Hai tòa thành gặp đại nạn – Báo ứng trong câu ca dao quả nhiên ứng nghiệm

Lời một câu ca dao xưa quả nhiên về sau đã ứng nghiệm, khiến cho thế nhân không khỏi bàng hoàng. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho con người về Thiên lý thiện ác hữu báo.

c1
Câu ca dao ứng nghiệm khiến thế nhân bàng hoàng. (Ảnh: Sohu)

Rất lâu trước kia, ở huyện Đa Luân, Nội Mông Cổ thịnh truyền hai câu ca dao dân gian rằng: “Thủy yêm Lạt Ma miếu, hỏa thiêu Quế Hoa thành”. Về sau đều ứng nghiệm! Miếu Lạt Ma và thành Quế Hoa vì sao lại cùng ở trên câu ca dao đó? Nguyên nhân thứ nhất có lẽ là vì hai nơi này đều thuộc nơi buôn bán thông thường ở Nội Mông Cổ, nguyên nhân thứ hai là bởi vì đạo đức con người nơi đó đã trở nên bại hoại mà bị trời khiển trách.

Thủy yêm Lạt Ma miếu

Từ sau khi Khang Hy trị vì, đã xây dựng hai quần thể chùa miếu. Lạt Ma miếu hay còn gọi là Đa Luân Nặc Nhĩ, là nơi rất nổi tiếng. (Đa Luân, chữ Mông Cổ có nghĩa là “Thất”; Nặc Nhĩ, chữ Mông Cổ có nghĩa là “Bạc”. Đa Luân Nặc Nhĩ, là ý muốn chỉ xung quanh có bảy hồ nước nhỏ).

Thuận theo ý trời, con sông Ngạch Nhĩ Đằng nước trong veo chảy xiết tới thành phía Nam rồi phân thành hai nhánh, tới thành phía Bắc lại hợp lại làm một, vây quanh thành cổ. Vậy nên, mọi người đặt tên cho hai nhánh sông này là Uyên Ương hà.

Nơi đây không đến 3 km2, là vùng đất trù phú có phong thủy rất tốt, miếu đền san sát. Miếu Nương Nương, miếu Thành Hoàng, miếu Quan Công, miếu Long Vương, miếu Hà Bá…, đền miếu chi chít khắp nơi. Nơi đây người dân đều mang lòng kính sợ Thần linh mà dùng tâm pháp ước thúc mình, mọi người an phận thủ thường, an cư lập nghiệp. Bởi vậy, thực sự là thủy không dễ tai họa, trời ban phúc lành. Lạt Ma miếu đã phát triển trở thành một góc của bức tranh thịnh thế huy hàng xán lạn của thời Khang – Càn.

Nhưng mà, tới giai đoạn đầu thời Dân Quốc, trên đường phố Tam Đạo thành Đông Nam, nghề kỹ nữ dần dần hưng thịnh. Thời thế đổi thay, vật đổi sao dời. Bởi vì phố Tam Đạo nằm gần bờ sông Uyên Ương, mọi người nhìn thấy nước sông Uyên Ương bắt đầu bỗng nhiên trở nên vẩn đục. Những kỹ nữ kia nếu vô ý mang thai, sẽ đem những thai nhi lẫn máu đen ném vứt ra bờ sông. Loại hành vi này thật sự là đại nghịch bất đạo, người người oán trách.

Dân Quốc năm thứ 8, vào ngày 27 tháng 7, trên bầu trời Đa Luân bỗng có một tiếng nổ lớn, gió to mưa lớn. Nước lũ ngập tràn khắp thành phía Nam, nước sông Ngạch Nhĩ Đằng tràn vào phố Tam Đạo, nước sông Uyên Ương dâng cao. Cả phố Tam Đạo bị cuốn trôi hết, không còn sót lại chút gì.

Cũng may số người thương vong rất ít, chỉ có một người bị chết đuối. Người này nghe nói là tú bà của một kỹ viện nọ. Trước khi hồng thủy ập tới, không biết là có ai đó trên đường hô to kêu mọi người chạy tránh lũ, may thay mà thoát khỏi kiếp nạn này.

Có lẽ là nhờ tín ngưỡng cắm rễ ăn sâu, bản tính hành thiện của con người nơi đây vẫn còn tồn tại, nên lần này mới được trời bảo hộ.

15123a9ae99a51f1f15bb84e18cbad76
Một điệu múa của người Nội Mông Cổ. (Ảnh: Sohu)

Hỏa thiêu Quế Hoa thành

Thành Quế Hoa có lịch sử lâu đời hơn so với Đa Luân, tới triều Thanh nhân khẩu càng đông đúc, là khu thông thương hưng thịnh. Ai ngờ về sau lại phát sinh rất nhiều người buôn bán gian lận, lừa bịp.

Ngày đó, trên phố có một ông lão điên điên khùng khùng, cầm một cái bánh mì to, đi khắp hang cùng ngõ hẻm, miệng không ngừng hét to: “Đại hỏa thiêu – mười bốn lạng”.

Thời đó mười sáu lạng tương xứng với một cân. Vậy nên có một ông chủ cửa hàng nghe xong thì hiểu được huyền cơ: Ông lão điên muốn nói rằng mọi người buôn bán cố ý thiếu cân, bốn cho thành sáu, bởi vậy mà cảnh tỉnh sẽ gặp báo ứng. Bởi vậy, vị lái buôn này đã nói lại cho những người buôn bán cùng nghề xung quanh biết, để cùng mau chóng sửa sai.

Ông lão kia cứ đi như vậy trên đường suốt mấy ngày liền, một ngày nọ thì đi vào cửa hàng bán điếu hút thuốc. Ông lão sau khi đi vào cửa hàng, hỏi điếu tốt xấu ra sao, lại hỏi giá, từ từ cò kè mặc cả, nửa muốn nửa không muốn mua. Ông chủ cửa hàng rất tức tối, thế mà ông lão lại còn rút ra một túi thuốc bên hông, nói nhất định phải nếm thử.

Ông chủ cửa hàng nén tức mang điếu cho ông lão. Ông lão nắm lấy một nhúm thuốc lá cho vào nõ điếu. Nhìn lại thì thấy miệng nõ vẫn chưa đầy. Bởi vậy mà kêu lên: “Làm thế nào để cho đầy nõ điếu bây giờ?”.

Ông chủ cửa hàng trong cơn tức giận liên tiếp nhét thuốc vào nõ, kết quả vẫn không đầy, nên sợ hãi không dám làm tiếp nữa. Ông lão lấy diêm ra, đốt điếu hút, sau khi hút mấy hơi thì nói: “Điếu này không tốt, không kéo được!”. Nói xong hất chỗ thuốc còn cháy dở ra trước cửa. Bỗng chốc chỉ thấy một ngọn lửa lớn cháy bùng lên, ông lão cũng biến mất không thấy tăm hơi đâu nữa.

Chỉ trong thoáng chốc, không biết bao nhiêu cửa hàng trong thành đều bị thiêu rụi. Nhưng kỳ quái là, lửa này hoặc là cháy liên tiếp, hoặc cách ba, bốn nơi mới cháy, hơn nữa chỉ cháy kho hàng của các nhà buôn mà không cháy nhà dân. Hỏa hoạn đã thiêu rụi tan tác cả thành Quế Hoa. Tuy nhiên, nghe nói rằng, phàm là người buôn bán ngay chính, hoặc là người đã biết sửa sai thì không gặp tai họa này.

Hai câu chuyện xưa này đến nay vẫn được lưu truyền trong dân gian, như một lời cảnh tỉnh tới chúng ta rằng: Người làm trái với nhân luân thiên lý thì tất nhiên sẽ bị trừng phạt. Đồng thời ông trời có đức hiếu sinh, sẽ cảnh thị cho những ai còn có lương tri. Chỉ là bạn có tin hay không, có sớm tỉnh ngộ hay không mà thôi.

Ngày nay, đạo đức xã hội suy đồi, khắp nơi đều là thiên tai nhân họa không ngừng xảy đến. Rất nhiều lời tiên tri trong lịch sử đều ám chỉ: Nhân loại sẽ gặp đại kiếp nạn. Không biết, hai câu chuyện này có khiến bạn lý trí suy ngẫm hay không?

Bảo An (Theo secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x