tháng 8/1992 tin rằng, có hai lý do cho sự phổ truyền nhanh chóng của Pháp Luân Công.

Thứ nhất, “hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công là tuyệt vời”, ông Chu nói. Nhiều người nhận thấy vấn đề sức khoẻ của họ chỉ đơn giản biến mất sau một thời gian ngắn luyện tập.

Ông Joshua Lý đã choáng váng khi nghe chính khí công, điều mà ông nghĩ chỉ toàn là giả, đã chữa lành bệnh cho mẹ ông. “À, Pháp Luân Công còn có một quyển sách”, ông nhớ lời mẹ từng nói khi đưa cho mình một bản sao của cuốn Chuyển Pháp Luân.

Và điều thu hút thứ 2 của môn tu luyện là những bài giảng và sự chuyển biến đạo đức mạnh mẽ mà nó mang lại.

“Tôi đọc xong bài giảng đầu tiên thì hiểu ra khí công thực sự là gì”, ông Lý nói. Và ông đã hoàn tất 8 bài giảng còn lại chỉ trong một lần đọc, ngày hôm sau, ông bắt đầu luyện công.

Nâng cao đạo đức

Có lần, một bệnh nhân của ông Joshua Lý nói, ông trông có vẻ thanh bình và “đặc biệt” hơn so với những bác sĩ phẫu thuật khác. Thật vậy, ông đã cân bằng được việc chăm sóc bệnh nhân với những nghiên cứu phức tạp về tái tạo các mô tủy sống, và ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng uy tín cùng những khoản tài trợ.

“Tu luyện Pháp Luân Công khiến tôi biết quan tâm đến những người khác. Có lẽ đó là lý do bệnh nhân thường nghĩ tôi chu đáo hơn”, ông Li nói.

Ông Chu Lê Minh, một đại tá không quân chia sẻ, Pháp Luân Công bao gồm 4 bài động công và 1 bài tĩnh công thiền định, nhưng đây không chỉ đơn giản là một môn tập về sức khoẻ và thể lực.

“Những lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí đã giúp mọi người nâng cao đạo đức. Nhiều người cuối cùng đã nhận ra rằng, Pháp Luân Công là một con đường tu luyện thực sự”, ông Chu hiện đang sống ở New York sau khi thoát khỏi Trung Quốc vì bị bức hại nói.

Zhu Liming, a former colonel in the People's Liberation Army's Air Force Command College who became a volunteer Falun Gong coordinator in Beijing. (Courtesy of Zhu Liming)

Ông Chu Lê Minh, cựu đại tá thuộc Trường Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ, người từng là một điều phối viên Pháp Luân Công tình nguyện tại Bắc Kinh. (Ảnh: The Epoch Times)

Tu luyện, hay hoàn thiện nhân cách thông qua việc tuân theo các nguyên lý về đạo đức đã có lịch sử ít nhất từ năm 2000 TCN ở Trung Quốc. Pháp Luân Công như một sự tiếp nối của truyền thống ấy khi các học viên luôn cố gắng sống theo nguyên lý của vũ trụ Chân, Thiện, Nhẫn.

Điều đặc biệt hơn là Pháp Luân Công thu hút mọi lứa tuổi và tầng lớp trong xã hội, từ người cao tuổi, nội trợ, học sinh sinh viên cũng như giới tri thức và chuyên gia,…

Ông Levi Browde, đối tác của một công ty phần mềm có trụ sở tại Manhattan và là Giám đốc  Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, đã thấy rất nhiều ví dụ về sự cải biến tâm tính của các học viên Pháp Luân Công ở New York.

Levi Browde, a partner with a Manhattan-based software company and the executive director of the Falun Dafa Information Center, speaks at a Falun Gong rally on May 14, 2014. (Dai Bing/The Epoch Times)
Levi Browde, đối tác của một công ty phần mềm ở Manhattan và là Giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, phát biểu tại một cuộc mít tinh của học viên Pháp Luân Công vào ngày 14/5/2014. (Ảnh: The Epoch Times)

Ông nói: “Tôi từng chứng kiến ​​khoảng 20 người thích gây gổ và hiếm khi nói chuyện với cha mẹ, hoặc hoàn toàn không quan tâm đến họ, đã thay đổi và xây dựng lại mối quan hệ đó. Trong cuộc sống hằng ngày, những giáo huấn của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi nuôi dạy hai đứa con trai với lòng từ bi và chính trực”.

Frank Tần, một nhà quản lý đầu tư quỹ y tế ở Manhattan đã tìm kiếm môn tu luyện tinh thần truyền thống một thời gian trước khi ông thấy cộng đồng Pháp Luân Công của Đại học Thanh Hoa vào năm 1995. Lúc ấy, hơn 500 giảng viên và sinh viên của một trường đại học danh tiếng, được coi là MIT của Trung Quốc, đang tập luyện các bài công pháp hằng ngày tại trường, ông kể. Môn tu luyện đã mang đến cho họ sự cải biến mạnh mẽ về đạo đức.

“Pháp Luân Đại Pháp dạy rằng chúng ta nên bao dung và nhẫn nhịn trong cuộc sống hàng ngày, luôn hướng nội trước để tìm ra những thiếu sót của bản thân khi có vấn đề nảy sinh”, ông nói thêm. “Khi chúng ta không ngừng cố gắng để trở nên từ bi và hòa ái, chúng ta thậm chí có thể cải thiện được cả xã hội”.

Theo The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x