Dư luận bức xúc xung quanh tục “chém lợn” của người Ném Thượng Bắc Ninh

31/01/15, 10:40 Không đặt tên

Dạo gần đây, người dân không ngừng bày tỏ bức xúc trước tục “chém lợn” có phần rùng rợn của người dân Ném Thượng tại Bắc Ninh. Phong tục này được cho là để giáo dục con cháu và khuyến khích người dân chăn nuôi. Trong khi đó, tổ chức Động vật châu Á lên tiếng phản đối hoạt động này.

le-hoi-chem-lon-4991-1422583917.jpg
Ông Nguyễn Đình Lợi, 61 tuổi, có nhiều năm chỉ huy khai đao trong lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng. (Ảnh Hoàng Hà/VNE)

“Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em”, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á chia sẻ.

“Bên cạnh đó, lễ hội này còn gây ra sự chịu đựng, nỗi đau đớn không cần thiết cho động vật. Việc tiếp diễn lễ hội này gửi đi một thông điệp rằng động vật chỉ được coi như những đồ vật không đáng được tôn trọng, và liệu rằng việc giết những con vật theo một cách thức dã man để khởi đầu cho một năm mới có nên được tiếp tục?”.

Cũng theo ông Thanh, “Nhiều kết quả nghiên cứu thực hiện ở Mỹ cho thấy mối liên hệ giữa việc đối xử tàn ác với động vật và hành vi bạo lực ở người. Theo khảo sát thực hiện vào năm 1999 tại một nhà tù, trong tổng số 117 tù nhân, 63% tội phạm thuộc nhóm có xu hướng bạo lực từng có hành vi ngược đãi động vật so với tỷ lệ chỉ 11% ở nhóm không có xu hướng bạo lực”.

Trong khi đó, theo ông Trần Văn Hân, 67 tuổi, người khôi phục truyền thống này tại Ném Thượng, lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng có truyền thống từ mấy trăm năm, gắn liền với truyền thuyết vị tướng nhà Lý tên Đoàn Thượng khi đánh trận đã trốn trên núi Nghè, chém lợn rừng nuôi quân rồi phá vòng vây thoát ra ngoài. Những đời vua Trần sau này vẫn tôn vinh, ghi nhận công lao của Đoàn Thượng khi bao lần phò vua Lý chống giặc ngoại xâm.

Để tưởng nhớ người có công khai khẩn vùng đất này, nhân dân lập đền thờ Lý thành hoàng, và hàng năm tổ chức lễ hội chém lợn, nhắc nhau về truyền thống xưa.  Phong tục sau đó bị mai một và được ông Hân khôi phục lại vào năm 1999.

“Các cụ làng tôi bức xúc lắm khi bị yêu cầu thay đổi nét truyền thống của lễ hội. Mong muốn của chúng tôi là được giữ gìn phong tục của cha ông. Đây là dịp để con cháu khắp nơi tụ về, cùng nhau nhắc lại chuyện xưa, để giáo dục truyền thống anh dũng, bất khuất, tinh thần đoàn kết chống giặc của đội quân Lý thành hoàng. Tục nuôi lợn tế thánh còn khuyến khích người dân đua nhau chăn nuôi để mỗi năm có những ‘ông ỉn’ tốt”, ông Hân nói.

“Đề xuất của Tổ chức động vật châu Á về chấm dứt lễ hội chém lợn, tôi không đồng ý. Chúng ta thay đổi những gì chưa phù hợp với xã hội hiện đại nhưng vẫn phải giữ được nét truyền thống, bản sắc của dân tộc, vùng miền”, ông Lợi nói.

Theo ông Lợi, chém lợn là phong tục truyền thống gợi về cái đẹp, khí thế hào hùng của Lý thành hoàng xưa nên người dân làng Thượng ai cũng muốn giữ. Cá nhân ông thấy hình ảnh “máu chảy, đầu rơi” diễn ra vào đầu năm chưa hợp lý, nhất là khi tổ chức trước sự chứng kiến của nhiều người, cả trẻ nhỏ. Ông Lợi ủng hộ việc thay đổi chém lợn ở hậu cung, tuy nhiên, lễ hội nhất định phải giữ lại.

Trước ý kiến của Tổ chức Động vật châu Á về việc lễ hội chém lợn ảnh hưởng không tốt đến người trẻ, Nguyễn Văn Cường, 24 tuổi, cho biết bạn bè mình đã nhiều lần được xem tục lệ đó nhưng không “có vấn đề gì”. Cường cho rằng so với một số lễ hội khác như chọi trâu ở Hải Phòng, đâm trâu ở Tây Nguyên, và đặc biệt những gì có thể tìm thấy trên Internet, hình ảnh chém lợn trong lễ hội của làng “không thấm tháp gì”.

Đáp lại những ý kiến không bỏ đi tục lệ này, ông Thanh của Tổ chức Động vật châu Á, nhận định: “Lễ hội làng Ném Thượng gồm nhiều chương trình khác nhau, trong đó có những hội thi văn hóa như hát quan họ, thi cờ người, cờ tướng, thi nấu cơm chạy… là những nét đẹp nên được giữ gìn. Chúng tôi chỉ đề nghị không tổ chức phần lễ chém lợn tàn bạo, bởi nhận thấy những tác động tiêu cực của nó đối với vấn đề phúc lợi động vật cũng như các tác động tiêu cực đối với toàn xã hội”.

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x