Vô Danh Khách – Cao thủ dịch thuật đưa tiểu thuyết Kim Dung chinh phục người Việt

31/10/18, 11:47 Tri thức

Sài Gòn 50 năm trước có ai còn nhớ cố dịch giả Hàn Giang Nhạn không, ông rất thành công với những tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung như “Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ…”

Hầu như báo nào trước năm 1975 cũng đăng truyện của Kim Dung do Hàn Giang Nhạn dịch
Hầu như báo nào trước năm 1975 cũng đăng truyện của Kim Dung do Hàn Giang Nhạn dịch. (Ảnh qua nguoilambao)

Ông tên thật là Bùi Xuân Trang, sinh ngày 19/ 3 năm Kỷ Dậu (tức 8/5/1909) tại Thái Bình. Thuở nhỏ, thể tạng ông rất ốm yếu, năm lên 9, ông bắt đầu được học Hán văn với chú họ, học quốc ngữ với cha, học Pháp văn với chú ruột.

Năm 1953, ông dẫn gia đình vào Sài Gòn, làm việc bên ngành Công chánh.

Năm 1957, ông dạy học tại trường Trần Lục, Tân Định, từ đây đến cuối đời, ông dịch sách, ông nhận dịch sách cho nha Tu thư, sở Học liệu của Bộ Giáo dục.

Bộ sách đầu tiên ông dịch là Thiên Long Bát Bộ, sau đó là Hiệp khách hành, Liên thành quyết, Thư kiếm ân cừu lục, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký…,ngoài sách của Kim Dung ông còn dịch sách của các nhà văn khác như Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Cổ Long, và sáng tác một số tiểu thuyết võ hiệp.

Năm 1981, ông qua đời, hưởng thọ 70 tuổi.

Hàn Giang Nhạn và bản dịch Tiếu Ngạo Giang Hồ của ông. (Ảnh: LQPhong)

Sinh thời, Bùi Xuân Trang sử dụng 3 bút danh. Bút danh Thứ Lang ký vào các tác phẩm dịch văn chương, khảo cứu, học thuật, lịch sử.

Bút danh Vô Danh Khách để ký vào các tác phẩm dịch truyện hài hước hoặc các bài ngắn.

Bút danh Hàn Giang Nhạn để chuyên dịch những tác phẩm võ hiệp của Kim Dung và một số tác giả khác.

Nổi danh nhất là bút danh Hàn Giang Nhạn, xuất hiện năm 1963, khi những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung mới du nhập vào Sài Gòn thông qua tờ Minh báo Hong Kong.

Theo nhà văn Vũ Đức Sao Biển, Bùi Xuân Trang lấy bút danh này vì trong tử vi của ông có câu “Nhạn quá hàn giang cách”.

Vốn là người gốc Bắc, di cư về phương Nam là vùng có khí hậu quanh năm ấm áp, ông tự ví mình như con chim nhạn thiên di về phương Nam khi mùa đông đến nên lấy luôn bút danh Hàn Giang Nhạn.

Là một trong những dịch giả truyện võ hiệp được yêu thích ở Việt Nam, ông dịch nhiều sách trong đó nổi bật là các truyện của Kim Dung, ông đã dịch 7 bộ “Thư kiếm ân cừu lục, Lãnh nguyệt bảo đao (tức Phi Hồ ngoại truyện), Thiên Long Bát Bộ, Tố tâm kiếm (tức Liên thành quyết), Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ và Lộc Đỉnh ký của tác giả Kim Dung .

Bản dịch các tác phẩm Kim Dung của ông được đánh giá là tự nhiên phóng khoáng, mang hồn tính võ hiệp thơ mộng.

Một số đoạn văn vần trong truyện được dịch sang tiếng Việt được đánh giá cao, như đoạn mở đầu của Tiếu ngạo giang hồ:

Gió xuân đầm ấm, ngàn liễu xanh tươi, hoa phô sắc thắm, hương nức lòng người, hay bài thơ “Khiển hoài” của Đỗ Mục đời Đường được dịch trong Lộc Đỉnh ký:

Lưu lạc Giang Nam đã bấy lâu 
Cùng người nhỏ bé ở bên nhau
Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng
Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu

Ngoài dịch Kim Dung, ông còn dịch sách của các tác giả võ hiệp khác và các tác phẩm ở thể loại khác, trong đó có bộ Truyền kỳ mạn lục tân biên của Nguyễn Tự, ông còn tự mình viết 1 số tiểu thuyết võ hiệp như Hồng bào quái nhân, Đoạn hồn tuyệt cung, Độc cô quái khách, Ngũ âm phụng kiếm.

>>> Ai là đệ nhất cao thủ khinh công và cải trang trong tiểu thuyết Kim Dung?

>>> Ai là đệ nhất mỹ nhân trong tiểu thuyết Kim Dung?

Theo Fb/Saigonxua

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x