Câu chuyện về người phụ nữ mạo hiểm sinh mạng cứu 2.500 đứa trẻ khỏi tay Đức Quốc xã

05/01/17, 14:30 Tri thức

Rất ít người từng nghe nói về bà Irena Sendler cho đến năm 2007, khi bà được trao giải Nobel Hòa bình vì đã cứu sống hàng ngàn trẻ em Do Thái khỏi tay Đức Quốc xã. Bằng cách nào bà có thể làm được điều vĩ đại này?

Bà Irena Sendler, người phụ nữ cứu 2500 đứa trẻ từ cói chết dưới thời Đức quốc xã. (Ảnh: Internet)

Bà Irena sinh tại Warsaw, thủ đô của Ba Lan vào năm 1910. Cha bà đã dạy bà nhiều thứ, nhưng bài học quan trọng nhất mà bà từng học là làm thế nào để giúp những người khác khi họ cần sự trợ giúp. Dưới đây là câu chuyện lạ thường và đầy tự hào của bà.

Cha bà qua đời khi bà 7 tuổi. Mặc dù vậy, cụ đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bà và bà luôn đi theo con đường của cha mình. Khi lớn lên, bà trở thành một y tá có trách nhiệm cung cấp thuốc men, thực phẩm và quần áo cho các gia đình có nhu cầu. Vào thời điểm chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng trên khắp châu Âu, Irena tiếp tục giúp đỡ các gia đình Do Thái như cách bà giúp bất kỳ ai khác.

Khi Ba Lan bị chiếm đóng bởi Đức Quốc xã vào năm 1939, tất cả các gia đình Do Thái được gửi đến khu Warsaw Ghetto (khu vực phát xít Đức từng thảm sát người Do Thái). Thật khó có thể tưởng tượng nỗi kinh hoàng của thời điểm đó.

Bà Irena sửng sốt trước những điều kiện không thể chịu đựng nổi trong các khu ổ chuột, đã quyết định tham gia một tổ chức hỗ trợ người Do Thái. Khi tình hình đã dần tồi tệ hơn, bà nhận ra rằng bà sẽ phải thực hiện các bước cấp tiến để giúp đỡ họ, thậm chí điều này nghĩa là phải mạo hiểm cả sinh mạng của mình.

Cùng với một số người khác, bà Irena bắt đầu giúp trẻ em Do Thái thoát khỏi khu ổ chuột, nơi họ chắc chắn phải chết nếu ở lại. Họ được gửi đến nơi trú ẩn hoặc được nhận nuôi.

Mặc dù Irena hành động với mục đích tốt, nhưng không phải tất cả phụ nữ trong khu ổ chuột sắn sàng giao con cháu của họ cho một người xa lạ. Tại thời điểm đó, không ai biết rằng tình hình sẽ trở nên nguy hiểm hơn và phần lớn người Do Thái sẽ phải chết trong trại tập trung.

Bà Irena Sendler. (Ảnh: Internet)

Vì người Đức cach gác khu trại nghiêm ngặt, Irena đã phải sử dụng nhiều cách khác nhau để đưa những đứa trẻ ra. Thông thường, bà giấu chúng trong xe cứu thương chở bệnh nhân bị bệnh nặng, nhưng khi sự giám sát tăng cao bà phải giấu chúng trong các bao tải, thùng rác, và thậm chí cả quan tài.

Cuối cùng bà Irena xoay xở cứu được hơn 2.500 trẻ em từ cõi chết. Bà giữ tất cả các thông tin về nơi ở của họ trong một chiếc lon thiếc giấu trong một khu vườn lân cận.

Phương thức của bà hoạt động hoàn hảo cho đến một ngày người Đức phát hiện những gì đang xảy ra. Bà Irena bị bắt đến nhà tù và bị tra tấn. Bất chấp sự đau đớn và bị làm nhục, bà không bao giờ tiết lộ thông tin về nơi ở của những đứa trẻ. Cuối cùng, Đức quốc xã đã từ bỏ việc cố gắng điều tra và kết bà tội chết.

Nhưng số phận đã an bài khác. Ai đó đã mua chuộc một người lính để bà có cơ hội trốn thoát. Từ lúc đó đến khi mất, bà sống dưới một cái tên giả, nhưng bà không bao giờ ngừng cố gắng để giúp đỡ người khác.

Những đứa trẻ được bà Irena cứu sống. (Ảnh: Internet)

Sau chiến tranh, bà Irena đào lên lon thiếc chứa các ghi chú về thông tin nơi ở của những đứa trẻ và gửi đến một ủy ban của chính phủ đang nỗ lực xác định người Do Thái sống sót. Bà đã kết hôn, có ba người con, và sống một cuộc sống hạnh phúc vì biết rằng mình đã làm những điều đúng đắn.

“Lý do tôi cứu những đứa trẻ này bắt nguồn từ thời thơ ấu của tôi, tôi lớn lên trong niềm tin rằng chúng ta phải giúp những người cần sự giúp đỡ, không phân biệt quốc gia hay đức tin của họ”, Irena nói.

Năm 2007, bà Irena được đề cử giải Nobel Hòa bình, và một năm sau đó, ở tuổi 98, bà qua đời. Bà đã tham gia vào cuộc đấu tranh cho công lý và sự đóng góp của bà cho lịch sử là không bao giờ có thể tính hết được.

Người phụ nữ này có một trái tim vàng chứng minh cho toàn thế giới rằng bất cứ ai cũng có thể can đảm và đứng lên cho các giá trị của họ, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.

Bà Irena được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2007. (Ảnh: Internet)

Theo BrightSide

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x