Đạo lý “khi nắm khi buông” của Khổng Tử – Người hiện đại càng cần ghi nhớ

Đạo lý “khi nắm khi buông” trong lời dạy của Khổng Tử có ý nghĩa vô cùng sâu xa. Đối với người hiện đại ngày nay đang xô bồ trong cuộc sống đầy bận rộn, càng cần phải dừng lại một chút để ngẫm lại đạo lý này.

Đạo lý "khi nắm khi buông" của Khổng Tử - Người hiện đại càng cần phải ghi nhớ - ảnh 1
Khổng Tử viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”, ý rằng học mà không nghĩ thì không thông, nghĩ mà không học thì tốn công. (Ảnh minh họa: sohu)

Trong “Lễ ký – Tạp ký hạ”: Khổng Tử viết: “Ban thưởng cũng vui vẻ ư?” Đối viết: “Một quốc gia nếu đều là người cuồng, ban thưởng không biết vui mừng gì”. Tử viết: “Trăm ngày sáp, một ngày trạch, ngươi không biết vậy. Nắm mà không buông, văn võ chẳng thể làm; buông mà không nắm, văn võ cũng không làm vậy. Khi nắm khi buông, đó là đạo của văn võ vậy”.

Tử Cống quan sát sáp tế (đèn cúng lễ) cuối năm, Khổng Tử hỏi ông: “Nói về ban thưởng, ngươi xem đem sáp tế tặng cho mọi người chẳng phải sẽ rất vui vẻ sao?” Tử Cống đáp: “Cả nước trên dưới đều mừng rỡ như cuồng, đệ tử còn không biết vui ở chỗ nào?”

Khổng Tử nói: “Mọi người chăm chỉ làm việc cả năm, thật vất vả mới có một ngày như thế để hưởng thụ, đây là do ngươi nhận thức chưa đến. Cho dân chúng những ngày khẩn trương mà không có lấy một ngày thoải mái, cho dù Văn vương, Vũ vương cũng không thể thống trị thiên hạ được tốt; cho dân chúng một mực thoải mái mà không có một ngày khẩn trương, Văn vương, Vũ vương cũng sẽ không làm như vậy. Nên khẩn trương khi khẩn trương, nên thoải mái khi thoải mái, đây mới là phương thức thống trị của Văn vương, Vũ vương”.

Sáp tế, là truyền thống văn hóa tế tự đã có từ lâu đời của dân tộc Hán. Cổ nhân trong tháng chạp khi đi săn, bắt được con thú thì chỉ có mang về cúng tế tổ tông, chính là đại tế cuối năm của người cổ đại. Mười hai tháng làm việc đồng áng kết thúc, cuối năm là hợp tế hết thảy Thần chủ quản việc đồng áng cũng như các vị Thần có liên quan đến nông nghiệp.

Trong “Thuyết văn” có câu: “Đông chí hậu tam tuất, tịch, tế bách thần dã”, ý rằng Ngày Tuất thứ 3 sau Đông chí là lễ Lạp tế bách thần. Như vậy xem ra, “khi nắm khi buông, văn võ chi đạo” lúc ban đầu chỉ dùng cho việc trị quốc, về sau còn được mở rộng áp dụng cho việc cúng tế.

Khổng Tử còn viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”, ý rằng học mà không nghĩ thì không thông, nghĩ mà không học thì tốn công.

Chỉ nặng học tập mà không chú trọng việc suy nghĩ, suy xét vấn đề, thì có thể bị mắc kẹt trong sự mông lung; chỉ nặng suy nghĩ mà không chú trọng học tập, thì có thể bởi vì lạc đường mà chuốc lấy mệt mỏi và nguy hiểm. Khi nắm khi buông, hiện nay mà áp dụng cho việc học tập và công tác cũng rất hữu ích. Cuộc sống và học tập căng thẳng, cần phải an bài thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Trong Thánh Kinh kể rằng, Thượng Đế dùng sáu ngày để sáng tạo vũ trụ và vạn vật, ngày thứ bảy là “nghỉ ngơi”. Về sau, con người đã dựa theo đó mà tạo thời gian, cũng đem mỗi tuần chia làm bảy ngày, sáu ngày làm việc, ngày thứ bảy nghỉ ngơi. Và ngày thứ bảy mỗi tuần được gọi là “ngày Chúa nhật”, “ngày bái thiên”, ý là ngày cuối tuần dùng để cảm tạ công đức sáng tạo ra con người của Thượng Đế.

Đạo lý "khi nắm khi buông" của Khổng Tử - Người hiện đại càng cần phải ghi nhớ - ảnh 2
Bức tranh “Sự tạo dựng Adam” trên trần nhà nguyện Sistina, Vatican được họa sĩ Michelangelo sáng tác vào khoảng năm 1511. Bức tranh này mô tả Chúa tạo ra người đàn ông đầu tiên: Adam. (Ảnh: Wikipedia)

Thượng Đế khi sáng tạo ra Adam và Eva, cho hai người họ trông nom vườn địa đàng, công việc cũng không nặng nề gì, mà là vui vẻ thoải mái. Đến sau khi họ bị dụ dỗ ăn “trái cấm”, mới bị trừng phạt: Họ phải rời khỏi khu vườn ở Thiên Đàng xinh đẹp này, đến một nơi mới sống cuộc sống trên mặt đất. Ở nơi đó các bụi gai và cỏ dại mọc dài, cần phải làm việc cực nhọc dựa vào trồng trọt mới có thể sinh sống được; ban đầu khí hậu cũng chưa được ôn hòa mà nóng lạnh thất thường.

Ngày nay, con người hiện đại hầu như đều bận rộn, họ thậm chí còn không có đủ thời gian để uống một chén trà, không có tâm tư để đọc một cuốn sách hay. Người xưa có câu “khí định thần nhàn”, khí định, tĩnh lại mới có thể khiến thần nhàn rỗi. “Khí” thông thường được lý giải là nguyên khí, sinh lực. “Thần” có thể lý giải là vẻ mặt, thần thái. Khí định thần nhàn cũng là một loại công phu, một loại định lực, là kết quả tu dưỡng của một người.

Có lẽ, con người hiện đại ngày nay đã đánh mất đi cảnh giới “thiên nhân hợp nhất” ban đầu, đã quên mất lời Thần dạy. Tín Thần có thể mang đến phúc phận cho con người, cho nên mới gọi là “phúc âm”. Những câu chuyện cổ xưa ở trên, những lời dạy ý nghĩa của cổ nhân, đều là lưu lại để con người ngày nay tham chiếu. Tất cả đều là để nhắc nhở chúng ta hãy mau tìm về bản nguyên vốn có của mình.

Bảo An (Theo Secret China)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x