Chương Thiên Lượng: ĐCSTQ tuyệt đối không thể tồn tại chung với văn hóa truyền thống (P.2)

20/01/17, 09:03 Trung Quốc

Bước sang năm 2017, Giáo sư Chương Thiên Lượng – bình luận viên thời sự, học giả lịch sử văn hóa, đã có những lời tâm huyết đối với quê hương Trung Quốc của mình. Dưới đây là bài viết về văn hóa của ông.

p7461831a756496464
Giáo sư Chương Thiên Lượng từng có nhiều bài viết sâu sắc về Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tiếp theo phần1.

3. Những tư tưởng ngoại lai được truyền vào Trung Quốc như thế nào

Văn hóa Trung Hoa có tính bao dung rất lớn, được vậy là nhờ vào tư tưởng Nho gia của Trung Quốc. Nho gia khởi xướng “quân tử hòa nhi bất đồng” (Tạm hiểu là: người quân tử trong các mối quan hệ qua lại giữa người với người có thể bảo trì một loại quan hệ hài hòa thân thiện, nhưng trên cách nhìn nhận đối với vấn đề cụ thể lại không nhất thiết phải giống với đối phương), tức là cách nghĩ của mọi người có thể không giống nhau, nhưng có thể chung sống hòa bình với nhau.

Tư tưởng của Nho gia chưa gặp phải những trắc trở to lớn trong lịch sử, bắt đầu từ người đặt nền móng là Chu Công Đán, chế độ lễ nhạc của Nho gia vẫn luôn được các triều đại tiếp nhận (bao gồm Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất, cũng là thỉnh mời học giả Nho gia đến chỉ đạo). Dù vào nhà Tần, trong hoàng cung ít nhất vẫn có 70 vị tiến sĩ, họ trông coi điển tịch, nghe nghị sự trong triều, được phép đưa ra ý kiến, địa vị rất cao. (Cái gọi đốt sách chôn sống Nho sĩ, theo “Sử ký – Nho lâm liệt truyện”, thì những người bị chôn sống phần nhiều là thuật sĩ. Nhà Tần tuy đã giết chết chôn sống Nho sinh, nhưng lại không cấm tư tưởng Nho gia, mãi đến thời Tần Nhị Thế, vẫn lấy Nho sinh làm quan cố vấn).

Bởi tư tưởng Nho gia vốn không phải là một loại tôn giáo, bởi vậy không có tính chất biệt lập rõ ràng giống như tôn giáo (có thể tưởng tượng, Trung Quốc nếu như lấy Đạo giáo lập quốc, thì Phật giáo không thể truyền vào và phát triển; và ngược lại. Tuy nhiên Nho gia làm hình thái ý thức quốc gia, có thể khiến cho Đạo giáo và Phật giáo mỗi bên đều phát triển mạnh mẽ). Điều này đã giúp cho Trung Quốc tránh xuất hiện hiện tượng tôn giáo chính trị hợp nhất giống như châu Âu, cũng khiến cho rất nhiều tôn giáo khác có thể truyền nhập vào Trung Quốc, điển hình nhất trong đó chính là Phật giáo.

Hãy nói từ Phật giáo, các học giả phân chia thành hai khái niệm “Phật giáo tại Trung Quốc” và “Phật giáo Trung Quốc”. Cái trước chỉ biểu hiện một loại tông phái Phật giáo nào đó tồn tại trên mảnh đất Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại hình thái tôn giáo ban đầu; còn “Phật giáo Trung Quốc” thì trên thực tế đã là Phật giáo bản thổ hóa, cũng chính là cải cách Phật giáo đến từ Ấn Độ dựa theo văn hóa Trung Quốc. “Phật giáo tại Trung Quốc” sức ảnh hưởng không lớn lắm, hoặc sau khi phồn thịnh thì rất mau chóng chỉ truyền thừa ở phạm vi nhỏ cục hạn trong chùa miếu, ví như Duy Thức Tông được Huyền Trang sáng lập sau khi ông đi sang Ấn Độ cầu Pháp trở về, đại khái là thuộc loại này; còn loại sau -“Phật giáo Trung Quốc” thì phát triển phồn thịnh, đã trở thành nhân tố quan trọng trong văn hóa Trung Quốc, ví dụ điển hình chính là “Thiền tông”.

Đến thời nhà Đường, các loại tôn giáo Trung Đông đều truyền vào Trường An, bao gồm Cơ Đốc giáo (thời bấy giờ gọi là Cảnh giáo), Do Thái giáo, đến sau khi Đường Vũ Tông diệt Phật, rất nhiều tôn giáo mới biến mất ở vùng đất người Hán. Nhưng đến thời nhà Minh, Thiên Chúa giáo lần nữa lại truyền nhập vào Trung Quốc. Lúc đó mục sư tin lành Matteo Ricci đã có những cải tổ với Thiên Chúa giáo, bản thân ông không chỉ thân mặc y phục người Hán, trích dẫn “tứ thư ngũ kinh” để giải thích giáo nghĩa Thiên Chúa giáo, mà còn không ngăn cấm người Trung Quốc lễ bái trời đất, thờ cúng tổ tiên và kính bái Khổng Tử. Điều này đã khiến cho Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.

tsj5x170628005
Mục sư tin lành Matteo Ricci khi giới thiệu Thiên Chúa giáo đến Trung Quốc vẫn rất tôn trọng Nho gia.

Ở đây chính là đã nêu ra một vấn đề, chủ nghĩa Marx-Lenin là một loại chủ nghĩa ngoại lai liệu có thể cải tổ, kết hợp với văn hóa trước đây của Trung Quốc mà trở thành một phần văn hóa mới của Trung Quốc hay không? Đáp án là “không thể”.

Những người không nhìn ra được điểm này, không can tâm vứt bỏ cờ hiệu của ĐCSTQ, hoặc là xuất phát từ một loại tính toán lợi ích, hoặc là tình cảm cá nhân dẫn dắt. Tức là vừa hồng dương văn hóa truyền thống Trung Quốc, lại kiên trì với “lãnh đạo của đảng”, quả thật chính là trộn lẫn nước và lửa lại với nhau.

Trước đây, khi các loại tôn giáo bên ngoài truyền nhập vào Trung Quốc, điều được dựa vào là sức mạnh và sức cảm hóa đạo đức của bản thân tôn giáo. Phật giáo vào những năm đầu thời Đông Hán truyền vào Trung Quốc, lúc mới bắt đầu vốn không được người Trung Quốc xem trọng. Đợi đến sau khi Tây Tấn diệt vong, phương Bắc bị Ngũ Hồ thập lục quốc chiếm giữ, Nho gia và Đạo gia không còn cường thịnh giống như thời người Hán thống trị nữa, rất nhiều tăng nhân vào lúc này cũng đi đến phương Bắc.

Ban đầu cao tăng Phật Đồ Trừng còn chủ yếu là dùng thần thông để khiến mọi người tín phục Phật giáo, ông ấy đã từng khiến cho Thạch Lặc – con trai yêu dấu của hoàng đế nước Hậu Triệu chết đi sống lại. Đạo An – đệ tử của Phật Đồ Trừng là một nhà sư phiên dịch kinh điển, ông chủ yếu không phải thông qua thần thông mà là thông qua Phật lý uyên bác để hồng dương Phật giáo, sau đó Huệ Viễn – đệ tử của Đạo An ở chùa Đông Lâm trên núi Lư Sơn đã sáng lập pháp môn Tịnh Độ, lúc này đã là cuối thời kỳ Đông Tấn.

Còn có một số cao tăng giao du đàm luận với các danh sĩ thời đó, khiến cho tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng đến giới tri thức một cách vô tri vô giác. Ví như “Lan Đình Tự” chúng ta nhìn thấy hiện nay chính là kiệt tác của Vương Hy Chi sau khi gặp gỡ Chi Đạo Lâm cao tăng thời Đông Tấn.

Có thể thấy những tôn giáo ngoại lai truyền vào thường thường là một quá trình lịch sử kéo dài hàng mấy trăm năm. Phật giáo khi truyền nhập vào Trung Quốc đã mượn rất nhiều từ vựng của Đạo gia, đến cuối thời kỳ Đông Hán, mọi người vẫn cho rằng Phật giáo là một chi nhánh của Đạo gia. Mục sư tin lành Matteo Ricci khi giới thiệu Thiên Chúa giáo đến Trung Quốc, danh từ “Thượng Đế” được dùng đến, cũng là lấy từ trong “Thượng Thư” và “Thi Kinh”. Tức là những tư tưởng ngoại lai sau khi trải qua bản địa hóa nhất định, mới có thể bén rễ và phát triển ở Trung Quốc.

4. Hình thái ý thức của ĐCSTQ cớ sao không thể bản địa hóa

Từ chỗ so sánh tính tương tự giữa ĐCSTQ và Pháp gia, chúng ta đã có thể nhận ra được chỗ đối lập giữa Nho gia và Pháp gia. Thật vậy, những tôn giáo khác cũng khác biệt với Nho gia, nhưng loại khác biệt này là dùng những phương thức khác nhau để thăng hoa phương diện đạo đức của con người, còn ngay ở bản thân giá trị đạo đức lại vốn không có đối lập từ căn bản. Còn chỗ đối lập giữa Nho gia và Pháp gia không chỉ là trên phương pháp, mà còn là trên phương diện đạo đức nữa.

Khi tư tưởng của Nho gia vô cùng lớn mạnh, hình thái ý thức của ĐCSTQ vừa tiến nhập vào Trung Quốc đã mất đi khả năng len lỏi vào duy nhất của “Pháp gia” (“lựa chọn Pháp gia, phê phán Nho gia” sau thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa có thể được xem là một lần cố gắng). Chúng ta cũng nhìn thấy “vận động Ngũ Tứ” vì sao lại được ĐCSTQ coi là một sự kiện mang tính đánh dấu cho chủ nghĩa Marx-Lenin truyền nhập vào Trung Quốc, bởi vì nó giương lên một cờ hiệu rõ ràng – “đánh đổ Khổng gia trang” (tức là đánh đổ đạo chính thống của Nho gia)”.

B4qsqSXCcAEkiSP
(Ảnh: Internet)

Trên thực tế không chỉ tư tưởng Nho gia đối lập với thể hệ giá trị của ĐCSTQ, Phật gia và Đạo gia cũng đều là như vậy. Bởi vậy để hình thái ý thức của ĐCSTQ truyền nhập vào được thì chỉ có thể nương nhờ vào bạo lực, đồng thời cũng cần phải triệt để phá hủy văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Bởi văn hóa truyền thống đã bén rễ sâu ở Trung Quốc, ĐCSTQ không thể không phát động mỗi một lần các cuộc vận động chính trị.

Chúng ta cần phải ý thức được một vấn đề, văn hóa trên thực tế chính là diễn giải đối với phương diện tín ngưỡng, tinh túy của nó chính là giá trị quan được xác lập từ loại tín ngưỡng nào đó. Bởi vậy chúng ta sẽ gọi văn hóa truyền thống của Mỹ là “văn hóa Cơ Đốc giáo”, gọi văn hóa của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là “khung văn hóa đại Nho gia”, còn bên trong Trung Quốc cũng có phân chia “văn hóa Phật gia” và “văn hóa Đạo gia”.

ĐCSTQ trên bản chất là một loại tín ngưỡng, hình thức của nó có mang theo đặc điểm của một tôn giáo, lại bởi vì giá trị quan của nó quá tà ác nên đã trở thành một loại thể hệ tín ngưỡng tà giáo. Về phương diện này trong “bài bình luận thứ 8 của Cửu Bình” đều đưa ra rất nhiều luận thuật, ở đây không lặp lại nữa.

Giá trị quan của tà giáo ĐCSTQ có tồn tại sự đối lập căn bản với văn hóa truyền thống Trung Quốc, điểm này độc giả có thể tham khảo “bài bình luận thứ 6 trong Cửu Bình”.

5. Khôi phục văn hóa truyền thống, điều đó có ý nghĩa gì đối với ĐCSTQ?

Văn hóa vốn dĩ là một loại lực lượng mềm, điều dựa vào là trí huệ và năng lực hấp dẫn của bản thân nó. Xưa nay chưa từng có bất kỳ một loại văn hóa nào, là dựa vào bạo lực cưỡng ép đưa vào, lại dựa vào bạo lực để cưỡng chế duy trì. Một ví dụ ngoại lệ duy nhất trong lịch sử nhân loại, chính là “văn hóa đảng” do ĐCSTQ kiến lập.

Từ trình tự và thủ đoạn phá hoại đối với văn hóa truyền thống của ĐCSTQ, chúng ta cũng có thể ý thức được – nếu như tất cả mà ĐCSTQ làm đều là để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân nó, nó hủy hoại văn hóa truyền thống một cách tàn bạo như vậy, vừa khéo là văn hóa truyền thống Trung Quốc thật sự sẽ uy hiếp đến sự sinh tồn của ĐCSTQ.

Bước đầu tiên ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống là tiêu diệt tôn giáo, đây chính là đàn áp tôn giáo và vận động cải tạo từ sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền năm 1949. Đến năm 1956, tất cả tôn giáo đều đã thành lập “Hiệp hội ngụy tôn giáo” rồi sau đó đưa vào “lãnh đạo của đảng”, ĐCSTQ mới bắt đầu tiến hành bước tiếp sau, tức là bức hại và cải tạo đối với phần tử trí thức, cũng chính là “phong trào chống cánh hữu” năm 1957. Khi phần tử trí thức bị đánh gãy xương sống, thứ mà ĐCSTQ muốn tiêu diệt bước tiếp theo chính là tầng diện đồ vật, tức là “Phá Tứ Cựu” trong phong trào Đại Cách mạng Văn hóa.

Đơn giản nhìn lại đoạn lịch sử này, là vì để nói rõ ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống một cách có hệ thống, từ Thần (tôn giáo) đến con người (phần tử trí thức) rồi lại đến vật (di vật văn hóa và các di tích cổ), kế hoạch tinh vi này chỉ có thể nói rõ ĐCSTQ không phải là một tổ chức thông thường, con người bình thường cũng sẽ không làm được chu đáo chặt chẽ đến như vậy, có trật tự rõ ràng đến như vậy.

Bao gồm việc nó tại sao phát động Đại Cách mạng Văn hóa vào năm 1966 đều là có nguyên nhân. Bởi vì một nhóm người đập chùa phá miếu này đều là được lớn lên dưới thể hệ giáo dục của ĐCSTQ, không có chút cảm giác sợ hãi đối với Thần Phật và báo ứng mà con người nên có, cũng không có chút tình cảm gì đối với văn hóa truyền thống. Vậy nên chỉ có họ mới có thể làm ra được những cuộc vận động bức hại điên cuồng đến như vậy. (Nhìn từ tổng thể, nhóm người này cuối cùng cũng là bất hạnh, bị Mao Trạch Đông ra lệnh một tiếng, toàn bộ đều bị gửi xuống nông thôn, sau khi trở lại thành phố đã lỡ mất khoảng thời gian tốt đẹp nhất để kết hôn và sinh con, sau đó trong mở cửa cải cách lại bởi vì không có thành thạo một nghề mà trở thành đối tượng đầu tiên bị cắt giảm nhân sự trong các doanh nghiệp).

ĐCSTQ để có thể đứng vững ở Trung Quốc, đã cố gắng hơn 60 năm, cùng lúc tiêu diệt văn hóa truyền thống đã xây dựng lên hệ thống văn hóa đảng của chính nó. Trong quá trình khôi phục văn hóa truyền thống, văn hóa đảng sẽ bị thanh trừ. Tội ác mà ĐCSTQ phạm phải chỉ có trong văn hóa đảng mới có thể chắc chắn được giải vây. Bởi vậy nếu khi mọi người dùng giá trị và quan niệm truyền thống để ngẫm nghĩ lại những việc làm của ĐCSTQ, mọi người sẽ biết nó không chỉ đã sát hại hơn 80 triệu sinh mệnh, mà còn là tổ chức phạm tội lấy việc hủy hoại văn hóa truyền thống, vươn đến hủy hoại dân tộc và quốc gia. Chính quyền này cũng sẽ giải thể trong sự chỉ trích của mọi người.

Trên thực tế, ĐCSTQ là một chính quyền chủ nghĩa cực quyền, không thể chấp nhận bất cứ điều gì đối lập với mình, nó cũng sẽ không chấp nhận cùng tồn tại chung với văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Đứng nhìn từ góc độ văn hóa truyền thống hoặc ĐCSTQ, kết quả là như nhau -ĐCSTQ hoàn toàn không thể tồn tại chung với văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Ở đây không ngại đưa ra một lời đề nghị: nếu quả thật muốn khôi phục văn hóa truyền thống, cũng có thể đón Đoàn nghệ thuật Shen Yun về Trung Quốc biểu diễn.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x