Dùng toán học minh họa Luật Nhân Quả và Thuyết Tương Đối

Lý thuyết “quá khứ, hiện tại và tương lai đồng thời tồn tại” chẳng những không phủ nhận Luật Nhân Quả mà còn giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về cách vận hành của quy luật này từ góc độ khoa học.

Ảnh minh họa cho Luật Nhân Quả.

Trong bài viết “Xem phim Interstella, nói chuyện du hành thời gian”, chúng ta đã tìm hiểu về hiện tượng tăng giảm tốc độ thời gian thông qua một ví dụ được giáo sư vật lý Brian Greene đưa ra trong series phim tài liệu khoa học “The Fabric of the Cosmos” (Tạm dịch: Kết cấu vũ trụ).

Thuyết tương đối rộng của Einstein cho rằng quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là ảo giác, bởi vì chúng đồng thời tồn tại cùng một lúc. Điều này làm dấy lên một mối hồ nghi trong tư tưởng của người phương Đông liệu khám phá này có phủ nhận Luật Nhân Quả. Thực tế, lý thuyết này không những không phủ nhận mà còn giúp chúng ta hiểu thêm về cơ chế vận hành của Luật Nhân Quả.

Nhà vật lý lý thuyết Brian Greene, giáo sư vật lý tại trường ĐH Colombia từ năm 1996.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng một phương trình toán học đơn giản y = f(x), trong đó:

  • x là một biến số mà giá trị đã được xác định, nó đại biểu cho những việc đã xảy ra, những bài học thu nhặt được v.v.
  • Hàm f() tượng trưng cho một hành động, hàm này nhận x làm tham số đầu vào.
  • y là kết quả của biểu thức f(x), và cũng là kết quả tạo thành sau khi hành động kể trên đã diễn ra.

Nếu gọi đây là “phương trình Luật Nhân Quả”, thì nó có thể được phát biểu như sau: dựa vào kinh nghiệm và nền tảng trong quá khứ, một cá nhân làm một hành động gì đó trong hiện tại và lập tức những diễn biến trong tương lai được sinh ra. Thay đổi giá trị của x sẽ làm thay đổi giá trị của y. Đưa hàm f1() thế vào chỗ của hàm f() cũng sẽ tạo ra một y mới. Cả x, y, f() đều tồn tại song song và có thể được quan sát cùng lúc.

Có lẽ, các nhà khoa học mỏi mòn tìm kiếm và nghiên cứu để phát triển năng lực tiên tri, biến năng lực này thành một loại công cụ.

Như vậy, khi một ai đó vừa thực hiện một hành động, thì hành động ấy sẽ được ghi nhận lại, và hậu quả của hành động ấy cũng như toàn bộ cuộc đời của anh ta từ thời điểm đó về sau cũng được sinh ra và tồn tại sẵn giống như một bức tranh đã được vẽ xong. Chẳng hạn một người nọ đánh người kia chính là hành động thể hiện giá trị của x; tùy theo tính cách, mối quan hệ giữa hai người mà ta có được hàm f() cho kết quả nhận được là y.

Cụ thể, nếu hai người thân thiết, hiểu nhau, và đều là người tốt thì một người sẽ thấy hối hận còn người kia chỉ giận và buồn vu vơ rồi thôi. Nhưng nếu hai người thù ghét nhau, tính cách lại nóng nảy thì kết quả về sau là không ai nhìn mặt nhau nữa thậm chí là xung đột mãi không thôi. Như vậy, mọi diễn biến theo đó mà tiếp nối một cách logic và đều đã được tính toán sẵn khi hành động đánh người xảy ra.

Tuy nhiên, khác với với một phương trình thông thường, hàm f() thực tế rất phức tạp và là điều con người không nhìn thấy cũng không tính toán được nên cũng không thể biết trước kết quả.

Như vậy, hành trình sống của chúng ta là quá trình khám phá một bức tranh đã được vẽ sẵn nhưng cuộn lại. Theo thời gian, mọi thứ triển hiện ra rõ ràng hơn, nhưng vẫn phải xem lần lượt từ đầu đến cuối. Tất nhiên, người ta có thể cuộn nhanh tới trước để xem đoạn kết sớm hơn, hoặc cuộn ngược lại một thời điểm nào đó trong để nhìn lại quá khứ. Điều này hoàn toàn khả thi theo khái niệm mà Einstein gọi là “du hành thời gian”. Phương trình Thuyết Tương Đối Rộng của ông cũng giúp lý giải vì sao dòng chảy thời gian có thể bị làm chậm hoặc tăng tốc.

Như vậy, theo cách nhìn nhận đơn giản này, có thể Thuyết Tương Đối của Einstein không hề phủ định Luật Nhân Quả mà đôi khi lại trở thành công cụ mở ra cho con người triển vọng “du hành” trên con đường mà Luật Nhân Quả đã định sẵn.

Tỏ tường quá khứ, nhìn thấu tương lai

Nếu Thuyết Tương Đối của Einstein chỉ mở ra cho con người hy vọng về “du hành thời gian” thì các nhà tiên tri là người chứng thực khả năng này. Nếu các nhà khoa học mải mê tìm cách du hành thời gian bằng con số tính toán, bằng các phương trình, thí nghiệm phức tạp thì các nhà tiên tri đã có được khả năng này một cách tự nhiên vốn là đã trở thành bản năng.

Ngoài ra, một số trạng thái chứng tỏ sự tồn tại của khả năng du hành thời không (không gian và thời gian) đó là Trải nghiệm Cận tử (Near Death Experience – NDE) và Giấc mơ Lucid (Lucid Dream) hiện đang được các nhà khoa học thần kinh từ khắp nơi trên thế giới ghi nhận và nghiên cứu.

Khoảng thời gian trước đó trong đời của họ hiện ra toàn bộ chỉ trong tích tắc. (Ảnh minh họa)

Không những thế, các văn tự tôn giáo từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều đề cập đến sự tồn tại của bản năng này bên trong mỗi con người. Nó có thể có nhiều tên gọi khác nhau, như khả năng tiên tri, công năng túc mệnh thông, thần túc thông,…

Cũng theo các kinh thư này, năng lực tiên tri có được theo hai cách, một là bản năng tiên thiên, sinh ra đã có; hai là phải tu luyện trở về bản tính tiên thiên ban đầu.

Tốt xấu xuất tự một niệm

Trong khi khoa học đang cố tìm ra hàm f() cho riêng mình, thì Phật giáo lẫn Đạo giáo đều có thuyết rằng, “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nếu đây là một hàm f() của Phật và Đạo giáo, thì Luật Nhân Quả của họ nói rõ rằng, ai cũng phải trả giá cho sai lầm của mình, dù có cố che dấu hay bao biện thì hậu quả cũng đã là tất yếu. Trừ khi, hành động sai lầm này được bù đắp bằng một hành động sửa chữa khác.

Mặt khác, làm việc tốt thì chắc chắn cũng nhận được một kết quả tốt đẹp tương ứng. Tuy nhiên, mối quan hệ ấy vĩnh viễn là điều con người không thể nắm bắt nên cũng đừng vì thế mà truy cầu. Sự truy cầu khiến con người rơi vào cảm giác thất vọng do không được thỏa mãn, từ đó bế tắc không lối thoát. Mọi thứ đều phải xảy ra tuần tự và cần một quá trình.

Có vị thầy khí công giảng, “Tốt xấu xuất tự một niệm”, chỉ trong một tích tắc khi người ta quyết định giải quyết mâu thuẫn theo cách tốt hay cách xấu thì hậu quả mà người ấy gặp phải sẽ lập tức được hình thành.

Do đó, để có được một quyết định đúng đắn thì tốt nhất là cân nhắc trước hậu quả, đồng thời duy trì một tâm hồn rộng mở và trái tim nhân ái. Những điều tốt sẽ đến với bạn, hoặc nói một cách khoa học, những phúc báo đã tồn tại sẵn và luôn ở bên bạn ngay khi một suy nghĩ tốt xuất hiện trong đầu. Nếu bạn tin rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, tức là bạn đã siêu xuất khỏi thời-không.

Châu Xuân – CTV TinhHoa.net

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x