Câu chuyện về Khang Hy, vị hoàng đế “bác học” của Trung Hoa cổ đại

02/03/18, 10:54 Cổ Học Tinh Hoa

Khang Hy là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh sau một loạt chiến tranh. Ông được xem là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa và được xưng tụng là Khang Hy Đại Đế.

Chân dung Hoàng đế Khang Hy. (Ảnh: wikimedia)

Hoàng đế Khang Hy bắt đầu trị vì từ năm 1661 khi mới lên 7 tuổi. Những thành tựu của ông vẫn luôn được sử sách ca ngợi cho đến tận ngày nay. Ông mang trong mình 3 dòng máu, cha là người Mãn Châu, bà nội là người Mông Cổ và mẹ là người Hán. Từ nhỏ ông đã được dạy dỗ chu đáo. Bà dạy ông về lịch sử và truyền thống của người Mông Cổ, làm thế nào để cưỡi ngựa mà không cần dây cương. Người cha Mãn Châu dạy ông cầm cung tên mũi giáo, còn người mẹ Hán tộc đã truyền cho ông các tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia.

Văn hóa Mãn Châu đã giúp vua Khang Hy rèn luyện được sự tinh tế và lòng kiên nhẫn. Người Mông Cổ giúp ông có được tấm lòng cởi mỏ và rộng lượng. Còn tư tưởng Khổng tử ngày càng bồi đắp tư duy và lòng trắc ẩn trong tâm ông.

Khang Hy hiểu biết sâu sắc cả về văn hoá Trung Hoa lẫn tư tưởng phương Tây, điều này khiến ông trở thành một trong những người thông thái nhất và được giáo dục đầy đủ nhất trong thời đại của mình. Đây là nền móng quan trong cho những quyết định quan trọng trong suốt thời gian trị vì của ông.

Chăm chỉ học hành

Chân dung của hoàng đế Khang Hy trẻ trong trang phục tòa án. (Hình ảnh: wikimedia / CC0 1.0)
Hoàng đế Khang Hy lúc còn trẻ. (Ảnh: wikimedia)

Vua Khang Hy bắt đầu đọc và viết từ lúc 5 tuổi, ông tập trung vào việc viết thư pháp Trung Hoa và luyện viết hàng nghìn chữ mỗi ngày.

Ông chú trọng nghiên cứu Tứ thư của Khổng giáo bao gồm Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh tử, thậm chí còn nhớ từng câu chữ trong đó. Sau này, ông cũng yêu cầu các con trai mình cần phải đọc mỗi cuốn 100 lần để ghi nhớ giống ông.

Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông lại càng ra sức học hành nhiều hơn, đến nỗi đôi khi bị nôn ra máu vì kiệt sức. Đối với vua Khang Hy, cuộc sống không phải để vui chơi. Ông tin rằng con người khi được học hành, có tri thức sẽ đưa đất nước trở nên thái bình, thịnh vượng. Ông không ngừng học hỏi, kể cả trong những chuyến vi hành khắp tổ quốc. Những cuốn sách luôn theo ông mọi nơi, bất kể trên thuyền hay trong quán trọ. Đó là những cuốn như Kinh Dịch, Tứ Thư, Ngũ Kinh, Sử ký, Hán thư, Tư trị Thông giám… và nhiều cuốn sách của các bậc thánh hiền khác.

Đương thời, một giáo sĩ người phương Tây từng làm việc cạnh Khang Hy mô tả ông như sau:

“Hoàng đế là người tầm thước, hiền từ, chín chắn, cử chỉ đoan trang. Ông có vẻ bề ngoài uy nghiêm bất kể nhìn từ phương diện nào… Ông là người hiểu biết rất nhiều lĩnh vực khoa học, hàng ngày đều dốc sức tìm tòi nghiên cứu, lại phải giải quyết công việc trong nước, vì thế buổi sáng và buổi tối ông đều định ra một thời gian nhất định để học tập”.

Xem lịch sử như một tấm gương

Kết quả hình ảnh cho kangxi emperor
Bức tranh Hoàng đế Khang Hy ở tuổi 45, được vẽ vào năm 1699. (Ảnh: wikimedia)

Khang Hy đặt lịch sử vào vị trí rất quan trọng và yêu cầu các quan lại biên soạn một cuốn tự điển Thanh Triều. Ngoài ra, ông còn tự viết một cuốn Khang Hy tự điển với 47.035 chữ, sưu tầm cuốn Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành, thơ Đường và nhiều tác phẩm lịch sử khác. Có 1.147 bài thơ đã được vua Khang Hy sáng tác trong suốt thời gian trị vì của ông.

Kiến thức y khoa

Trong một lần mắc trọng bệnh, vua Khang Hy bắt đầu hướng sự quan tâm đến y học phương Tây. Khi đó ông 40 tuổi và nhiễm sốt rét, không có bài thuốc Trung Hoa nào có thể điều trị căn bệnh trên.

Cuối cùng, hai giáo đồ Kitô hữu là Hong Ruohan và Liu Ying đã dâng lên một liều Quinine (thuốc trị sốt rét) đông lạnh và bệnh của ông được trị khỏi. Sau lần may mắn thoát chết đó, vua Khang Hy đã quan tâm nhiều hơn đến Tây y, ông còn cho xây dựng một phòng thì nghiệm ngay trong hoàng cung. Vua Khang Hy đã khuyến khích người dân tiêm phòng bệnh đậu mùa. Đây là một dịch bệnh nguy hiểm thời điểm đó, cha ông Hoàng đế Thuận Trị đã chết vì bệnh đậu mùa, ông cũng từng may mắn sống sót sau khi nhiễm căn bệnh này.

Thời điểm đó, dòng người Mông Cổ hành hương là một nguồn chính lây nhiễm bệnh đậu mùa. Để ngặn chặn, ông đã cho xây dựng các mái đình và hoa viên phía bắc Vạn Lý Trường Thành để họ nghỉ chân. Vì vậy những người hành hương có thể tiếp tục chuyến đi mà không cần ghé vào lãnh thổ Trung Nguyên, do đó có thể tránh được hoặc giảm thiểu tối đa sự lây lan của dịch bệnh.

Ngoài ra vua Khang Hy đã ra lệnh tiêm ngừa cho hoàng gia cùng những người sống trong cung và khuyến nghị phương án này với 49 bộ lạc Mông Cổ để ngăn ngừa lây lan. Biện pháp này đã hạn chế rất nhiều người tử vong do dịch bệnh.

Kết quả hình ảnh cho qing dynasty conquest of the ming dynasty
“Khang Hy vi hành”. (Ảnh: wikimedia)

Quan tâm đến khoa học tự nhiên

Nghiên cứu về thế giới tự nhiên cũng là một trong những niềm đam mê của Hoàng đế Khang Hy. Ông rất chào đón các khoa học gia người Pháp như Joachim Bouvet, Jean-Francois Gerbillon, cùng 4 đồng nghiệp khác khi họ đến thăm hoàng cung vào năm 1688. Họ dâng lên vua 30 thiết bị khoa học và khá nhiều sách. Những vị khách phương Tây này thu hút vua Khang Hy đến mức ông đã quyết định để họ tham dự lễ thiết triều với vai trò cố vấn. Vài năm sau, triều đình cũng bắt đầu thâu nạp nhiều nhà khoa học từ mọi lĩnh vực.

Nhiều nhà khoa học phương Tây rất tán dương thái độ của vua Khang Hy đối với khoa học. Danh tiếng của triều đình Trung Hoa lúc bấy giờ còn được truyền đến tận tai vua Ludwig XIV, Pháp.

Khoa học gia Joachim Bouvet đã miêu tả về Hoàng Đế Khang Hy trong cuốn sách của mình như sau:

“Ông ấy say sưa học hỏi các kiến thức khoa học mới và dành nhiều thời gian trao đổi với chúng tôi mỗi ngày, sau đó thì tự học. Ông không muốn lãng phí thời gian nên đi ngủ rất muộn. Mặc dù các nhà nghiên cứu chúng tôi đã đến hoàng cung rất sớm nhưng ông đã có mặt trước đó và thu xếp mọi thứ. Ông sẵn sàng tham khảo ý kiến của chúng tôi lúc làm việc và đôi khi còn hỏi những vấn đề rất mới”.

Bình luận về những đổi mới từ khoa học phương Tây mà Hoàng đế Khang Hy đã tiếp thu, Joachim Bouvet cho biết:

“Vua Khang Hy rất thích kính thiên văn, hai chiếc đồng hồ treo tường và dụng cụ đo diện tích. Ông cất chúng trong một góc riêng. Ông cũng rất thích la bàn”.

Kết quả hình ảnh cho qing dynasty foreigner
Các nhà thiên văn học và Hoàng đế Khang Hy (Beauvais, 1690-1705). (Ảnh: wikimedia)

Sau khi Joachim Bouvet và Jean-Francois Gerbillon cùng một số nhà khoa học khác làm việc với Hoàng gia Trung Quốc, thành tựu lớn nhất của họ là khuyến khích Hoàng Đế thực hiện một dự án lớn, đó là xây dựng Viện nghiên cứu Trung Quốc để lập bản đồ chi tiết cho đất nước. Kế hoạch đầy tham vọng này cũng giúp các nhà khoa học Pháp có nhiều cơ hội khám phá các vùng miền trên khắp Trung Hoa.

 

Hoàng đế Khang Hy mất năm 1722. Ông được đánh giá là vị hoàng đế có nhiều thành tích chính trị và có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử vương triều nhà Thanh. Dưới thời cai trị của Khang Hy Đại Đế, vương triều nhà Thanh mới thành lập đã đi vào con đường cường thịnh. Ông đã để lại sự khai sáng đường lối cai trị vững vàng sang thế kỷ 18 cho người cháu nội là Càn Long. Thời gian tại vị của ông được xem là mở đầu của thời kỳ “Khang Càn thịnh thế” kéo dài hơn 100 năm.

Hoàng An, theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x