Điều gì đã xảy ra với vương quốc Lechia bị lãng quên?

20/09/16, 18:37 Bí ẩn

Ngày nay, nhiều văn bản chính thức đều viết rằng người Ba Lan đến từ bộ tộc Polanie, và theo các tác giả người Kitô giáo thì đó cũng là vương quốc đầu tiên hình thành trên vùng đất này. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy và lịch sử Ba Lan đã bị hiểu lầm trong nhiều thập kỷ qua.

Story-of-Poland

Có một tấm biển nhỏ bằng cẩm thạch tại Museo del Lapirdario di Urbino ở Italy với một dòng chữ viết “một cống hiến từ Tiberius Claudius cho Avillo Leszko, người cai trị của Vương quốc Lechia“. Tiberius, vị Hoàng đế La Mã thứ hai, đã tặng cho người cai trị khác là Avillo Leszko một ngôi mộ cho những chiếc bình đựng di cốt, trong khi ông này vẫn còn sống. Đó là một món quà rất đắt giá, cho thấy tầm quan trọng của người cai trị vùng đất mà ngày nay là Ba Lan.

Dòng chữ này có ý nghĩa rằng Đế chế La Mã đã kết giao với Vương quốc Lechia. Hơn nữa, vị vua của vương quốc bị lãng quên này đã được một hoàng đế La Mã công nhận. Câu chuyện về vương quốc này được biết đến trong nhiều thế kỷ, nhưng nó không xuất hiện trong các sách lịch sử ở trường.

Câu chuyện về vương quốc Ba Lan này bắt đầu từ năm 966, với Mieszko I và bộ tộc có tên là Polanie. Về lịch sử Ba Lan, các tác giả thường bắt đầu với những câu chuyện về bộ tộc sống ở khu vực này, nhưng sau đó họ giải thích rằng người cai trị đầu tiên là Mieszko I, sống trong thế kỷ thứ 10.

portrait-of-Mieszko

Chân dung Mieszko I do Jan Matejko phác họa.

Tài liệu về các vị vua bị lãng quên

Có nhiều vị vua Lechia đã hoàn toàn bị bỏ qua trong hầu hết các sách về Ba Lan. Tuy nhiên, sự tồn tại của vương quốc này được khẳng định từ những bản đồ do các sử gia và nhà vẽ bản đồ cổ đại tạo ra. Tấm bản đồ đầu tiên được biết đến cho thấy vương quốc này có từ năm 700 Trước Công nguyên, và nó xuất hiện trên bản đồ cho đến năm 887.

Ngoài ra, nhiều văn bản thời cổ đại và sơ kỳ trung cổ đều đề cập đến Lechia. Ngay cả những cuốn sách cổ điển đầu tiên của Ba Lan, một biên niên sử viết bởi Gall Anonim, cũng đề cập đến sự tồn tại của vương quốc này. 13 trong số 23 biên niên sử thời trung cổ hiện có của Ba Lan nói về Vương quốc Lechia.

Ví dụ, những câu chuyện về Lechia xuất hiện trong các tài liệu của nhiều nhà văn nổi tiếng như Wincenty Kadłubek (thế kỷ 13), Jan Długosz (thế kỷ 15), Karcin Kromer (thế kỷ 16), và Benedykt Chmielowski (thế kỷ 18). Biên niên sử lâu đời nhất có từ thế kỷ thứ 4 – thế kỷ thứ 8 và được viết bởi Wojnan.

Monument-to-Gall-Anonim
Đài tưởng niệm Gall Anonim, Wrocław, Ba Lan.

Những người tạo ra Vương quốc Lechia hẳn phải có những chiến binh được huấn luyện thuần thục vì vùng đất này không bị chinh phục, nhưng không phải vì các đội quân hùng mạnh bỏ qua nó. Người ta biết rằng cả Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Byzantine (Đông La Mã), và Vương quốc Frank đều cố gắng chinh phục các vùng đất gần sông Vistula. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể làm được điều đó.

Ngoài ra, xét nghiệm ADN thực hiện trên hài cốt người Slav cổ đại chứng minh rằng họ đã thống trị khu vực của Vương quốc Lechia ít nhất 7.000 năm trước đây.

Những câu chuyện về Vương quốc Lechia cũng nổi tiếng tại La Mã, Ottoman, và các tác phẩm Balkan. Nhưng vì một số lý do nào đó mà các nhà nghiên cứu Ba Lan thường nói rằng Vương quốc Lechia chỉ là truyền thuyết hay chuyện cổ tích.

Chronica-Polonorum

Minh họa từ Chronica Polonorum miêu tả “Lech” người sáng lập huyền thoại của Lechia.

Những lý do này có thể được tìm thấy vào cuối thế kỉ 18 và thế kỷ 19, khi Ba Lan không tồn tại như một quốc gia độc lập. Sau khi phân chia Ba Lan vào năm 1772, 1793, và 1795, lãnh thổ của nước này bị chia rẽ giữa Đức, Nga và Áo. Trong khi người Áo không cố tạo ảnh hưởng lịch sử trên vùng đất mới này, thì Đức và Nga lại muốn tiêu diệt lòng yêu nước và ý chí của những người Ba Lan khởi nghĩa. Vì vậy, họ có thể đã quyết định loại bỏ các thông tin liên quan đến Ba Lan.

Họ có thể đã hy vọng rằng xã hội Ba Lan sẽ dễ dàng thao túng hơn nếu người dân nước này tin rằng sự hỗ trợ duy nhất của họ phải đến từ tôn giáo, vì đất nước của họ “không có ý nghĩa gì” trước đó. Tất nhiên, các quốc gia sẽ không hợp tác làm việc này, nhưng nếu họ có kế hoạch đó thì họ đã thành công.

Thật không may, hầu hết các nhà sử học đã không cố gắng thay đổi niềm tin này trong những năm sau đó. Tuy nhiên, một tác gia viết sách về Vương quốc Lechia, Janusz Bieszk đã cố nhắc nhở người dân Ba Lan về gốc rễ của họ. Hiển nhiên, tác phẩm của ông đã bị một số nhà sử học lỗi thời chỉ trích, cho thấy rằng phải mất một thời gian dài nữa thì những việc này mới được chấp nhận.

1st-partition-of-Poland
Tranh phúng dụ về sự chia cắt lần 1 của Ba Lan, cho thấy Catherine Đại đế của Nga (trái), Joseph II của Áo và Frederick Đại đế của nước Phổ (phải) cãi nhau.

Bị mất kết giao với Vương quốc

Vương quốc Lechia có mối giao hảo rất tốt với các vương quốc khác. Như đã đề cập ở trên, họ được Đế chế La Mã tôn trọng, nhưng họ cũng được công nhận bởi người Scythia hoặc người dân Anatolia. Những người dân trong vương quốc được gọi là Lechici, và trong các tác phẩm Ottoman họ xuất hiện như một bộ tộc sống trên vùng đất của ”Lechistan”.

Điều đáng tiếc là vô số hiện vật liên quan đến vương quốc bị lãng quên này được thay thế bằng công trình xây dựng mới trong những năm qua. Nhiều sự kiện về vương quốc cổ đại này vẫn đang chờ đợi được khám phá, nhưng tác động chính trị của họ đến các vương quốc lân cận cũng được biết đến.

Nếu các nhà sử học chính thức chấp nhận sự tồn tại của vương quốc Lechia, họ cũng sẽ phải đồng ý rằng hầu hết các địa điểm tiền Kitô giáo ở Ba Lan có lẽ thuộc về những người này. Điều này sẽ mở ra một nghiên cứu mới về lịch sử sớm nhất của Ba Lan.

Tân Dân, theo Ancient Code

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x