Chính phủ Nga cần đầu tư để tránh suy thoái kinh tế

17/09/14, 08:50 Kinh tế

Nước Nga có nguy cơ rơi vào suy thoái vì chính phủ không đầu tư đúng mức cho nền kinh tế để đối phó với lệnh trừng phạt từ phương Tây, cựu Bộ trưởng Tài chính là Alexei Kudrin cho biết khi ông chỉ trích các chiến lược của nước này hôm Thứ Ba (16/9).

Russia's PM Medvedev and Speaker of State Duma Sergei Naryshkin walk before Medvedev's address to the lower house of parliament in Moscow
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Hạ viện Sergei Naryshkin trao đổi cùng nhau trước buổi phát biểu của Thủ tướng ngày 22/4/2014.

Là người ủng hộ đường lối cải cách toàn diện, Kudrin gần như trở thành tiếng nói duy nhất trong giới chức Nga để tham vấn về chính sách kinh tế từ từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Vị cựu bộ trưởng tài chính này có mối quan hệ bền lâu và mật thiết với Tổng thống Putin.

Đề cập đến những cam kết chi tiêu hào phóng của Putin khi ông nhậm chức Tổng thống năm 2012, Kudrin cho rằng, Moscow không có đủ quỹ để đầu tư cho nền kinh tế vốn đã suy yếu ngay cả trước khi phương Tây tuyên bố áp lệnh trừng phạt Nga do liên quan tới khủng hoảng Ukraine.

“Trong thời điểm khó khăn như thế này, chính phủ cần tăng cường đầu tư. Đây chính là những gì mà thị trường đang cần. Cắt giảm đầu tư chính phủ và tăng lương hiện tại không phải là biện pháp đúng đắn”, ông phát biểu tại một hội nghị về ngoại thương.

“Tiềm lực cho kinh tế của chính phủ hiện đang yếu dần do phải liên tục cấp vốn cho những khoản chi xã  hội khổng lồ”, ông Kudrin nhận định. Ông trước giờ vẫn chỉ trích các cam kết của Putin trong việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo thông qua tăng lương.

Cựu bộ trưởng Kudrin thường được Putin triệu tập để bàn về các vấn đề kinh tế cùng các nhà kinh tế học thống kê. Ông nhận định, nền kinh tế sẽ trì trệ hoặc suy yếu tiếp trong năm nay và tăng trưởng có thể ở mức âm vào năm 2015, dưới mức dự báo của chính phủ là 0,5% trong năm 2014 và 1% năm tiếp theo.

“Những lệnh trừng phạt được áp dụng sẽ tác động lên nước Nga một đến hai năm nữa, vì chúng đã lấy đi cơ hội đầu tư”, Kudrin cho biết, ông cảnh báo rằng nếu lệnh trừng phạt được áp đặt nhiều hơn nữa  kinh tế Nga có thể mất thêm 3% – 4% tăng trưởng.

Trong khi các quan chức Nga chỉ trích lệnh trừng phạt đang đưa nước này trở lại thời chiến tranh lạnh, họ cũng thống nhất về loạt giải pháp nhằm đoạn tuyệt với thị trường Tây Âu. Thay vào đó, công nghệ và đầu tư sẽ thúc đẩy các ngành nghề của Nga, tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các nước phương Đông.

“Bắt tay với phương Đông mang lại nhiều triển vọng tốt đẹp, đặc biệt là các nước ở miền viễn Đông nước Nga”, Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich phát biểu tại hội nghị này. “Chúng tôi coi các biện pháp trừng phạt trên là vô nghĩa và phản tác dụng, không có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị”.

Nga cũng đang mong đợi vào việc sử dụng quỹ “ngày mưa”, trong đó có khoản dành cho 40 triệu người hưu trí, để hỗ trợ cho ‘những quán quân quốc gia” theo cách gọi của Putin, chỉ các trụ cột của nền kinh tế như ngành năng lượng và quốc phòng.

Ông Kudrin cho rằng chắc chắn sẽ phải hỗ trợ một vài công ty quốc doanh để đối phó lệnh trừng phạt, nhưng ông khuyến cáo chính phủ cần xem xét các loại hình hỗ trợ mà họ cần trước khi cấp vốn, đặc biệt là yêu cầu viện trợ 40 triệu USD của tập đoàn dầu khí quốc gia Rosneft.

“Tôi cho rằng việc chính phủ cấp tín dụng hay mua trái phiếu của Rosneft sẽ chứng tỏ tập đoàn này không thể tự mình trả nợ. Hệ quả là uy tín cũng như hạng mức tín dụng của Rosneft sẽ bị hạ thấp  – ảnh hưởng lớn đến khả năng cổ phần hóa và triển vọng phát triển của tập đoàn này”, ông nói.

“Có thể Rosneft nên chia sẻ cổ phần với các đối tác trong một vài dự án, qua đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho chính phủ. Việc hỗ trợ là cần thiết, nhưng nên cân nhắc kỹ lưỡng”.

Một số doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân đã đề xuất nhà nước cấp vốn hỗ trợ họ khắc phục hệ quả từ lệnh trừng phạt. Chính phủ đang xem xét biện pháp hỗ trợ tất cả các ngành thông qua giảm thuế.

Kudrin tin tưởng rằng các ý kiến của ông sẽ được giới chức trách lắng nghe.

Bùi Hươ[email protected]

Theo Reuters

 

 

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x