Facebook ở Myanmar đã trở nên ‘tồi tệ’ ra sao?

13/09/18, 11:19 Công nghệ

Trước sự bùng nổ đột ngột của Internet, Facebook xuất hiện trong một quốc gia với nhiều thập niên đối mặt với căng thẳng sắc tộc và tôn giáo đã khiến vấn nạn ở Myanmar ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Hơn 700.000 người Hồi giáo Rohingya đã rời Myanmar. (Ảnh: Reuter)

Tất cả những điều này đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo ở Myanmar, nơi Liên hiệp quốc nói Facebook có một “vai trò quyết định” trong việc cổ vũ sự thù ghét chống lại người thiểu số Rohingya.

Tôi sợ rằng bây giờ Facebook đã biến thành một dã thú, và đó không phải là mục đích ban đầu của nó”, bà Yanghee Lee, đặc phái viên về nhân quyền của LHQ ở Myanmar phát biểu hồi tháng 3/2018

Công ty Facebook thừa nhận thất bại và đã tìm cách giải quyết các vấn đề.

Nhưng làm thế nào mà giấc mơ của Facebook về một thế giới cởi mở và kết nối hơn đã trật đường rầy ở một nước Đông Nam Á?

Facebook xuất hiện

Thet Swei Win, giám đốc của Synergy, một tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy sự hòa hợp xã hội giữa các nhóm dân tộc ở Myanmar, nói: “Ngày nay, mọi người đều có thể sử dụng Internet“.

Đó không phải là trường hợp ở Myanmar 5 năm trước đây.

Ảnh hưởng bên ngoài đã được giữ ở mức tối thiểu trong những thập niên khi quân đội thống trị đất nước Myanmar. Nhưng với việc bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, và việc bà được bầu làm lãnh đạo thực tế của Myanmar, chính phủ bắt đầu tự do hoá kinh doanh – bao gồm cả lĩnh vực viễn thông.

Và hiệu ứng này rất ấn tượng, Elizabeth Mearns của BBC Media Action, tổ chức từ thiện phát triển quốc tế của BBC cho biết:

Trước khi Internet bùng nổ, thẻ SIM gía khoảng 200 USD”, bà nói. “Trong năm 2013, Myanmar cho các công ty viễn thông khác vào thị trường và giá thẻ SIM chỉ còn 2 USD. Đột nhiên điện thoại thông minh trở nên vô cùng dễ tiếp cận“.

Customers in a cafe in Myanmar using Facebook
Với nhiều người Myanmar, Facebook đồng nghĩa với Internet. (Ảnh: Getty)

Và sau khi mua một chiếc điện thoại rẻ tiền và một thẻ SIM giá nhẹ, có một ứng dụng mà mọi người ở Myanmar đều muốn dùng: Facebook. Nguyên nhân là Google và một số cổng thông tin trực tuyến lớn khác không hỗ trợ văn bản Miến Điện, nhưng Facebook thì có.

Mọi người ngay lập tức mua điện thoại thông minh có thể truy cập Internet và họ sẽ không rời khỏi cửa hàng trừ khi ứng dụng Facebook được tải xuống điện thoại“, bà Mearns nói.

Thet Swei Win tin rằng, bởi vì phần lớn dân số trước đây không có kinh nghiệm với Internet, họ đặc biệt dễ bị tuyên truyền và nghe thông tin sai lạc.

Chúng tôi không có kiến thức về Internet“, Ông Thet Swei Win nói với Trending. “Chúng tôi không được giáo dục đầy đủ về cách sử dụng Internet, cách lọc tin tức, cách sử dụng Internet một cách hiệu quả. Chúng tôi không có những kiến thức đó“.

Trong số dân chừng 50 triệu người, khoảng 18 triệu người ở Myanmar là những người thường xuyên dùng Facebook.

Nhưng Facebook và các công ty viễn thông đã cho hàng triệu người Myanmar có dịp truy cập vào Internet. Lần đầu tiên dường như không đối mặt với các căng thẳng sắc tộc và tôn giáo của quốc gia này.

Căng thẳng sắc tộc

Tại Myanmar có tồn tại sự thù hận rất sâu. Người Rohingyas bị Myanmar khước từ quyền công dân. Nhiều người trong lớp cầm quyền Phật giáo thậm chí không coi họ là một nhóm dân tộc của Myanmar – thay vào đó họ gọi họ là “Bengalis”, một thuật ngữ cố ý nhấn mạnh sự tách biệt của họ với người dân còn lại của đất nước.

Một cuộc hành quân năm 2017 ở bang Tây Bắc Rakhine được thực hiện, chính phủ cho biết, để nhổ tận gốc các chiến binh người Rhhingyas. Sự kiện này dẫn đến việc hơn 700.000 người phải chạy trốn tới láng giềng Bangladesh – một điều mà Liên Hợp Quốc gọi là cuộc khủng hoảng tị nạn biến chuyển nhanh chóng nhất thế giới.

Một báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết các nhân vật quân sự hàng đầu tại Myanmar phải bị điều tra về tội diệt chủng ở Rakhine và tội ác chống lại loài người ở các khu vực khác. Nhưng chính phủ Myanmar đã bác bỏ những khuyến cáo đó.

‘Vũ khí hóa’ Facebook

Sự kết hợp của căng thẳng sắc tộc và một thị trường truyền thông xã hội đang bùng nổ gây ra một kết quả độc hại. Kể từ khi Internet bắt đầu được sử dụng hàng loạt ở Myanmar, các bài viết chống người Rohingya thường xuyên xuất hiện trên Facebook.

Thet Swei Win nói rằng số bài viết chống Rohingya mà ông thấy được chia sẻ trên Facebook rất kinh hoàng. “Facebook đang bị vũ khí hóa“, ông nói với BBC Trending.

Người tị nạn Rohingya chờ nhận vật phẩm cứu trợ tại Cox’s Bazar, Bangladesh. (Ảnh: Reuters)

Trong tháng 8/2018, một cuộc điều tra của Reuters tìm thấy hơn 1.000 bài viết, bình luận và hình ảnh khiêu khích của người Myanmar tấn công người Rohingya và những người Hồi giáo khác.

Thành thật mà nói, khi bắt đầu nghiên cứu tôi nghĩ chắc là chỉ tìm được một vài trăm bài viết như thế là cùng“, phóng viên điều tra Reuters Steve Stecklow, người đã làm việc với các đồng nghiệp người Myanmar cho biết.

Stecklow nói rằng một số tài liệu cực kỳ bạo lực và chứa nhiều đồ họa.

Thật là đáng sợ khi đọc và tôi phải nói với mọi người: Bạn có ổn không? Bạn có muốn nghỉ một chút không?”.

An exhausted Rohingya refugee woman touches the shore - September 2017
Một số bài viết trên Facebook nói thẳng rằng mong người tị nạn Rohingya sẽ chết đuối trên biển. (Ảnh: Reuters)

Khi tôi gửi những tài liệu này cho Facebook, tôi cảnh báo trên email rằng tôi chỉ muốn cho quý vị biết đây là những điều rất đáng lo ngại”, ông nói. “Điều đáng chú ý là [một số] những bài này đã xuất hiện trên Facebook trong cả 5 năm và cho đến khi chúng tôi thông báo cho họ vào tháng 8 thì mới bị xóa“.

Một số bài viết được Stecklow và nhóm của ông liệt kê mô tả người Rohingyas là chó hoặc lợn.

Đây là một cách để làm mất nhân tính một nhóm người“, Stecklow nói. “Để rồi, sau đó, khi những điều như diệt chủng xảy ra, nhiều xác xuất là sẽ không có một sự náo động công khai hoặc phản đối kịch liệt nào vì mọi người thậm chí không xem những người này như loài người“.

Thiếu nhân viên

Bài vở mà nhóm nghiên cứu của Reuters tìm thấy rõ ràng trái với hướng dẫn cộng đồng của Facebook, các quy tắc quyết định những gì được và không được phép đăng tải trên trang mạng xã hội này. Tất cả các bài viết đã được gỡ bỏ sau khi điều tra, mặc dù sau đó BBC đã tìm thấy những bài tương tự vẫn còn trên Facebook.

Vậy tại sao mạng xã hội Facebook lại không hiểu là nó được sử dụng để phát tán tuyên truyền như thế nào?

Một lý do, theo Mearns, Stecklow và nhiều người khác, là công ty đã gặp khó khăn trong việc diễn giải một số từ nhất định.

Ví dụ, một lời sỉ nhục chủng tộc đặc biệt – “kalar” – có thể là một thuật ngữ xúc phạm nặng nề được sử dụng chống lại người Hồi giáo hoặc có ý nghĩa vô tội hơn: “Chickpea”.

Vào năm 2017, Stecklow nói, công ty đã cấm thuật ngữ này, nhưng sau đó đã thu hồi lệnh cấm vì ý nghĩa kép của từ đó.

Cũng có những vấn đề về phần mềm có nghĩa là nhiều người dùng điện thoại di động ở Myanmar gặp khó khăn khi đọc hướng dẫn của Facebook về cách báo cáo những bài đăng đáng lo ngại.

Nhưng cũng có một vấn đề cơ bản hơn nhiều – việc thiếu màn hình nội dung tiếng Myanmar. Theo tường trình của Reuters, công ty chỉ có một nhân viên nói tiếng Myanmar trong năm 2014, con số đã tăng lên thành bốn người vào năm 2015.

Công ty hiện có 60 người và hy vọng sẽ có khoảng 100 người nói tiếng Myanmar vào cuối năm 2018.

Nhiều cảnh báo

Sau khi trào lưu sử dụng Facebook bùng nổ ở Myanmar, công ty Facebook đã nhận được nhiều cảnh báo từ các cá nhân về cách trang mạng này được sử dụng để truyền bá lời lẽ căm thù chống Rohingya.

Vào năm 2013, nhà sản xuất phim tài liệu người Úc, Aela Callan, đã nêu lên mối quan tâm với một người quản lý Facebook cao cấp. Năm 2014, một sinh viên tiến sĩ tên Matt Schissler có một loạt các tương tác với nhân viên, điều này dẫn đến một số nội dung bị xóa.

Và vào năm 2015, doanh nhân công nghệ David Madden đã đi đến trụ sở chính của Facebook ở California để mời giới quản lý công ty này nghe một bài thuyết trình về việc ông đã nhìn thấy trang mạng này được sử dụng để khuấy động sự căm thù ở Myanmar.

Họ đã được cảnh báo rất nhiều lần”, Madden nói với Reuters. “Nó không thể được trình bày cho họ rõ ràng hơn nữa, và họ đã không làm những điều cần phải làm“.

Xóa tài khoản

Facebook không đáp ứng các yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

Kể từ năm 2017, công ty đã thực hiện một số hành động. Vào tháng 8/2017, Facebook đã xóa 18 tài khoản và 52 trang liên quan đến các quan chức Myanmar. Một tài khoản trên Instagram, mà Facebook sở hữu, cũng đã bị đóng. Facebook cho biết họ “tìm thấy bằng chứng rằng nhiều người trong số các cá nhân và tổ chức này đã cam kết hoặc cho phép hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong nước”.

screengrab
Tài khoản Facebook của nhà sư Phật giáo cấp tiến Wirathu bị xóa bỏ đầu năm 2018. (Ảnh:  Fb SCREENGRAB)

Những tài khoản và trang bị xoá này được gần 12 triệu người theo dõi.

Vào tháng 1/2018, Facebook cũng loại bỏ tài khoản của Ashin Wirathu, một nhà sư cấp tiến nổi tiếng với những bài phát biểu gây ra những nỗi sợ hãi chống lại người Hồi giáo.

‘Quá chậm’

Trong một tuyên bố, Facebook đã thừa nhận rằng đã “quá chậm trong việc ngăn chặn thông tin sai lạc và cổ vũ sự thù hận” ở Myanmar, và ghi nhận rằng các quốc gia mới bắt đầu xử dụng Internet và phương tiện truyền thông xã hội dễ khiến “tình trạng phổ biến sự căm thù xảy ra”.

Chủ đề của ngôn từ kích động căm thù trên trang mạng xã hội này xuất hiện vào đầu tháng 9/2018, khi giám đốc điều hành của Facebook, Sheryl Sandberg, điều trần trước một ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ.

Facebook's Sheryl Sandberg
Sheryl Sandberg nói Facebook cam kết giải quyết nạn phổ biến lời lẽ căm thù. (Ảnh: Drew Angerer)

Thù hận là chống lại chính sách của chúng tôi và chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để gỡ bỏ những bài có nội dung đó xuống. Chúng tôi cũng công bố công khai tiêu chuẩn ngôn từ kích động thù địch của chúng tôi là gì“, bà Sandberg nói. “Chúng tôi rất quan tâm rất về quyền công dân“.

Khi giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội hồi tháng 4/2018, ông được hỏi cụ thể về các sự kiện ở Myanmar. Ông đã trả lời rằng, ngoài việc tuyển dụng nhiều người nói tiếng Myanmar, công ty cũng đang làm việc với các nhóm địa phương để tạo ra một nhóm giúp xác định những ”người chuyên cổ vũ căm thù” và các vấn đề tương tự ở Myanmar và các nước khác trong tương lai.

Bà Elizabeth Mearns từ BBC Media Action tin rằng, trong khi vai trò của Facebook ở Myanmar hiện đang được giám sát, tình trạng này chỉ là một ví dụ tiêu biểu về một vấn đề rộng lớn hơn nhiều.

Chúng tôi chắc chắn đang ở trong tình huống mà nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thực của con người. Nó ảnh hưởng đến cách mọi người đi bầu. Nó ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử với nhau, và nó tạo ra bạo lực và xung đột“.

“Tôi nghĩ rằng, cộng đồng quốc tế giờ đây cần phải bước lên và hiểu thêm về công nghệ. Và hiểu những gì đang xảy ra trên phương tiện truyền thông xã hội ở quốc gia của họ hoặc ở các nước khác”.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x