Body Shaming – Hành động cần bị lên án

01/03/18, 17:16 Cuộc sống

Body-Shaming hay “miệt thị ngoại hình” là một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai hay chế giễu ngoại hình của người khác, khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Bạn có thể nghe thấy những câu nói đại loại như “béo như lợn”, “gầy như nghiện”… Đó chính là Body-Shaming.

Tất cả ngoại hình đều xinh đẹp, hãy ngừng ngay việc miệt thị chúng.

Body-Shaming có nghĩa là gì?

Body-Shaming hay “miệt thị ngoại hình” là một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai hay chế giễu ngoại hình của người khác, khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Bạn có thể nghe thấy những câu nói đại loại như “béo như lợn”, “gầy như nghiện”… Đó chính là Body-Shaming.

Hoặc có thể, đó là suy nghĩ miệt thị chính bản thân một khi cảm thấy bản thân đi ngược lại những chuẩn mực của xã hội. Điều này đôi khi còn nghiêm trọng hơn cả việc chỉ trích một ai đó.

Do vậy Body-Shaming gồm các hành vi khác nhau bao gồm trực tiếp và gián tiếp chỉ trích ngoại hình. Điều này dẫn tới một câu hỏi: Vậy làm sao để phân biệt đùa vui hay Body-Shaming?

Đùa vui, đồng nghĩa với việc người được tiếp nhận phải cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Đừng nhầm lẫn giữa đùa vui và miệt thị bởi một lời nói chỉ vui khi được đón nhận hoặc không gây cảm giác khó chịu cho người khác, và chỉ gói gọn trong ranh giới những người thân quen. Một khi không xác định được ranh giới của hai vấn đề này thì bạn sẽ có thể giẫm phải nó bất cứ lúc nào, mặc dù mục đích của bạn là gì.

Nạn nhân của Body-Shaming thường là ai?

Như đã nói ở trên, Body-Shaming có hai hình thức: chế giễu bản thân hoặc chế giễu người khác.

Ở Việt Nam, ngày càng nhiều những ngôi sao bị chỉ trích nặng nề về ngoại hình không mong muốn. Sau đêm Chung kết Vietnam’s Next Top Model 2017 kết thúc, không phải Quán quân Kim Dung mà Cao Ngân mới là nhân vật nhận được nhiều chú ý nhất trên mạng xã hội. Cô nàng bị mỉa mai, chế giễu là bộ hài cốt di động, như ở nạn đói năm 1945 khi để lộ thân hình gầy gò, da bọc xương. Những từ ngữ nặng nề được lan truyền suốt vài tuần và thực sự đặt ra câu hỏi về vấn nạn Body-Shaming.

Ở những nước phương Tây có những cái nhìn thông thoáng hơn, thì Body-Shaming cũng không nằm ngoài lề. Trong thời gian Adele vừa mới sinh con trai đầu lòng, trên Twitter, những kẻ anti Adele đã tweet những dòng cay độc để nói về chuyện sinh nở của cô “Ồ, Adele vừa sinh con. Có phải đứa trẻ đó bị béo phì và dị tật không nhỉ?”. Không những vậy, tài khoản này còn nói: “Hãy giết nó đi”. Những lời cay độc như vậy xuất hiện một cách thường xuyên, và tất nhiên, gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lí của nữ ca sĩ.

Ở Việt Nam, ngày càng nhiều những ngôi sao bị chỉ trích nặng nề về ngoại hình không mong muốn.

Ngôi sao Disney, ca sĩ Demi Lovato dễ thương, xinh xắn cũng từng bị chê mập. Nữ diễn viên Emma Stone của La La Landtâm sự, cô rất phiền lòng khi đọc được những bình luận ám chỉ hoặc nói thẳng rằng mình gầy ốm, cần ăn nhiều.

Cô nàng “siêu vòng 3” Kim Kardashian từng đáp trả mạnh mẽ những công kích về cân nặng mà dư luận nhắm tới mình sau khi sinh con. Cô nói: “Tôi cảm thấy xấu hổ thay cho những người lấy việc mang thai và giảm cân của người khác ra làm trò đùa. Tôi không hoàn hảo nhưng tôi sẽ không bao giờ ép mình vào những chuẩn mực cơ thể do người khác tạo ra.”

Giọng ca đầy nội lực của “Just give me a reason”, Pink cũng có một quá khứ nhiều lần bị chỉ trích, chê bai về ngoại hình. Người ta nói rằng Pink nhìn như đàn ông với kiểu tóc under haircut, thân hình quá vạm vỡ, hoặc thể hiện quan điểm quá nhiều. Thật may là nữ ca sĩ nổi tiếng thế giới đã vững vàng vượt qua dư luận để là chính mình. Nhưng rồi, Pink lại đau xót khi thấy con mình trở thành nạn nhân của body shaming, chê bai ngoại hình.

Trên sân khấu của lễ trao giải MTV VMAs 2017 vừa diễn ra, Pink kể chuyện về cô con gái từng tự ti với ngoại hình của mình vì bị bạn bè gọi là “một thằng nhóc với mái tóc dài”. Sau những tâm sự, Pink nói với con gái rằng, chúng ta không cần thay đổi vì chúng ta đẹp theo cách riêng của mình. “Nếu cuộc đời cho chúng ta một hòn sỏi và một cái vỏ sò, thì chúng ta sẽ làm ra ngọc trai. Chúng ta phải giúp những người khác thay đổi định kiến, để họ nhận ra những vẻ đẹp khác” – Pink đã nói với con gái như vậy.

Pink kể chuyện về cô con gái từng tự ti với ngoại hình của mình vì bị bạn bè gọi là “một thằng nhóc với mái tóc dài”.

Ở những quốc gia khắt khe về ngoại hình như Hàn Quốc, chế giễu ngoại hình không còn xa lạ. Um Ji (G-Friend) từng bị dẫn đầu bảng xếp hạng thần tượng nữ xấu nhất vào năm ngoái, khiến cô bị gắn mác “Thần tượng nữ xấu nhất lịch sử Kpop”. Khi tìm kiếm thông tin về Um Ji trên trang Naver, các từ khóa đi cùng luôn là “xấu xí”, “mặt to”,… Điều này khiến cô chịu tổn thương nặng nề và sinh ra tâm lí mặc cảm.

Miệt thị ngoại hình cũng không còn là xa lạ đối với những cô gái Hàn Quốc. Người Hàn Quốc quan niệm “mặt tiền” là tất cả đối với họ. Đó không phải là hình thức đơn thuần, mà là hình ảnh bản thân và danh tiếng cá nhân. Mức độ người Hàn coi trọng ngoại hình của mình cũng như người Trung Quốc đề cao thể diện của con người. Với việc xem trọng hình thức bên ngoài quá mức như vậy, cũng là chuyện dễ hiểu khi có tới 20% người Hàn đã từng lên bàn phẫu thuật thẩm mỹ.

Ở khía cạnh tự chế giễu bản thân, có một căn bệnh hình thành từ chính nỗi ám ảnh thua kém về nhan sắc. Cụ thể, người mắc chứng Quasimodo luôn ám ảnh bởi những khiếm khuyết trên cơ thể mình: quá gầy quá béo, ngực quá nhỏ, chân quá to… Đôi khi còn cố tìm ra những khiếm khuyết đó rồi mặc cảm với nó.

Ngày nay, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ thì mạng xã hội lại trở thành một “nơi lí tưởng” cho những kẻ thích tấn công người khác, mà công cụ cụ thể là ngôn từ. Hơn 80% số lời miệt thị diễn ra trên Facebook, Instagram hay Twitter mà hậu quả của nó là không thể chối bỏ.

Dư luận hiện nay chín người mười ý, hành động đầu tiên của những người thích miệt thị là vạch lá tìm sâu, tìm rồi đâu chỉ để trong suy nghĩ. Càng về sau, khi có sự tiếp sức của mạng xã hội, thiên hạ  chê bai hết cỡ, bằng những ngôn từ không thể tưởng tượng được.

Về phần những người bị chê bai, nhiều người sẽ dành phần lớn thời gian để soi xét những khiếm khuyết của bản thân mình, liên tục cảm thấy khó chịu và bực bội. Dần dần những cảm xúc ấy sẽ ứ đọng lại thành những tủi hổ, luôn cảm thấy thua kém. Những cảm xúc này hình thành tâm lí tự ti hoặc ngại giao tiếp, tự cách li mình khỏi xã hội. Ở một mức độ phức tạp hơn, những người này sẽ rơi vào trầm cảm do không muốn đi ra ngoài, không muốn xuất hiện trước bất kì ai. Nguy hiểm hơn, những mặc cảm về ngoại hình sẽ dẫn đến tự tử.

Hơn 80% số lời miệt thị diễn ra trên Facebook, Instagram hay Twitter mà hậu quả của nó là không thể chối bỏ.

Một câu chuyện đau lòng được đăng tên tờ The Guardian gần đây: Jessica Laney, một cô bé đáng yêu, trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt trên Internet khi tự kết liễu cuộc sống của mình ở tuổi 16. Không chỉ bị chế giễu về ngoại hình, bị gọi là “mập ú”, “lẳng lơ”, Jessica còn nhận được những câu nói khủng khiếp hơn như “cô có thể chết đi được không?” hay “chẳng ai thèm quan tâm đến cô đâu”.

Những năm tháng đầu tiên đến trường, khuyết tật tứ chi đã khiến Nick Vujicic trở thành mục tiêu châm chọc của bạn bè. Anh bị chỉ trỏ, chê cười, bị chọc phá vì “khác người”. Lúc đó Nick cảm thấy cô đơn, thất vọng triền miên và chỉ muốn tan biến khỏi cõi đời thật sớm, để thoát khỏi đau khổ. Cậu bé Nick lúc đó dự định ném mình từ trên cao xuống và liên tục vật lộn với cảm giác tuyệt vọng rằng cuộc đời rồi đây sẽ vô cùng khó khăn.

Body-Shaming không chỉ dừng lại ở những người nổi tiếng, trong cuộc sống thường ngày chúng ta cũng có thể nghe về Body-Shaming ở khắp mọi nơi

Trước tiên, người mắc bệnh ở đây không phải là những người bị miệt thị, mà chính là những người miệt thị. Căn bệnh “quan trọng hình thức” hay nặng hơn là “ám ảnh hình thức” đã đẩy những người này vào lối suy nghĩ tiêu cực không lối thoát. Việc dùng ngôn từ để miệt thị ai khác chính là một biểu hiện hay một hình thái của căn bệnh tâm lí khó chữa này.

Ngạc nhiên thay, một vài người quan niệm Body-Shaming chỉ là đóng góp để người ta trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên đây chỉ quan điểm nông cạn và thiếu sâu sắc. Làm tổn thương một ai đó khác hẳn với cách giúp đỡ hay khuyên bảo một ai đó. Đừng nên lấy cái cớ này để biện hộ cho những ích kỉ của bản thân.

Nạn nhân của trò miệt thị cơ thể có thể là bất cứ ai, là tôi, là bạn bè tôi, em tôi, cũng có thể là bạn vào một thời điểm nào đó.

Ngoài kia báo đài đã từng đưa rất nhiều tin về hàng loạt vụ chết người vì thuốc giảm cân, sữa tăng cân, tự sát vì trầm cảm mà động cơ từ miệt thị cơ thể… Liệu điều đó vẫn chưa đủ cảnh tỉnh chúng ta?

Không phải chỉ những người nổi tiếng mới hay bị xoi mói, bị chế giễu và miệt thị cơ thể. Chẳng qua họ là người được công chúng biết tới thì người ta dễ dàng và thích bàn tán về họ. Nạn nhân của trò miệt thị cơ thể có thể là bất cứ ai, là tôi, là bạn bè tôi, em tôi, cũng có thể là bạn vào một thời điểm nào đó. Body-shaming không phân biệt bạn có là người nổi tiếng hay không rồi mới ra quyết định
“tấn công” bạn. Chẳng qua, độ phủ về danh tiếng của người nổi tiếng rộng khắp hơn nên “tiếng xấu đồn xa”.

Bất cứ ai bị coi là bất thường, nhất là về ngoại hình: gầy, béo, chân ngắn, mặt gãy… nói tóm lại là hình thức không được “chuẩn”, đẹp theo thị hiếu đám đông thì rất dễ trở thành nạn nhân của body-shaming. Có thể bạn không nhận ra nhưng body-shaming có ở mọi nơi, mọi nền văn hóa, mọi quốc gia. Và hầu như mỗi người trong số chúng ta đều ít nhất một lần đóng vai thủ phạm và trở thành nạn nhân của body shaming, dù ta không ý thức được việc đó.

Body shaming xuất hiện ở trường học, nơi công sở, trong cuộc sống hàng ngày, vượt qua phạm vi của hiện tượng xã hội, nó còn trở thành một vấn đề của ngành điện ảnh. Có những diễn viên phải ép cân mới được nhận vào một dự án phim chỉ vì ngoại hình quá khổ của cô ấy.

Ở công sở, nữ giới thường trở thành đối tượng bị chòng ghẹo, công kích và miệt thị cơ thể, vì thế họ là nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn. Bởi đôi khi, body shaming sẽ lan từ một người thành một cuộc chế giễu tập thể.

Ngoại hình còn có thể là tiêu chuẩn để tuyển chọn trong công việc.

Chỉ một câu nói đùa như “Dạo này béo như lợn thế” cũng đã là miệt thị cơ thể người khác. Có thể, người bị nhận câu nói này cũng cười đáp lại vô hại, nhưng là cười cho qua, cười gượng, “ngoài cười mà trong không cười”. Chị T.T.M.C (28 tuổi, Hà Nội) sau khi sinh con tăng 6kg, cả cân nặng và form người đều chưa về dáng như cũ. Do đó, khi quay trở lại cơ quan, C. ngẫu nhiên trở thành đối tượng bị trêu đùa, vô tình là nạn nhân của body-shaming.

C cho biết nhiều lúc ngại đi ăn trưa với mọi người vì hay bị trêu là “Đã béo còn ăn lắm”, “Mày lại chửa nữa à?” khiến cô mất tự tin.

Hot blogger Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ trên facebook cá nhân một câu chuyện về cô bạn thân có vòng một khiêm tốn. Cả đám bạn hay đem nhược điểm đó ra làm trò đùa, gọi là “bức tường”, “màn hình phẳng”, khiến cô bạn ấy tự ti và xấu hổ dù mỗi khi bị trêu chọc vẫn cười đùa lại, vui vẻ với mọi người. Một lần uống say, cô ấy tâm sự muốn đi nâng ngực nhưng sau này còn muốn có con, sợ làm ngực xong thì không cho con bú mẹ được… Đến lúc này, mọi người mới nhận ra những bình phẩm vui đùa lại khiến cô bạn thân của mình ám ảnh, tự ti về chính ngoại hình, dù ngoại hình ấy lành lặn, không dị tật.

Tác giả Nguyễn Ngọc Thạch cho biết: “Mình gần như không bao giờ đem cơ thể người khác, đặc biệt là phụ nữ ra để mỉa mai, bình phẩm tìm vui, vì phụ nữ dù ngoại hình ra sao cũng phải được tôn trọng. Sống văn minh là không đem cơ thể người khác ra làm trò đùa”.

Mỗi người sinh ra với một cơ thể lành lặn, đầy đủ các bộ phận, các chức năng cơ thể hoạt động bình thường là đã tuân theo đúng quy luật. Tạo hóa có người da trắng, da vàng, da màu thì cũng sinh ra người cao, người thấp, người béo, người gầy…

Mỗi người sinh ra vốn đã khác nhau, ở mọi mặt, xin đừng dùng thước đo vô căn cứ ấy mà làm tổn thương nhau. Ai cũng mang trong mình nét đẹp riêng, hãy gìn giữ nó bằng tất cả tâm huyết và sự trân trọng mà bản thân có được.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x