Biệt viện họ Lâm và phố cổ Thập Phần: Những di tích 10 phần đáng đến ở Đài Loan

Đài Loan không chỉ phát triển mạnh về kinh tế, mà còn là một đảo quốc với những nét truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn hiếm thấy. Đến thăm quan biệt thự nhà họ Lâm và phố cổ Thập Phần ở Tân Bắc, bạn sẽ cảm nhận được điều này. 

Biệt viện nhà họ Lâm. (Ảnh theo The Vintage News)

Biệt viện của dòng họ Lâm – Nhà truyền thống lớn nhất và nguyên vẹn nhất ở Đài Loan

Lâm Bản Nguyên Viên Để (Biệt viện của dòng họ Lâm), ở quận Bản Kiều, thành phố Tân Bắc, là khu di tích lịch sử và cũng là ngôi nhà truyền thống được bảo tồn tốt nhất ở Đài Loan.

Khu biệt thự này được gia đình Lâm Bản Nguyên xây dựng từ năm 1851 trong vòng 40 năm. Được biết, tổ tiên của gia đình họ Lâm di cư từ Trung Quốc đại lục sang Đài Loan và sống ở khu vực Tân Trang, thành phố Tân Bắc, từ năm 1778.

Người đầu tiên trong gia đình họ Lâm cần nói đến là ông Lâm Ứng Dần, thành công nhờ người con trai Lâm Bình Hầu. Lâm Bình Hầu chính là người đầu tiên trong dòng họ họ tích góp được tài sản bằng việc bán gạo, và chính ông tạo dựng nên gia tài cho gia đình Lâm Bản Nguyên trong tương lai.

Bình Hầu có 5 người con, 2 người trong số này này đã cho xây dựng Bật Ích Quán tại khu vực Bản Kiều để làm nhà trọ.

Năm 1851 cả gia đình họ chuyển đến nơi đây và xây dựng căn nhà riêng cho gia đình. Công trình được biết đến với tên gọi là Tam Lạc Đại Thố.

Biệt viện của nhà họ Lâm là một trong những ví dụ tuyệt vời về kiến ​​trúc và thẩm mỹ làm vườn của triều đại nhà Thanh. Khu vườn được xây dựng từ năm 1888 đến năm 1893, kết hợp với  dinh thự nằm trên diện tích đất 20.000 m2.

Biệt viện được chia thành 3 phần chính: nhà trên, nhà dưới, và vườn. Những cảnh quan tuyệt đẹp ở nơi đây đã truyền cảm hứng cho việc kiến tạo nhiều khu vườn truyền thống của Trung Quốc.

Trong đó mỗi một cảnh quan sẽ mang một chủ đề khác nhau và mỗi một chủ đề sẽ được thể hiện bằng lối kiến trúc độc đáo riêng biệt.

Biệt thự họ Lâm được xây dựng từ năm 1851. (Ảnh qua The Vintage News)
(Ảnh qua wikipedia)
Biệt viện quá rộng nên nếu bạn muốn thăm quan hết thì phải cần một hướng dẫn viên. (Ảnh qua Taiwan News)
Các gian phòng bên trong biệt viện. (Ảnh qua The Vintage News)
Một trong số các khu vườn trong biệt viện họ Lâm. (Ảnh qua dokuya.com)
Biệt viện họ Lâm được thiết kế theo phong cách thời nhà Thanh. (Ảnh qua The Vintage News)

Ngoài ra, nơi đây còn được chia ra làm 8 khu vực riêng, bao gồm: Cấp Cổ Thư Ốc, Phương Giám Trai, Hương Ngọc Dĩ, Quan Giá Lâu, Định Tĩnh Đường, Nguyệt Ba Thủy Tạ, Dong Ấm  Đại Trì, Kính Tự Đình. 

Mỗi một khu vực sẽ đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Cấp Cổ Thư Ốc là nơi học tập của nam trong gia đình họ Lâm, Phương Giám Trai là nhà khách và Guanjialou là một tòa nhà lớn có khu vườn mang phong cách tương tự Tam Lạc Đại Thố. Trong khi khu Dong Ấm  Đại Trì và Nguyệt Ba Thủy Tạ được xây dựng bên cạnh hồ nước trong vườn. Riêng Định Tĩnh Đường là nơi chiếm không gian rộng nhất. Cuối cùng là Kính Tự Đình được xây dựng với mục đích thể hiện sự quý trọng đối với chữ viết.

Ngày nay khu vườn được mở cửa cho khách du lịch tham quan. Hiện nó nằm trong khuôn viên của một trong những ngôi trường Đài Trung do họ Lâm thành lập – trường trung học Minh Thai.

Tuy nhiên, nếu muốn đến thăm Biệt thự Ba Vườn, thì du khách phải được hướng dẫn viên du lịch chỉ dẫn. Dinh thự này hiện tại đang thuộc quyền sở hữu của Lin Family Sacrificial Trade Association.

4 khu vườn tuyệt vời nhất Đài Loan ngoài biệt viện này còn có: Ngô viên ở Đài Nam, biệt viện của dòng họ Lâm ở Vụ Phong (Đài Trung), và Bắc Quách Viên ở Tân Trúc.

Đừng quên ghé thăm làng cổ Thập Phần

Ngoài ra, khi đã đến Tân Bắc bạn đừng bỏ qua làng cổ Thập Phần. Đây là ngôi làng của “những lời ước nguyện gửi theo gió”. Mặc cho sự phát triển của du lịch, làng cổ Thập Phần vẫn giữ cho mình những nét riêng khó nhầm lẫn khiến du khách thích thú. Làng cổ nằm ngay sát một đường ray xe lửa có từ thế kỷ trước.

Phố cổ Thập Phần nằm sát ngay đường ray xe lửa có từ thế kỷ trước. (Ảnh: internet)

Dọc theo đường ray là hàng trăm hàng quán với đủ các mặt hàng, từ quà lưu niệm, hàng ăn và đặc biệt là cửa hàng bán lồng đèn. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng với các sản phẩm được bày bán, mà còn bởi cung cách phục vụ của những người bán hàng. Dù bạn không mua hàng, người bán vẫn tươi cười chào đón rồi chào tạm biệt bạn.

Quang cảnh phố cổ Thập Phần nhìn từ trên cao. (Ảnh qua Thrifty Nomads)
Phố cổ đẹp lung linh với đèn lồng vào ban đêm. (Ảnh: internet)

Hàng quán, đường xá ở đây hoàn toàn không có rác và nếu một du khách nào đó vô ý vứt rác trước cửa tiệm thì chủ tiệm sẽ nhanh chóng nhặt rác bỏ vào thùng.

Một trong những điều quyến rũ ở Thập Phần chính là phong cảnh hữu tình. Xung quanh làng cổ Thập Phần là một khung cảnh thiên nhiên xanh mát và trù phú. Môi trường trong sạch đến hoàn hảo: không có rác thải, không ô nhiễm, con người và thiên nhiên hòa làm một.

Khi sương mù bao phủ, ngôi làng giống như chốn bồng lai tiên cảnh, thấp thoáng trong sương mù. Cuộc sống nơi đây yên bình và tĩnh tại đến mức bất kỳ ai đã từng đặt chân tới đây một lần đều ao ước được ở lại đây mãi mãi.

Thác nước Thập Phần. (Ảnh qua Biển Ngọc Travel)

Một danh thắng nổi tiếng của Thập Phần chính là Thác nước Thập Phần. Đây là thác nước lớn nhất ở Đài Loan, được mệnh danh là Little Niagara của Đài Loan do hình dạng móng ngựa và dòng chảy mạnh mẽ. Thác được bao quanh bởi những khu rừng xanh tươi tốt, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, mỹ lệ.

Hoạt động không thể thiếu khi đến làng cổ Thập Phần là thả đèn thiên đăng. Hoạt động này gắn liền với truyền thuyết kể rằng vào thời xa xưa, ngôi làng cổ này thường bị cướp tấn công, do đó người dân phải mang của cải và di tản lên núi để trốn tránh. Những người đàn ông khỏe mạnh sẽ được cử xuống làng để thăm dò tình hình, khi không thấy có cướp, họ sẽ thả đèn lên trời làm tín hiệu để báo cho người dân quay về làng.

Về sau, việc thả thiên đăng có ý nghĩa cầu nguyện và đèn lồng trở thành biểu tượng của hòa bình, của nền văn hóa truyền thống nơi đây. Đèn lồng được làm bằng giấy gạo dầu trên một khung bằng tre với nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu tượng trưng một ý nghĩa.

Lễ hội thả đèn lồng ở Đài Loan. (Ảnh qua Profile Pictures DP)
Khách du lịch thả đèn lồng ở phố cổ Thập Phần. (Ảnh từ YouTube)

Ví như đèn lồng đỏ thể hiện cho sự may mắn, hồng cho sự lãng mạn, đỏ đào thể hiện cho quyết tâm và cơ hội, vàng cam thể hiện cho tiền tài, vàng thể hiện cho thành công, trắng tượng trưng cho sức khỏe, xanh lá cây thể hiện cho sự phát triển, màu tím thể hiện cho chủ nghĩa lý tưởng.

Du khách có thể tự tay viết những lời cầu nguyện lên đèn lồng và đốt nên thả đèn lên trời. Họ hy vọng những ước nguyện của họ sẽ gửi theo gió bay lên.

>>> Dự án Ecobrick: Biến rác thải nhựa thành “gạch” xây nhà

>>> 9 lý do cho thấy phá thai không hề mang lại hạnh phúc cho phụ nữ

Tú Văn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x