Còn mãi ký ức về cô thầy sau khi trang sách giáo khoa khép lại

19/11/18, 11:53 Cuộc sống

Ngoài cha mẹ, thầy cô chính là người gần gũi với chúng ta nhất, là những người có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành của mỗi chúng ta. Tấm lòng bao dung, vị tha của họ, dạy ta đạo đức làm người, những kinh nghiệm của họ, dạy ta những tri thức. Dù trang sách giáo khoa đã khép lại, nhưng lời dạy của họ vẫn mãi nằm trong tâm trí mỗi người.

Còn mãi ký ức về cô thầy sau khi trang sách giáo khoa khép lại - H1
Còn mãi ký ức về cô thầy sau khi trang sách giáo khoa khép lại. (Ảnh: t/h)

Sau quá trình học tập ở trường, chúng ta sẽ tiếp tục những bước đi trên đường đời, có thể đó là một ngôi trường khác, hoặc có thể chúng ta sẽ dang rộng đôi cánh để hòa mình vào đời sống của một người trưởng thành. Thế nhưng, sau khi cánh cửa trường học khép lại, sẽ có những những người thầy, người cô vẫn còn lưu lại trong hồi ức của chúng ta. Họ là những người tác động sâu sắc đối với quá trình trưởng thành của học sinh, từ tấm lòng chan chứa yêu thương và vị tha của họ mà mang lại cho tuổi thơ chúng ta những tia nắng ấm áp, những sắc màu mới mẻ.

Sau đây, có ba người với ba đường đời khác nhau chia sẻ những trải nghiệm không thể nào quên ở thời cắp sách đến trường về những cô thầy bình dị và thân thương của họ.

Cô Pemberton và buổi đánh vần tập thể

Còn mãi ký ức về cô thầy sau khi trang sách giáo khoa khép lại - H2
Cô Pemberton. (Ảnh từ rd)

Tháng Tư năm 1952, tôi được 11 tuổi. Khi đó, tôi học lớp 6 trường tiểu học William Clevelan, ở thành phố Houston, bang Texas. Cô giáo tôi là cô Ada Pemberton. Lúc đó, thành phố Houston đang có thời gian dấy lên phong trào đánh vần. Lũ học trò chúng tôi được phát cho quyển sách nhỏ có danh sách các từ phải học, để chuẩn bị cho buổi thi đánh vần trong lớp, ai không đánh vần đúng sẽ bị loại. Thi trong lớp xong, thì sẽ đến thi cấp trường và nếu qua được vòng thi trường, học trò sẽ được lấy chứng chỉ đánh vần cấp thành phố. Ở vòng cấp thành phố, những học trò thắng giải ở các trường sẽ thi đấu để trở thành quán quân đánh vần của thành phố Houston.

Cái ngày trước khi thi đánh vần ở lớp, em trai út của tôi đã nghịch hộp diêm và vô tình làm cháy căn hộ của chúng tôi. Sau khi mẹ sắp xếp chỗ ngủ cho các con xong, sáng hôm sau mẹ gọi cho trường để báo với cô Pemberton về vụ hỏa hoạn, do đó mẹ biết được hôm đó có cuộc thi đánh vần.

Khi tôi tới trường, cô Pemberton kéo tôi qua một bên. Cô gợi ý hay là tôi sẽ thi đánh vần sau vì có lẽ tôi vẫn chưa hết buồn vì vụ hỏa hoạn. Tôi nói không sao đâu. Ngày hôm đó, tôi đã chiến thắng cuộc thi đánh vần trong lớp.

Tuần sau là các quán quân các lớp thi đánh vần ở trường. Tôi lại thắng, và đang trong tâm thế tiến tới cuộc thi đánh vần cấp thành phố một tháng sau đó.

Cứ mỗi chiều chủ nhật, cô Pemberton lại đến đón tôi qua nhà cô. Cô giúp tôi luyện đọc to cách đánh vần mỗi từ. Sau khoảng 2 giờ đồng hồ, cô Pemberton sẽ dẫn tôi ra tiệm kem Rettig. Hai cô trò mỗi người ăn một ly kem mứt. Từ khi còn nhỏ xíu, tôi chưa bao giờ được chiều chuộng như vậy. Cô luyện đánh vần cho tôi hàng tuần cho đến khi cuộc thi đánh vần cấp thành phố Houston với sự tham gia của các quán quân cấp trường được tổ chức.

Tôi không đoạt giải cuộc thi cấp thành phố, nhưng đến giờ tôi vẫn rất tự hào vì đã được tham gia cuộc thi năm ấy. Tôi cũng biết ơn sâu sắc cô Pemberton – một cô giáo chu đáo và quan tâm đến tôi hồi tiểu học.

—Darlene Rabe, Houston, Texas

Cô Pauline Jambard là một thành viên trong gia đình tôi

Còn mãi ký ức về cô thầy sau khi trang sách giáo khoa khép lại - H3
Cô Pauline Jambard. (Ảnh từ rd)

Năm 1965 tôi được 9 tuổi và đến Nhà Tình Thương ở Nashua, bang New Hampshire. Năm đó, tôi bị lưu ban không được lên lớp 3, sau đó vất vả lắm tôi mới lên lớp được, và lại bầm dập với năm lớp 4. Sau đó tôi học lên lớp 5 của cô Pauline Jambard ở trường tiểu học Charlotte Avenue.

Tôi cứ bị ám ảnh trong đầu là tôi không được “thông minh” như mấy bạn khác, tuy thế, tôi cũng nuôi hy vọng có thể vượt qua được lớp 5. Chẳng hiểu sao tôi thích cô Jambard ngay lập tức. Trong tất cả các môn học ở trường, tôi thích nhất môn đọc. Cô nói với tôi: “Terry con ơi, con cứ đọc nhé. Nếu con hiểu con đang đọc cái gì, con sẽ thông minh hơn những bạn khác”. Sau khi tôi đọc tất cả những quyển sách trong chương trình, tôi bắt đầu đọc đến bộ Bách khoa toàn thư Britannica để trong lớp. Tôi đọc nhiều đến nổi thấy mình có quá ít sách để đọc, và lúc đó tôi đã thật sự thích đi học.

Tháng 12 năm đó, bọn trẻ trong nhà tình thương tổ chức tiệc Giáng Sinh. Tôi và anh tôi không biết phải mời ai. Tôi vẫn cố gắng tìm ra ai đó để mời và tôi tình cờ trông thấy cô Jambard đi bộ ngang qua cửa nhà tình thương của chúng tôi. Sau đó tôi nhận ra cô đến đây để thăm tôi. Đó là Giáng Sinh hạnh phúc nhất đời tôi.

Sau khi học xong lớp của cô Jambard năm 1969, tôi và anh trai đã đi nơi khác, tôi cũng mất hết liên lạc với những thầy cô trong trường. Năm 1983, tôi đi công tác và phải lái xe ngang qua Nashua. Nhân cơ hội này tôi dừng lại ở trường tiểu học Charlotte Avenus. Tôi đi bộ về lớp học cũ của cô Jambard. Cô bước ra hành lang và gọi: “Terry!”. Cứ như thể tôi chưa rời xa trường lần nào. Cảm giác hạnh phúc bay bổng như lên những tầng trời xanh tràn ngập trong trái tim tôi.

Tôi và cô đã liên lạc lại với nhau, và tôi gọi điện cho cô Pauline ít nhất mỗi năm một lần. Sự tự tin mà cô gieo vào cho tôi đã giúp tôi tiếp tục tiến những bước thành công trên con đường sự nghiệp, tôi vừa là kỹ sư, vừa là luật sư. Tôi không biết liệu cô Pauline có nhận ra cô đã cải thiện nội tâm của tôi nhiều đến thế nào không, nhưng tôi không bao giời có thể quên sự tử tế ân cần của cô và sự tin tưởng cô dành đứa học trò nhỏ là tôi.

—Terry Fallon, Bellemont, Arizona

Thầy Bachmann đã chỉ cho tôi con đường đúng đắn

Còn mãi ký ức về cô thầy sau khi trang sách giáo khoa khép lại - H4
Thầy Bachmann . (Ảnh từ rd)

Thầy August J. Bachmann dạy tôi môn mộc. Tuy không dạy những môn cao siêu, nhưng thầy là giáo viên có ảnh hưởng nhất trong đời tôi.

Tôi đã gây rắc rối trong lớp của thầy. Có một bạn kia đẩy tôi va vào máy tiện gỗ, thế là tôi nổi khùng lên và đánh bạn đó. Thầy Bachmann lại can, nhưng thầy không bắt tôi phải lên văn phòng “uống trà”, mà lại bảo tôi ngồi xuống và hỏi một câu đơn giản: “Penna à, sao con lãng phí cuộc đời quá vậy? Sao con không học cao đẳng đi?”

Tôi không biết gì về mấy trường cao đẳng và các suất học bổng để học lên cao đẳng. Chẳng ai thèm quan tâm một thằng con trai không cha ở một xóm nghèo có tương lai hay không. Vào cái ngày đó, thầy không vội đi ăn trưa mà ở lại giải thích về những cơ hội giáo dục sẽ mở ra cho tôi. Cuối cùng thầy đã dẫn tôi đến gặp một người thư ký có đứa con đang học ở trường cao đẳng cộng đồng. Thời điểm đó là năm 1962, tôi đang học ở trường trung học Emerson ở thành phố Union, bang New Jersey.

Ôi chao, 53 năm thấm thoắt trôi đi, và tôi đã làm được gì với những chia sẽ mà thầy truyền đạt? Tôi đã lấy bằng tiến sĩ của đại học Fordham khi mới 29 tuổi. Tôi dạy tiếng Anh và các chuyên ngành xã hội và rồi đi từ vị trí giảng viên lên hiệu trưởng.

Tôi đã trở thành thành viên ban quản trị Hội các trường chuyên ở Mỹ và đại diện cho tổ chức này ở Liên Hợp Quốc. Tôi đã giành được những giải thưởng có uy tín về giáo dục. Nhưng giờ đây đời tôi sẽ ra sao nếu không có một ông thầy hết sức ân cần dành thời gian ăn trưa để nói chuyện với tôi? Không nghi ngờ gì nữa, chính niềm tin của thầy dành cho tôi đã tiếp bước cho tôi đi về phía trước.

Tôi đã đã trả ơn cho lòng tử tế của thầy hàng trăm lần bằng cách khuyến khích những thiếu niên trẻ không định hướng đặt ra những mục tiêu cao hơn. Bởi có người như thầy trên đời, tôi biết rằng tôi phải cứu vớt những đứa trẻ này. Tôi đã là một nhà giáo dục thành công, bởi vì tôi có một hình mẫu tuyệt vời. Đó là thầy Bachmann.

—Robert Penna, Franklin Lakes, New Jersey

>>> Cho học sinh không nộp bài 0 điểm, cô giáo Mỹ bị đuổi việc

>>> Những giáo viên vĩ đại nhất quả đất

Xuân Nhạn, theo RD

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x