Cây biến đổi văn hóa – Kho báu của “Quốc gia Đầu tiên” Lil’wat

Ẩn sâu bên trong các khu rừng của British Columbia (Canada) là những cây tuyết tùng có lớp vỏ chi chít các vết sẹo cho thấy sự biến đổi văn hóa, bằng chứng về sự tồn tại của những cư dân bộ tộc nơi đây.

Cây tuyết tùng. (Ảnh từ gardencollage)

>>> Những truyền thuyết Sáng thế về nguồn gốc người cổ đại Inca

Ẩn sâu bên trong các khu rừng của British Columbia (Canada) là những cây tuyết tùng có lớp vỏ chi chít các vết sẹo cho thấy sự biến đổi văn hóa, bằng chứng về sự tồn tại của những cư dân “Quốc gia Đầu tiên” / bộ tộc ở nơi đây.

“Cây biến đổi văn hóa” là những cái cây đã được cư dân biến đổi như một phần của thói quen sử dụng rừng theo cách truyền thống. Đó chính là hoạt động thu hoạch vỏ cây tuyết tùng, một việc làm quan trọng đối với người Lil’wat. Công việc này được tổ chức một cách chặt chẽ và nắm giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần – vật chất của cư dân bản địa.

Để tìm hiểu kỹ hơn ý nghĩa của loài cây này, trang Garden Collage đã có một cuộc nói chuyện với bà Alison Pascal về Lil’wat, bộ tộc đến từ bờ biển phía Nam của vùng British Columbia.

Đôi nét về Lil’wat (L̓il̓wat7úl)

Khi đề cập về môi trường bản địa của mình, bà Pascal nói: “Ở quê tôi, những người trong bộ tộc của chúng tôi được gọi là ‘Ucwalmícw’, nghĩa là ‘người con của đất’ và ‘đất đai là một ngôi nhà mở rộng của chúng tôi’”.

Hiện tại, dân số của Lil’wat là khoảng 2.500 người. Đây là một trong số 11 cộng đồng thành lập nên bộ lạc Státimc, vùng lãnh thổ trải dài từ con lạch Rubble Creek đến các cửa ngõ ven biển Thái Bình Dương.

Theo Trung tâm Văn hóa Squamish Lil’wat, Lil’wat được mô tả là “người của Srap7úl”, “cây thật”, đó là cây thông Douglas – cái cây mọc cao nhất.

Cây thông Douglas là một phần lịch sử của người Lil’wat. Khi nó trưởng thành, cây vĩ đại này được cho là thứ có thể giúp cho tổ tiên của họ đến gần với đấng sáng tạo. Do đó cây thông Douglas là một cây rất quan trọng đối với bộ tộc này, nhưng loài cây tuyết tùng cũng có ý nghĩa rất đặc biệt với người Lil’wat.

Cây thông Douglas là một cây rất quan trọng đối với bộ tộc này. (Ảnh: getty)

Bà Pascal nói: “Nếu bạn lấy đi một chút vỏ cây, vết cắt đó sẽ mau chóng lành lại và cây cối sẽ tiếp tục cuộc sống của mình. Khi này cây cối cung cấp cho con người những thứ mà họ cần để tồn tại. Ngược lại, nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ rừng, nước và động vật”.

Cây biến đổi văn hóa

Cây biến đổi văn hóa là những cái cây đã được các cư dân đầu tiên của vùng này biến đổi như một phần của truyền thống sử dụng rừng của họ. Việc thu hoạch vỏ cây tuyết tùng là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Lil’wat. Hoạt động này có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống tinh thần và thực tiễn của cư dân bản địa.

Trong cộng đồng của bà Alison, những người lớn tuổi sẽ thu hoạch vỏ cây (cây còn sống) vào mùa xuân. Sau đó, họ sẽ sử dụng nó để làm quần áo, nón, dây thừng và thảm.

Bà cho biết: “Cây biến đổi văn hóa thường được đề cập là loài cây tuyết tùng đỏ hoặc vàng. Vào thời kỳ trước, con người đã phát hiện ra rằng: Nếu bạn lấy đi một chút vỏ cây, cây sẽ có thể tự chữa lành vết thương và tiếp tục phát triển. Do đó, chúng tôi tin rằng mọi người chỉ nên lấy và sử dụng những thứ mình cần. Chúng tôi không nhất thiết phải đốn hạ toàn bộ cây tuyết tùng hàng năm”.

Sau khi lấy vỏ cây, bạn sẽ thấy một hình tam giác dài ở vị trí vừa khai thác trên thân cây. Nó cũng giống như vết cắt trên da thịt của con người, nó lạnh lại sau một thời gian và bạn có một vết sẹo. Đây là cây biến đổi văn hóa”.

Thu hoạch vỏ cây tuyết tùng là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Lil’wat. (Ảnh từ gardencollage)

>>> Truyền thống và thần thoại phương Tây qua biểu tượng cây thường xuân

Cây biến đổi văn hóa chứa đựng sự cân bằng, quan điểm sống

Cây biến đổi văn hóa phản chiếu một niềm tin quan trọng của bộ tộc Lil’wat. Đồng thời, nó còn cung cấp bằng chứng về cách mà cư dân bản địa đã sử dụng đất.

Đối với Lil’wat, cuộc đấu tranh bảo vệ văn hóa, đất đai và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng. Trong quá trình này, nó đã để lại những vết thương sâu thẳm trong họ. Điều đó cũng tương tự như lớp vỏ đầy sẹo của loài cây tuyết tùng tuyệt vời.

Những vết thương này sẽ lành theo thời gian, nhưng vết sẹo mà nó để lại chính là bằng chứng hùng hồn cho thấy: Những điều tốt đẹp gì đã được thực hiện và những gì phải được bảo vệ.

Bà Alison kể rằng: “Khi ở tuổi niên thiếu, tôi đã đến thăm những con đường mòn ở Stein Velley, một vùng đất có nhiều nơi thiêng liêng để mọi người trong bộ tộc chúng tôi kết nối lại với đất đai và linh hồn của chính họ”.

Bà cho biết thêm, “những con đường mòn có thác nước và sông cắt ngang qua, và dọc theo con sông có nhiều nơi để bạn ngồi xuống và ngắm nhìn mọi thứ. Rừng là nơi xinh đẹp và bình yên”.

Trong quá khứ, Lil’wat đã có một trận chiến trường kỳ với rất nhiều khó khăn để bảo vệ rừng cây và đất đai, những thứ mà người dân bản địa luôn trân quý.

Để bảo tồn sự tăng trưởng của các khu rừng già dự kiến suy giảm đáng kể, người dân Lil’wat thậm chí còn hợp tác với các nhóm hoạt động môi trường để phản đối chính phủ.

Theo bà Alison, cây biến đổi văn hóa chính là bằng chứng cho thấy một khu rừng đã được những người dân “Quốc gia Đầu tiên” sử dụng, những người có lòng tôn kính các khu rừng.

Người Lil’wat. (Ảnh qua .fdncms.com)

Tinh thần cho và nhận

Trước khi thu hoạch vỏ cây tuyết tùng, người Lil’wat thường gửi tới cây một lời tạ ơn.

Đối với bộ tộc của Alison, điều quan trọng nhất khi lấy vỏ tuyết tùng là phải đảm bảo được sự cân bằng giữa tinh thần cho và nhận. Điều này cho thấy người Lil’wat rất coi trọng cây tuyết tùng và sức sống của toàn bộ khu rừng.

Bà Alison nói: “Việc lấy vỏ cây của tuyết tùng cũng tương tự như cách bạn chăm sóc cho vết cắt trên cơ thể mình. Bạn phải dành cho cây một thời gian đủ lâu để nó lành vết thương.

Đôi khi điều đó cũng đồng nghĩa với việc để nó lại một mình và tự chữa lành cho bản thân. Chúng tôi cũng làm điều tương tự với khu rừng. Nếu nhìn thấy một khu vực đã được thu hoạch trong thời gian gần đấy, chúng tôi sẽ tránh xa khu vực đó”.

Thu hoạch vỏ cây. (Ảnh qua pressbooks)

Bởi Alison tin rằng, sự cân bằng giữa cho và nhận là rất quan trọng, đặc biệt là trong thời hiện đại.

Bà giải thích: “Chúng ta không có sự kết nối với đất đai như trước đây nữa. Bởi chúng ta có thể dễ dàng đi ra ngoài và tìm mua thức ăn; chúng ta không cần phải tự trồng trọt, thu hoạch hoặc bảo quản thực phẩm nữa. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là phải cố gắng duy trì sự cân bằng, nghĩ xa trông rộng, và cần hiểu rằng cách hành động của chúng ta sẽ tác động đến người khác và những thứ khác”.

Đó chính là một bài học mà chúng ta đều cần ghi nhớ.

Tú Văn, theo gardencollage

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x