Ngôn ngữ bí ẩn của những chiếc đĩa ngọc bích cổ

26/08/14, 17:18 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Ngôn ngữ được ví như một chiếc chìa khóa để thấu hiểu một nền văn hóa. Nó cũng là phương tiện trung gian giúp con người truyền thừa qua các thế hệ về cả nền nghệ thuật lẫn hệ tư tưởng. 

Rất nhiều ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất trong thế giới ngày nay, và các nhà ngôn ngữ học đang cố gắng khai thác và bảo tồn những chiếc đĩa bằng ngọc bích văn hóa tinh hoa ẩn chứa trong đó.

 Một vài ngôn ngữ là cực kỳ quý giá khi xét đến mức độ khan hiếm của chúng. “Sự biệt lập ngôn ngữ” là những ngôn ngữ không hề có sự kết nối với bất kỳ ngôn ngữ nào được biết đến hiện nay.

Hình nền: Thung lũng Indus ở phía đông Pakistan và phía tây bắc Ấn Độ, nơi tìm thấy các vật dụng được chạm khắc văn tự Indus. 

Một số, như tiếng Hàn Quốc, được sử dụng bởi một nhóm rất nhiều người; một số khác, như tiếng Kusunda ở Himalaya, hiện nay chỉ được sử dụng bởi khoảng 7-8 người; số khác, như văn tự Indus, đã không được sử dụng trong hàng ngàn năm nay.

Liệu những ngôn ngữ này đã tự xuất hiện? Hay chúng đến từ một thế hệ tổ tiên rất xa xăm và không may bị thất lạc trong dòng chảy đằng đẵng của lịch sử?

Trí thông minh nhân tạo soi sáng cho những ký tự có niên đại 4.000 năm tuổi

Minh họa văn tự Indus. (Sheldon Lee Gosline từ Wikimedia Commons)

Từ lâu văn tự Indus kỳ bí đã hấp dẫn và làm say mê các nhà ngôn ngữ học và các nhà khảo cổ học.

Giải mã được những ký tự này sẽ khai mở được ngôn ngữ của một nền văn minh tiên tiến tồn tại 4.000 năm trước đây tại thung lũng Indus, khu vực hiện nay là phía đông Pakistan và phía tây bắc Ấn Độ. 

Bà Gyani Maiya Sen, có lẽ là người cuối cùng còn sống biết nói thứ ngôn ngữ bí ẩn Kusunda. (STR/AFP/Getty Images)

Nền văn minh này có thể sánh ngang với nền văn minh Ai Cập hoặc Lưỡng Hà vào thời điểm đó, và hứa hẹn một lượng lớn di sản các kho báu nhân chủng học tầm cỡ.

Một ví dụ của văn tự Indus, một phiến đá chạm khắc đã làm bối rối rất nhiều nhà ngôn ngữ học. (Sheldon Lee Gosline via Wikimedia Commons)

Một số người cho rằng, đây không phải là một ngôn ngữ, và những “văn tự” đó chỉ đơn thuần là một loạt các biểu tượng giống như các biển báo giao thông hiện đại ngày nay. 

Số khác cho rằng, nó là một loại dạng thức cổ đại của tiếng Phạn hoặc có gốc rễ giống với hệ ngôn ngữ Dravidian (có liên hệ với các ngôn ngữ được dùng ở miền nam Ấn Độ ngày nay).

Chữ tượng hình Ai Cập đã được giải mã với sự hỗ trợ của phiến đá Rosetta, một văn bản với ba phiên bản chữ viết khác nhau, từ đó cung cấp một cơ sở để so sánh giữa ba hệ chữ cái. 

Cho tới nay, chưa có tư liệu nào giống như vậy được tìm thấy đối với văn tự Indus.

Nhà khoa học máy tính Rajesh Rao thuộc Trường Đại học Washington đã áp dụng các thuật toán máy tính vào những lĩnh vực vượt quá khả năng phân tích của con người.

Ông đã cho chạy một vài ngôn ngữ qua một chương trình máy tính để phân tích các mô hình ký tự khác nhau. Sau đó, ông Rajesh cho chạy các đoạn văn tự Indus để phát hiện bất kỳ các mô hình tương tự.


Một tấm đá Indus thuộc nền văn minh cổ đang được tiến sỹ Rajesh phân tích (Ảnh: theguardian)

Máy tính không thể dịch thuật ngôn ngữ, nhưng nó có thể chỉ ra một bước tiến đúng hướng. Nó có thể nhận diện các phần cấu trúc trong ngôn ngữ hội thoại bằng cách phân biệt các mô hình khác nhau. 

Lấy ví dụ, trong tiếng Anh, có một mô hình và tần suất nhất định của từ “và” (and) trong một đoạn văn bản. Cũng có các ngữ cảnh khác trong đó một số từ nhất định, như tên địa điểm, dễ được lặp lại sau một khoảng cách nhất định nào đó.

“Mặc dù chúng ta không thể đọc nó, nhưng chúng ta có thể nhìn vào các mô hình và nắm bắt được cấu trúc ngữ pháp đằng sau”- ông Rao trao đổi với tạp chí Wired.

Ông cũng đã thảo luận đến việc sử dụng các thuật toán để giải mã các văn tự cổ đại trong một hội nghị thường niên của TED Talk năm 2011, và video bằng tiếng Anh được trích phía dưới.
 

Ký tự Rongorongo của đảo Phục Sinh

Một phiến gỗ rongorongo. (Wikimedia Commons)

Những ký tự viết trên các phiến gỗ được tìm thấy ở Đảo Phục Sinh đã làm bối rối các nhà ngôn ngữ học. Có vẻ như người dân Đảo Phục Sinh đã phát triển dạng chữ viết này chỉ sau khi tiếp xúc với những người Châu Âu vào năm 1770.

Mặc dù họ có thể lấy ý tưởng cho bộ chữ này từ những người Tây Ban Nha, nhưng hình dáng của chúng không hề giống với bất kỳ loại ngôn ngữ nào được biết đến hiện nay.

Đảo Phục Sinh, khoảng tầm năm 1880. (Wikimedia Commons) 

Tộc người bản địa của Đảo Phục Sinh, người Rapanui, đã bị người Tây Ban Nha thúc ép phải ký vào các văn bản thôn tính viết tay.

Trong một bài viết với tựa đề “Rongorongo: Văn tự của hòn đảo Phục Sinh”- nhà ngôn ngữ học Tiến sĩ Steven Roger Fischer, người đã nghiên cứu các văn tự này trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, đã nhận định rằng có vẻ như người Rapanui không có chữ viết trước đó.

Chữ ký trên các văn bản của người Tây Ban Nha có vẻ như là bắt chước từ hệ chữ viết Châu Âu hơn là ký tự riêng của người bản địa vào thời điểm đó.

Vào năm 1864, cư dân ngoại xứ đầu tiên của Đảo Phục Sinh, Joseph-Eugène Eyraud (1820–1868), là người đầu tiên từng chứng kiến các ký tự rongorongo.

Nó được khắc lên các phiến gỗ ở mỗi nhà trên đảo, ông Fisher nói, mỗi phiến dường như đều có một ý nghĩa tâm linh. Một vài năm sau, gần như tất cả các phiến gỗ đều đã biến mất.


Ông còn giải thích rằng, điều này có thể là vì dịch bệnh đậu mùa và các cuộc lùng sục để bắt giữ nô lệ đã làm sụt giảm dân số nơi đây.

Ngôn ngữ này được cho là sự kết tinh của chữ tượng hình (trong đó các biểu tượng biểu thị cho các khái niệm) và một bảng chữ cái ngữ âm.

Ông Fischer còn đưa ra giả thiết cho rằng các tấm đá này chứa các câu tụng kể lại về truyền thuyết khai sinh ra trời đất, mặc dù một số người vẫn còn khá hoài nghi.

Fischer sử dụng một cây gậy với ký tự rongorongo trên đó như một dạng của phiến đá Rosetta. Cây gậy chỉ được khắc các phần văn bản rongorongo đã được đánh dấu vào các mục bằng các câu theo chiều dọc.

Ông đã có thể nhận ra các mô hình, đặc biệt là việc bao hàm một biểu tượng cho dương vật ở đầu mỗi đoạn. Ông lấy nó để ám chỉ hành vi “giao hợp”.

Ông đã dịch một dòng trên cây gậy như sau: “Tất cả các loài chim giao hợp với loài cá: từ đó sinh ra mặt trời”. Ông nói rằng, nó giống với một câu tụng sinh đẻ được ghi âm trên hòn Đảo Phục Sinh vào năm 1886: “Đất giao hợp với loài cá Ruhi Paralyzer. Từ đó sinh ra mặt trời”.

Trong quyển sách “Glyph-Breaker” (người phá vỡ ký tự), ông Fischer viết về chuyến thám hiểm của mình như sau: “chữ viết rongorongo của Đảo Phục Sinh rốt cục đã cất tiếng… sau hơn 128 năm yên lặng”.

Duy nhất những con vẹt nói được thứ ngôn ngữ loài người bị thất lạc

Ảnh vẹt đuôi dài. (Thinkstock)

Nhà thám hiểm thế kỷ thứ 19 Alexander von Humboldt đã tìm thấy được một con vẹt ở Venezuela có khả năng cất lên những ngôn từ của người chủ cũ, những dấu vết cuối cùng của một ngôn ngữ bị thất lạc.

Con vẹt này thuộc quyền sở hữu của một bộ lạc đã gần như xóa sổ bộ lạc Ature đối địch. Với gần như tất cả các thành viên của bộ lạc Ature đã chết, bộ lạc thắng lợi đã thu về rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có con vẹt này.

Humbolt đã ghi lại những lời con vẹt thốt ra, và đây là những vết tích cuối cùng còn sót lại của bộ lạc Ature, theo nhà văn và nhà báo Mark Forsyth trong quyển sách của ông “The Etymologicon”. 


Một họa sĩ hiện đại đã huấn luyện những chú vẹt nói ra những từ được Humboldt ghi lại, từ đó phổ biến vai trò lạ lùng của loài vẹt trong việc bảo tồn ngôn ngữ.

Kusunda: Ngôn ngữ biệt lập ở vùng hạ Himalaya

Cụ bà Gyani Maiya Sen 76 tuổi, ngồi chụp ảnh tại nhà riêng ở quận Dang xa xôi ở miền Tây Nepal, vào ngày 13/8/2012

Khi cụ đang đến cái tuổi gần đất xa trời, cụ lo lắng rằng những lời cuối cùng cụ thốt ra có thể là những tiếng cuối cùng của thứ ngôn ngữ mẹ đẻ bí ẩn của cụ. 

Là thành viên của một bộ lạc đã biến mất ở miền tây xa xôi của Nepal, cụ là người nói tiếng Kusunda duy nhất còn sống sót được biết đến cho tới hiện nay (mặc dù một số nhà ngôn ngữ học cho rằng một số người khác có thể vẫn còn sống sót mà vẫn chưa được nhận dạng), một loại ngôn ngữ không rõ nguồn gốc và có cấu trúc câu đặc biệt mà từ lâu đã làm các chuyên gia bối rối. (Đại học Quốc gia Úc).

Cuốn sách của nhà ngôn ngữ David E.Watters thuộc Đại học Tribhuvan ở Nepal 

Nhà ngôn ngữ David E.Watters thuộc Đại học Tribhuvan ở Nepal ước lượng rằng tính đến năm 2005 chỉ còn sót lại khoảng 7 hay 8 người biết nói thứ tiếng biệt lập Kusunda. 

Trong một bài viết có tựa đề “Những lưu ý về ngữ pháp của tiếng Kusunda”, ông cho rằng lịch sử của thứ tiếng này có lẽ đã có từ trước khi xuất hiện những người nói tiếng Tạng – Miến và tiếng Ấn – Aryan ở vùng hạ Himalaya,

Người cuối cùng nói thứ tiếng này được cho là đã qua đời vào năm 1985, cho tới khi ba người khác được phát hiện vào năm 2004.

Watters đã làm việc với những người này để ghi âm lại tất cả những gì có thể về một loại ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất. Ông đã nhận thấy một số điểm khác biệt thú vị giữa tiếng Kusunda và tất cả các loại ngôn ngữ khác trong vùng.

Lấy ví dụ, nó khác biệt rất lớn về mặt âm vị (cách phát âm). Những bộ lạc khác ở xung quanh với cùng lối sống săn bắn – hái lượm giống với bộ tộc Kusunda, “đều nổi tiếng với khả năng phân biệt được sự khác biệt trong kết cấu nhỏ nhặt”- Watters nói. 

Mặt khác, tiếng Kusunda lại thiếu sót những sự phân biệt như vậy một cách kỳ lạ. Từ “gobloq” đồng thời ám chỉ “tim” và “phổi” và từ “tu” đều chỉ “rắn” và “bọ”.

Theo thời gian, dân số người Kusunda giảm sút, cùng với điều kiện tự nhiên ngày càng khan hiếm buộc họ phải cưới người khác tộc ở các bộ lạc khác ở Nepal. 

Với bản chất ngôn ngữ đặc thù như vậy, ông Watters nói rằng: “Việc tiếng Kusunda vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay quả là một kỳ tích”.

Nghiên cứu những ngôn ngữ còn sót lại này giúp các nhà khoa học hiểu hơn về các giá trị văn hóa cổ xưa của loài người. Từ đó, cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về lịch sử cũng như nền văn minh của nhân loại.

Theo Đại Kỷ Nguyên, Youtube  

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x