Có những siêu anh hùng thầm lặng giữa cuộc đời

11/03/15, 15:35 Tri thức

Làm sao để định nghĩa được anh hùng giữa thời vàng thau lẫn lộn? Nếu những siêu nhân, người dơi, người nhện hay X-men tồn tại giữa đời thường, họ có biểu hiện giống những gì chúng ta đã xem qua trên phim ảnh không?

Dưới đây là danh sách những con người xuất thân bình dị, nhưng nghĩa khí đã giúp họ tạo dựng thành tựu phi thường, và là tên tuổi đáng để một lần bạn nghe qua:

1. Sergio Gutierrez Benítez – Từ mục sư đến võ sĩ đấu vật

Từng có ít nhất 2 bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời của cha Sergio Gutierrez Benítez, một linh mục gốc Mexico. Ở đất nước này, không ai không biết đến Sergio, ông là cái tên thường được đem ra làm gương để dạy bảo các thanh thiếu niên.

Cũng như hầu hết những nhân vật lỗi lạc ở đời, Sergio xuất thân từ một gia đình nghèo đói và nghiện hút. Bước ngoặt cuộc đời đến khi ông một lần bước chân vào nhà thờ, không rõ ông đã gặp được ai cũng như được truyền thụ điều gì, Sergio đã từ bỏ con đường nghiện ngập để trở thành một mục sư chân chính.

Trải qua truyền thụ và sắc phong linh mục tại Châu Âu, Sergio trở về quản lý một nhà thờ ở Texcoco, Mexico. Là một linh mục mới, ông nhận lãnh việc nuôi dạy trẻ mồ côi, cung cấp thức ăn, chỗ ngủ và dạy chúng hát thánh ca. Thời gian này, chính quyền xứ Texcoco không có chính sách nào hỗ trợ chi phí cho cha Sergio để nuôi nấng bọn trẻ. Bí bách, ông đã tìm đến với môn đấu vật võ đài tự do đang thịnh hành, để kiếm tiền trang trải cho mọi chi tiêu.

Chăm chỉ luyện tập mỗi sáng sớm để kịp trở về nhà thờ lo công việc hàng ngày, cha Sergio thường thượng đài với mặt nạ đỏ – vàng, mang biệt danh Fray Tormenta (Friar Storm), ông đánh bại nhiều đối thủ trên võ đài, và còn trừng trị những du côn lêu lỏng chuyên bắt nạt kẻ yếu ngoài xã hội.

Tiếng tăm cha Sergio nhanh chóng vang khắp Mexico, ông dành chiến thắng trước nhiều đối thủ đến từ Mỹ và Nhật Bản, tuy không kiếm được bộn tiền, nhưng ông có đủ để chu cấp cho ít nhất 2.000 trẻ em đường phố, giúp chúng có được nơi nương tựa. Ở độ tuổi không còn thi đấu được nữa, ông vẫn có thể chu cấp cho bọn trẻ bằng việc phát hành album nhạc.

2. Nitin Yadav – Họa sĩ của công lý

Nitin Yadav ngày thường chỉ là một giáo viên dạy vẽ cho khoa mỹ thuật tại một trường đại học ở Mumbai, nhưng mỗi khi có chuyện xảy ra, ông là khắc tinh của thế giới tội phạm. Nitin Yadav không sở hữu công nghệ cao hay võ công siêu đẳng, ông hạ tổng cộng hơn 150 tội phạm lớn nhỏ chỉ bằng bút chì và giấy trắng.

Hẳn bạn đã nghe qua chuyện các chuyên viên trợ giúp cảnh sát phát thảo lại chân dung kẻ thủ ác qua lời kể của nạn nhân. Nitin Yadav cũng làm công việc tương tự nhưng ở một trình độ siêu đẳng hơn hẳn.

Rất khó khăn để họa lại đúng khuôn mặt phạm nhân khi thời điểm xảy ra vụ án cách đó khá lâu, hoặc nạn nhân hay nhân chứng quá hoảng hốt và không thể nhớ hết chính xác các chi tiết, Nitin Yadav có khả năng giúp họ làm được điều này, bằng cách “dịch” lại những gì cần thiết, để có thể nhanh chóng giúp cảnh sát truy tìm ra hung thủ. Nitin Yadav tin rằng ông được trời Phật phú cho khả năng này nhằm giúp đỡ những người bị hại.

3. Dashrath Manjhi – 22 năm một mình xẻ núi mở đường

Xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp tiện dân (Dalit), hệ phái Hindu, nghèo khó nhất Ấn độ, ngôi làng ông ở gần như tách biệt khỏi thế giới bên ngoài do bị ngăn cách bởi một ngọn núi. Người trong làng phải đi vòng rất xa mỗi khi cần đến lương thực hay các nhu cầu khác.

Vợ Dashrath trong một ngày băng đồi đi lấy nước uống cho cả nhà thì trượt chân té ngã, bị thương nặng. Do phải đi vòng ngọn núi quá xa nên không kịp đưa đến chỗ cấp cứu, vợ ông tắt thở trên đường đi. Quá đau lòng, và không muốn phải nhìn thấy ai gặp tình cảnh tương tự, ông quyết định đào đường xuyên qua ngọn núi đá.

Với một cái đục, búa và chiếc xẻng, người đàn ông huyền thoại đã mở một con đường dài hơn 100m, rộng 9m xuyên qua núi giúp xe máy, xe đạp có thể đi lại dễ dàng.

Ban đầu, dân làng thường chế nhạo Manjhi và cho rằng đầu óc ông có vấn đề khi bắt tay thực hiện công việc không tưởng ấy. Tuy nhiên, khi thời gian qua đi, người nông dân ấy vẫn kiên trì xẻ đôi ngọn đồi, ông bắt đầu nhận được vài sự trợ giúp từ người dân. “Mặc dù lúc đầu mọi người chế nhạo tôi, nhưng sau đó cũng có người giúp đỡ bằng cách mang thức ăn và giúp tôi mua thêm dụng cụ”, ông nói.

Ròng rã 22 năm, ông đã hoàn thành con đường thẳng tắp cắt ngang ngọn núi, rút ngắn đoạn đường đi ra ngoài từ 55km xuống chỉ còn 15km. Đây trở thành công trình để đời của một người đàn ông kiên định.

Manjhi qua đời năm 2007 vì bệnh ung thư, nhưng ngay cả khi ông rời khỏi cuộc sống trần tục này, con đường của ông vẫn còn đó. Bằng tất cả những cống hiến, Dashrath Manjhi chưa bao giờ kịp được chính phủ Ấn Độ công nhận, ngoài một tang lễ do chính quyền tổ chức.

“Tôi không sợ chính quyền phạt vạ, tôi không cần phải được công nhận hay vinh danh, những gì tôi làm là muốn chứng minh cho mọi người thấy, khi Thần Phật luôn ở bên, bạn có thể làm được tất cả”, ông Manjhi từng nói.

4. Corporal Dipprasad Pun – Người lính một mình đẩy lùi cả đội quân Taliban

Gurkhas là một đơn vị quân có các binh sĩ “cứng cựa” nhất hành tinh ở xứ Nepal, Ấn độ. Khẩu hiệu “thà chết chứ không làm kẻ hèn nhát” cũng đủ để tóm tắt tinh thần quả cảm của những người lính này. Trước đây, người ta thường hay nhắc đến cái tên Bishnu Shrestha, người lính giải ngũ chỉ với đoản đao Khukuri, một mình xông lên xe lửa hạ gục hàng chục tên cướp có vũ trang để cứu thoát cho một cô gái. Hiện nay, người ta lại lan truyền câu chuyện về hạ sĩ Corporal Dipprasad Pun, người lính một mình đẩy lui cả đội quân Taliban.

Nhận nhiệm vụ ở chiến trường Afganistan, trong một ca gác đêm, bất chợt Pun nghe tiếng động lạ hướng ngoài cổng rào, anh trèo lên mái hầm công sự để quan sát và phát hiện ra các tay súng Taliban đang cài chất nổ phía ngoài để phá cổng tiến công đồn. Giờ đó, hầu hết mọi người trong trung đội đã đi tuần xa bên ngoài, nên Pun quyết định giải quyết vấn đề một mình theo phong cách Rambo.

Chỉ hai đánh một thôi xem chừng đã mất cân đối, nhưng nào ngờ Pun phát hiện ra mình đang bị vây bởi ít nhất từ 12 – 30 tay súng nổi dậy có trang bị trung liên và cả súng phóng lựu đạn, nhưng anh không phải dạng người bỏ chạy khi đụng trận, mặc dù cảm tưởng như cầm chắc cái chết, Pun quyết định ở lại hạ bao nhiêu hay bấy nhiêu trước khi bị đối phương giết.

Bị tấn công từ ba phía, Pun bắn 400 loạt đạn, phóng hết 17 quả lựu mìn, giật tung một khối thuốc nổ, giằng co kịch liệt giữa đôi bên.

Trận đánh kéo dài đến 15 phút sau mới giãn ra, những phiến quân Taliban sống sót rút vào màn đêm, để lại một mình Pun với ngổn ngang vỏ đạn xung quanh với chiến thắng kỳ lạ. Nữ hoàng Elizabeth II trao tặng Pun huân chương Conspicuous Gallantry Cross, huân chương danh giá thứ 2 của quân đội Anh, vì lòng quả cảm đã cứu sống thêm 3 mạng khác vào thời điểm bị vây trong trại.

5. Jorge Chiu – Bác sĩ độc hành xứ Guatemala

Guatemala vào thời điểm năm 2012 chỉ là một đất nước chỉ với khoản 15 triệu dân nhưng có tới hơn 100 vụ án mạng xảy ra mỗi tuần. Trong thành phố, mỗi ngày có khoản 15 người bị bắn, tình hình càng thêm loạn vào các ngày cuối tuần, lực lượng cảnh sát ở đây lại vô cùng tham nhũng và hoàn toàn bất lực.

Chiu là bác sĩ duy nhất có chuyên môn bằng cấp ở Guatemala tại thời điểm kể trên, những nhân viên khác tuy có ý muốn hỗ trợ, nhưng không một ai được qua đào tạo bài bản, nên tất cả mọi việc dồn vào Chiu. Anh phải trực hàng đêm, lái xe khắp thành phố để giúp các nạn nhân bị bắn trúng, trẻ em bị thương và xử lý các tai nạn giao thông.

Thiếu thốn bác sĩ, cộng thêm chi phí hạn hẹp, Chiu phải làm việc bằng cách phương tiện trợ cấp, lái một chiếc xe cứu thương cà tàng ê ẩm cả mông nếu phải đi đường dài. “Bạn vừa làm bác sĩ, kiêm y tá, lính cứu hỏa và cả thợ sửa xe”, Chiu cho biết trong một chương trình phóng sự do Vice thực hiện.

Bằng chiếc xe cà tàng, Chiu có mặt trên khắp các nẻo đường thành phố Guatemala, anh không nề hà giúp đỡ bất kỳ ai, trẻ bụi đời, kẻ nằm đường say xỉn hay các vụ tai nạn giao thông. Chiu thậm chí còn bị dính đạn trong một lần liều mình tiếp cận hiện trường để cứu giúp các nạn nhân. Bất chấp các mối hiểm huy, bác sĩ Chiu chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vọng, người dân Guatemala gọi anh bằng cái tên “thiên thần trên đường phố”.

6. Chuẩn úy Hugh Thompson – Anh hùng thôn Mỹ Lai, Quảng Ngãi

Trong thời chiến tranh Việt Nam, biến cố thảm sát thôn Mỹ Lai năm 1968, sẽ bị chìm vào bí ẩn nếu không còn các nhân chứng sống kể lại. Những nạn nhân sống sót này trớ trêu thay, lại là những người được Hugh Thompson giành lại mạng sống từ tay các đồng đội đang say máu.

Ngày 16/5/1968, Hugh Thompson nhận lệnh bay thám sát bằng trực thăng H-23 về hướng Mỹ Lai, nằm trong chiến dịch “Tìm và diệt”, nhiệm vụ của anh là thu hút hỏa lực của kẻ địch. Theo tin quân báo, Mỹ Lai là căn cứ địa quân Việt cộng, trước đó đại đội Charlie nhận nhiệm vụ càng quét khu vực này, toán bị tổn thất nặng do trúng mai phục. Bàng hoàng vì những đồng đội ngã xuống, lần hành quân này họ quyết tâm tắm máu.

Hành quân đến nơi mà không gặp phải kháng cự nào, toán điên cuồng hãm hiếp, giết, đốt sạch mọi thứ nhìn thấy được trong làng. Đảo máy bay trên không, Thompson không hiểu chuyện gì đang xảy ra dưới đất, xác người khắp nơi, anh không thể liên lạc vô tuyến với đơn vị bên dưới, không biết chuyện gì hoặc ai chịu trách nhiệm cho chuyện đang xảy ra. Đảo vài vòng, anh phát hiện ra một phụ nữ đang ngoắc ngoải vì bị thương, Thompson vội ném trái khói ra hiệu quân Y tiếp cứu trị thương. Đơn vị bên dưới, thay vì chạy chữa, đại úy Ernest Medina đã kết liễu nạn nhân.

Giây phút đó, Thompson hiểu anh phải hành động ngay lập tức, thấy toán của thượng úy William Calley đang tiến về phía một con mương, có nhiều người già, trẻ em trú ẩn, Thompson đã nhanh chóng hạ máy bay cắt ngang ngăn không cho các đồng đội tiếp cận mục tiêu và cứu thoát 15 mạng người đang nấp dưới hố.

Thảm sát Mỹ Lai trở thành sự kiện gây chấn động thế giới vào năm đó, và những người tham gia vào tội ác này đều phải đối mặt trước tòa án binh Hoa Kỳ, trong đó Hugh Thompson và người đồng đội của anh là Larry Colbourn, người không tham gia vào cuộc thảm sát, đã đứng ra làm chứng. Năm 1998, Thompson được trao tặng Huân chương người lính Mỹ, ông còn có cơ hội được gặp lại những người sống sót, trong đó có cả đứa bé Việt Nam ông từng giải cứu.

7. Đại úy Mbaye Diagne – Kẻ từ chối tử thần

Cuộc xung đột sắc tộc ở Rwanda vào thập niên 90 đã cướp đi hàng triệu sinh mạng mà không hề có thỏa thuận hòa bình hay lệnh ngừng bắn nào được đưa ra. Lực lượng quân đội người Hutu được lệnh xóa sổ người Tutsi thiểu số.

Các quan sát viên thuộc Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc như đại úy Mbaye Diagne nhận được lệnh chỉ “quan sát” mà không được can thiệp vào cuộc xung đột điên rồ, nhưng Diagne đã không tuân lệnh. Trong một lần lực lượng binh lính người Hutu tổ chức giết chết phó thủ tướng thân Tutsi, một mình ông đã đẩy năm đứa con nhỏ nạn nhân lên một chiếc xe tải, dấu chúng dưới bạt nhựa, tìm đường lái thoát sang Kenya.

Có lần Diagne đã cứu sống một phụ nữ trước họng súng máy bằng cách lấy thân ông chắn ngang tầm đạn, hay một mình tay không, đứng chặn đám người mang dao rựa và gậy gộc, không cho họ tiến lên xe giết hại người tị nạn.

Đáng nhớ nhất là lần Diagne tìm thấy nhóm 25 người Tutsi bị kẹt lại trong một thị trấn đang diễn ra bắn giết khốc liệt. Chiếc xe tải con của Diagne quá nhỏ để mang hết số người này đi, ông đã lặn lội ra vào tổng cộng 5 lần, mỗi lần băng qua 23 khu vực kiểm soát của binh lính người Hutu. Đó là tổng cộng 230 lần Diagne có thể bị giết chết, bằng cách nào đó ông đã thuyết phục và xin qua trót lọt để cứu sống 25 mạng Tutsi, ở những chốt gác khó khăn, ông giải quyết bằng rượu và thuốc lá của mình.

Năm 1994, Diagne bị bắn chết giữa vòng vây các phần tử Hutu cực đoan, đó là thời điểm chỉ còn 12 ngày nữa là ông có thể bàn giao nhiệm vụ về nhà cùng vợ và hai con nhỏ. Diagne ra đi, nhưng đã lưu lại ít nhất 600 mạng người, Liên Hợp Quốc truy tặng đại úy Mbaye Diagne – Huân chương Dũng cảm Đặc biệt vì những hành động quả cảm của ông.

8. Jesus Garcia – Chết để hàng trăm người sống

Nacozari là một thị trấn có mỏ khai thác đồng ở vùng Sonora. Các công nhân thường dùng nhiều chất nổ để phá núi. Vào một ngày tháng 10/1907, cũng như bao ngày khác, chàng trai trẻ 24 tuổi Jesus Garcia lại chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho một ngày làm việc, bằng việc lái đầu tàu số 2, trên toa chất đầy thuốc nổ.

Chỉ huy công trình hôm đó bất ngờ nghĩ phép do bệnh, nên thay vì mang các thùng chất nổ chất vào các toa rìa, chúng được mang lên đặt lên toa số 2, ngay sau đầu máy. Khi tàu bắt đầu lăn bánh, lửa từ ống khói bắt đầu bén sang các kiện chứa thuốc nổ, nếu tàu hàng này tiến vào khu vực trong làng, nó không chỉ nổ chết sạch người trên xe mà còn phá hủy nhà kho chất đầy xăng và thuốc nổ gần đó. Với một vụ nổ kép lớn như thế, nó có thể xóa sạch cả thị trấn.

Jesus Garcia không thể xả van khí để dừng động cơ tàu, hơn nữa phía sau lưng là khu vực mỏ thấp hơn mặt đất, nếu dừng động cơ lưng chừng, xe sẽ trượt ngược về lại phía sau khu mỏ và nổ sập cả khu vực. Tình huống cầm chắc cái chết, trừ khi Garcia có thể đưa đoàn tàu đi nơi khác và để nó nổ tung ngoài chỗ trống.

Đó là lúc Jesus Garcia xua mọi người chạy thoát ra khỏi các toa tàu, Jesus Garcia quyết định lái con tàu tăng tốc tiến ra khu vực trại 6, khu vực trống trải duy nhất, và nếu tàu có thể vượt qua được khu vực này, Garcia có thể nhảy thoát ra an toàn để đoàn tàu tự nổ. Cuộc chạy đua với thời gian đã không thành công khi chỉ còn cách khu vực an toàn 50m thì đoàn tàu nổ tung.

Vụ nổ giật tung cửa kính và đất đá khắp làng, giết chết một lô người khu trại 6 và người tài xế anh hùng. Mặc dù thương vong, nhưng Garcia đã cứu sống hàng trăm mạng người khác trong thị trấn. Chàng trai hiển nhiên trở nên một huyền thoại, với tên đường, con phố, những cây cầu, đài tưởng niệm khắp nơi trên thế giới mang tên Garcia.

Bruce Phan – Theo Listverse

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x