Bảo tồn nguyên trạng Dinh Thượng Thơ: Giữ lịch sử cho tương lai

29/09/18, 09:19 Việt Nam

Gần như tất cả ý kiến thảo luận tại hội thảo đều đề nghị giữ nguyên Dinh Thượng Thơ và dần làm cho công trình kiến trúc này thêm phát huy giá trị.

Dinh Thượng Thơ từ năm 1920-1929. (Ảnh tư liệu do người Pháp chụp)

>>>Lịch sử tòa dinh thự đang tranh chấp: Vua Mèo và 150.000 Franc

Dinh Thượng Thơ của thành Gia Định xưa được người Pháp xây dựng vào những năm 1860 với kiến trúc Roman ở thế kỷ 11, 12 kết hợp với truyền thống kiến trúc miền Nam Việt Nam. Ngày nay, Dinh Thượng Thơ trở thành tòa nhà trụ sở Sở Thông tin- Truyền thông và Sở Công Thương, địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP HCM ngay góc Đồng Khởi.

Công trình khu hành chính mới của UBND TP được xây dựng trên ô phố rộng khoảng 18.000 m2, bao quanh bởi các tuyến đường Lê Thánh Tôn – Đồng Khởi – Lý Tự Trọng – Pasteur. Hiện hữu trong ô phố này có hai công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào thế kỷ 19 và một trong số đó là Dinh Thượng Thơ. Điều đó khiến cho công trình này có nguy cơ bị phá hủy.

Tại hội thảo “Đánh giá về giá trị và giải pháp bảo tồn kiến trúc tại địa điểm số 59-61 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1” ngày 28/9 do Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM tổ chức, có tổng cộng 16 ý kiến thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học. Gần như tất cả ý kiến đều thống nhất phải bảo tồn bằng được công trình kiến trúc này, vì Dinh Thượng Thơ mang quá nhiều ý nghĩa.

Những giá trị không thể mất

Nói về các giá trị lịch sử của Dinh Thượng Thơ, chuyên gia sử học Trần Hữu Phước Tiến cho hay, qua nghiên cứu các bản đồ cổ và sách sử, nền đất Dinh Thượng Thơ là một dấu tích quan trọng của Thành Gia Định và là dấu tích tiêu biểu của thời kỳ người Việt mới bắt đầu khai phá, thành lập Sài Gòn. Từ năm 1864 đến 1888, ngoài việc điều hành toàn Nam Kỳ, Dinh Thượng Thơ còn là cơ quan hành chính điều hành trực tiếp Sài Gòn – Chợ Lớn trong 24 năm.

Nói cách khác, Dinh Thượng Thơ là “tòa thị chính”, Ủy ban Hành chính đầu tiên của đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ 1945-1955, tòa nhà Dinh Thượng Thơ, có lúc là Dinh Thủ hiến Nam Việt, rồi Tòa Đại biểu Chính phủ tại Việt Nam của Quốc gia Việt Nam – Bảo Đại. Từ tháng 10/1955 – 4/1975, Dinh Thượng Thơ chuyển thành trụ sở của Bộ Kinh tế. Từ tháng 4/1975 đến nay, tòa nhà này không còn là trụ sở của các cơ quan trung ương mà chuyển về cho UBND TP HCM lần lượt làm trụ sở của nhiều cơ quan nhà nước.

Theo ông Phước Tiến, qua 3 thế kỷ, tòa nhà Dinh Thượng Thơ chỉ thực hiện chức năng là công thự hành chính ở cấp trung ương cũng như địa phương. Hiện giờ, ngoài trụ sở UBND TP và TAND TP, trên địa bàn TP HCM rất hiếm có một công thự nào còn nguyên vẹn như ban đầu mà chức năng sử dụng không thay đổi như tòa nhà Dinh Thượng Thơ. “Bản thân tòa nhà rất xứng đáng được coi là di tích lịch sử, là cột mốc vàng – mở đầu lịch sử quản trị hành chính đô thị cũng như quản trị hành chính quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại“, ông Tiến nói.

TS Võ Kim Cương (nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM) cũng cho rằng, Dinh Thượng Thơ là một tòa nhà có giá trị kiến trúc thẩm mỹ, tồn tại lâu năm, qua nhiều giai đoạn lịch sử, là chứng tích của các quá trình lịch sử TP. Hơn nữa, nó thuộc sở hữu công, rất thuận lợi cho việc bảo tồn cũng như phát huy những giá trị mà tòa dinh thự này đang mang giữ.

Đồng quan điểm với chuyên gia sử học Trần Hữu Phước Tiến cũng như TS Võ Kim Cương, 14 chuyên gia và nhà khoa học khác tham gia thảo luận đều cho rằng chuyện giữ nguyên Dinh Thượng Thơ là chuyện không thể nào làm khác.

Việc quan trọng bây giờ không phải là bảo tồn hay không bảo tồn mà là phải tính toán bảo tồn Dinh Thượng Thơ như thế nào và sử dụng công trình này vào mục đích gì để phát huy tất cả giá trị vốn có“, kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp nói.

Đề xuất hàng loạt giải pháp

Dinh Thượng Thơ từ năm 1939. (Ảnh tư liệu do người Pháp chụp)

Trả lời cho vấn đề chính mình đặt ra, kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp đề xuất chính quyền TP cần tu bổ lại nguyên trạng các chi tiết kiến trúc bên ngoài của công trình và một số khu vực quan trọng bên trong như mái ngói, sảnh, hành lang, cầu thang. Còn các chức năng khác nên thay đổi một phần để phù hợp với công năng mới của nó khi chính quyền đã xác định cụ thể mục đích sử dụng sau bảo tồn. Ngoài ra, các khu vực khác xây chen lấn cần phải tháo dỡ để trả lại thông thoáng cho công trình.

Qua khảo sát và kinh nghiệm trong quá trình tu bổ, phục dựng, tôi thấy cần thiết phải khảo sát, đánh giá và gia cố lại móng công trình, đồng thời nhờ vị trí của công trình nằm trên triền dốc Đồng Khởi có thể hạ thêm cốt nền tầng hầm để gia tăng diện tích sử dụng”.

Th.S Trương Kim Quân (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa TP HCM) cho biết, Dinh Thượng Thơ có giá trị bảo tồn về mặt cảnh quan kiến trúc đô thị TP. Trong quá trình bảo tồn, nên tu bổ phục dựng lại kiến trúc mặt ngoài công trình cho phù hợp: Thay mái ngói 22 viên/m2 bằng mái ngói âm dương, dỡ bỏ phần cơi nới ban công tầng 1, phục dựng lại các cửa sổ mặt tiền tầng 1. Phần nội thất bên trong thì cải tạo theo mục đích sử dụng trong tương lai.

Chuyên gia sử học Trần Hữu Phước Tiến đề xuất 10 việc cần làm để bảo tồn kịp thời và phát huy giá trị lâu dài của Dinh Thượng Thơ. Đầu tiên là kiểm tra, khảo sát, lập hồ sơ di sản lịch sử – văn hóa – kiến trúc cấp thành phố và cấp quốc gia. Giữ nguyên trạng tòa nhà, không phá bỏ hay xây sửa. Tiến hành khảo sát toàn bộ kiến trúc, tầng hầm. Lập phương án trùng tu tòa nhà trong tổng thể các kiến trúc và cảnh quan xưa chung quanh. Lập phương án sử dụng tòa nhà sau khi trùng tu kết hợp đa chức năng. Vận động các chuyên gia, sinh viên sử học, đô thị học, kiến trúc, mỹ thuật, báo chí, kinh doanh, ngoại giao…cùng tham gia đóng góp ý tưởng và phương án tôn tạo và phát huy giá trị tòa nhà.

Ông Phước Tiến nhấn mạnh, TP cần vận động Pháp và các nước EU hỗ trợ kinh nghiệm giữ gìn và phát huy giá trị các dinh thự hành chính xưa; vận động xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực, nhiều nguồn kinh phí để trùng tu và phát huy giá trị tòa nhà.

>>> Hà Giang nhận sai sót, sẽ thu hồi sổ đỏ dinh vua Mèo cấp sai

Theo NLĐ

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x