3 điểm đáng chú ý nhất trong sự việc Tôn Chính Tài ngã ngựa ngay trước hội nghị Bắc Đới Hà

26/07/17, 10:35 Đả hổ diệt ruồi

Ngày 24/07, Bắc Kinh đã công bố Tôn Chính Tài “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đã bị lập án thẩm tra, ông Tôn trở thành Ủy viên Bộ Chính trị khóa 18 đầu tiên ngã ngựa. Liên quan tới vụ án này, có 3 điểm rất đáng được chú ý.

Tôn Chính Tài ngã ngựa ngay trước Đại hội 19, hai đầu xỏ ở phía sau - Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng liệu có bị đưa ra vành móng ngựa. (Ảnh: )
Tôn Chính Tài ngã ngựa, hai đầu sỏ ở phía sau – Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng liệu có bị đưa ra vành móng ngựa? (Ảnh: Bannedbook)

Được coi là người có khả năng sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình, nên việc Tôn Chính Tài ngã ngựa ngay trước thời điểm diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà là một vụ án hết sức nhạy cảm. Phân tích kỹ lưỡng thì có thể thấy việc Tôn Chính Tài ngã ngựa có liên quan đến 3 nhân tố, trong đó có những tín hiệu chính trị không tầm thường.

Thứ nhất, nguyên nhân khiến Tôn Chính Tài ngã ngựa

Trong thông báo chính thức, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đề cập Tôn Chính Tài “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, nhưng không nói cụ thể là vi phạm gì.

Trước đó, sau khi Tôn Chính Tài bị miễn chức 2 ngày, ngày 16/07, Thông Lộ Xã đã dẫn ra 3 nguồn tin tức, xác nhận Tôn Chính Tài bị điều tra. Một nguồn tin nói, Tôn Chính Tài “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”; tin thứ 2 nói, Tôn Chính Tài “vi phạm kỷ luật chính trị”; tin thứ 3 nói, Tôn Chính Tài đã phạm “sai lầm chính trị”.

Trong hệ thống câu từ của ĐCSTQ, thì “vi phạm kỷ luật chính trị”, phạm “sai lầm chính trị”, đều là những tội danh chính trị nghiêm trọng, ám chỉ những hành vi chính trị sai lầm, chia rẽ nội bộ, tranh giành quyền lực, hay thực hiện âm mưu nào đó v.v. Loại câu từ này trước đây đã từng dùng để nói về “Bè lũ bốn tên” gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu đã từng âm mưu đảo chính nhưng bị bại lộ.

Việc Tôn Chính Tài ngã ngựa, có một điểm chung với vụ án Bạc Hy Lại và Chu Bản Thuận, cũng khiến người ta phán đoán rằng đây cũng là một vụ án chính trị nghiêm trọng.

Tôn Chính Tài và Bạc Hy Lai đều là Ủy viên Bộ Chính trị, đều giữ chức vu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, và đều bị ngã ngựa trong thời điểm sắp bước sang nhiệm kỳ mới.

Bạc Hy Lai trước Đại hội 18 của ĐCSTQ, vào ngày 15/03/2012 sau khi lưỡng hội diễn ra đã bị miễn chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đến ngày 10/04 bị tuyên bố tiếp nhận điều tra. Trước thời gian đó, vào tháng 02/2012, sau sự kiện Giám đốc Công an Trúng Khánh – Vương Lập Quân chạy trốn vào Đại sứ quán Mỹ, đã khiến mưu đồ đảo chính bí mật của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và những đại lão khác của phe Giang bị phơi bày ra trước quốc tế.

Tôn Chính Tài và Chu Bản Thuận đều ngã ngựa trước thời điểm hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra, ngày ngã ngựa đều là ngày 24/07.

Chu Bản Thuận là nhân viên quan trọng trong “bang Chính trị Pháp luật” và “bang Thư ký” của cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật – Chu Vĩnh Khang. Sau Đại hội 18, Chu đã đảm nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc, một trọng điểm lân cận Bắc Kinh. Ngày 24/07/2015, Chu Bản Thuận đã bị tuyên bố tiếp nhận điều tra; ngày 28/07 Chu Bản Thuận bị miễn chức.

Sau đó có thông tin tiết lộ, tập đoàn Giang Trạch Dân vào thời điểm đó đã mưu đồ phát động “chính biến Bắc Đới Hà”. Với tư cách là “bang chủ Hà Bắc”, Chu Bản thuận đã câu kết với Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, gửi lên ông Tập Cận Bình một báo cáo có tên “đạn hạt nhân chính trị”, nhằm gây khó dễ cho ông Tập, chính vì vậy mà Chu Bản thuận đã nhanh chóng bị ông Tập hạ bệ.

Năm nay, trước nhiệm kỳ mới Đại hội 19, phe Giang Trạch Dân ở nước ngoài đã tạo ra một làn sóng thủy triều phản công Vương Kỳ Sơn, hiện tượng rối loạn tài chính xuất hiện tại Trung Quốc, những sự cố an toàn công cộng liên tục phát sinh.

Thế cục bên trong và bên ngoài bất ổn, đều là do sự phá hoại ngầm từ phía sau của phe Giang. Dựa vào lịch sử quyết đấu sinh tử giữa Giang – Hồ và Giang – Tập, việc tập đoàn Giang Trạch Dân trong hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, trước và sau nhiệm kỳ mới Đại hội 19 sẽ sử dụng những biện pháp phản công cực đoan, là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Truyền thông nước ngoài đã tiết lộ rằng, Tôn Chính Tài phạm “sai lầm chính trị”; Tôn Chính Tài nối gót Bạc Hy Lai ngã ngựa; ông Tập Cận Bình chọn thời điểm trước khi diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà, để hạ bệ Chu Bản Thuận và Tôn Chính Tài… Những nhân tố nhạy cảm này, khiến người ta liên tưởng đến việc có phải Tôn Chính Tài đang thực hiện âm mưu đảo chính.

Thứ hai, người nối nghiệp của phe Giang bị phế, nhân sự cao tầng Đại hội 19 xuất hiện biến số

Ngày 15/07, sau khi Tôn Chính Tài bị miễn chức, ngoại giới chính thức tiết lộ, trước đây Tôn từng nhận được sự đề bạt của em gái của Giang Trạch Dân – Giang Trạch Tuệ, sau đó được các đại lão của phe Giang – Giả Khánh Lâm, Lưu Kỳ, Tăng Khánh Hồng trường kỳ bồi dưỡng, được phe Giang đề cử lựa chọn làm người nối nghiệp cho trường phái chính trị của mình.

Trước hội nghị Bắc Đới Hà, Đại hội 19 là thời khắc nhạy cảm trong cuộc chiến nhân sự cao tầng, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đột ngột hạ bệ người nối nghiệp của phe Giang – Tôn Chính Tài, điều này tương đương với phế bỏ con át chủ bài của Giang Trạch Dân.

Hành động lần này của ông Tập Cận Bình cũng là kéo thêm một ghế Ủy viên Bộ Chính trị, Thường ủy Bộ Chính trị nữa về đội ngũ của mình; đây là tín hiệu cho thấy ông Tập nắm giữ nhân sự cấp cao Đại hội 19. Việc hạ bệ Tôn Chính Tài trước đại hội 19 có sức chấn nhiếp vô cùng mạnh mẽ đối với các thế lực còn lại của phe Giang.

Hiện tại trong số 25 thành viên Bộ Chính trị, trừ ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường ra, các thành viên đến tháng 11 năm nay vẫn chưa tròn 68 tuổi bao gồm: Vương Hộ Ninh, Lưu Kỳ Bảo, Hứa Kỳ Lượng, Tôn Xuân Lan, Tôn Chính Tài, Lý Nguyên Triều, Uông Dương, Trương Xuân Hiền, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư và Hàn Chính, tổng cộng 12 người.

Dựa theo quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” (tức từ 67 tuổi trở xuống sẽ tiếp tục nhiệm kỳ mới, 68 tuổi trở lên sẽ nghỉ hưu), trừ Tôn Chính Tài ngã ngựa ra, 11 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại trong Đại hội 19 có thể tiếp tục đảm nhận chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị được thăng chức lên làm Thường ủy Bộ Chính trị.

Trong đó, 4 người trong hàng ngũ của ông Tập Cận Bình bao gồm Uông Dương, Lật Chiến Thư, Hồ Xuân Hoa, Vương Hỗ Ninh là có khả năng trở thành Thường ủy Bộ Chính trị cao nhất; 5 người thuộc phe Giang hoặc có quan hệ mật thiết với những quan chức cấp cao của phe Giang đều đã ngã ngựa, chính là Lưu Kỳ Bảo, Trương Xuân Hiền, Hàn Chính, Tôn Xuân Lan, Lý Nguyên Triều.

Ví dụ như Trương Xuân Hiền năm 2016 đã bị miễn chức vụ Bí thư Tân Cương trước thời hạn, sau đó quan trường Tân Cương bị thành trừng trên quy mô lớn; thông tin tay chân của Thường ủy phe Giang Lưu Vân Sơn trong Ban Tuyên truyền Trung ương – Lưu Kỳ Bảo bị điều tra liên tục xuất hiện; Tôn Xuân Lan cũng đột nhiên bị chuyển nhiệm từ chức vụ Bí thư Thiên Tân sang làm Trưởng ban Mặt trận thống nhất, nội tình tham nhũng của gia tộc Tôn Xuân Lan cũng được tiết lộ ra bên ngoài.

Lệnh Kế Hoạch và các quan chức cấp cao “Băng nhóm Giang Tô” cũng liên tục bị ngã ngựa, Lý Nguyên Triều cũng bị đồn lã đã gặp chuyện; Hàn Chính là thành viên quan trọng của “Băng nhóm Thượng Hải”, từ đầu năm nay trong các hoạt động đối ngoại thì xuất hiện rất thất thường, những tin tức bất lợi cho Hàn Chính cũng được truyền đi rất nhiều.

Trước Đại hội 19, người nối nghiệp của phe Giang – Tôn Chính Tài bị hạ bệ, đây là sự chấn nhiếp vô cùng lớn đối với các Ủy viên Bộ Chính trị như Lưu Kỳ Bảo, Trương Xuân Hiền, Hàn Chính, Tôn Xuân Lan, Lý Nguyên Triều, và những thế lực khác của phe Giang. Điều này sẽ khiến cho những người còn lại trong phe Giang chuyển sang xu hướng bảo vệ an toàn cho bản thân mình, mà không nghĩ tranh giành lên chức, hoặc đối kháng với ông Tập Cận Bình nữa.

Cùng với việc những quan chức cấp phó của phe Giang sẽ thoái lui để cầu an, ông Tập sẽ thuận thế đề bạt nhiều thân tín của mình hơn nữa vào Bộ Chính trị và Ban Thường ủy Bộ Chính Trị ĐCSTQ, đây chính là 2 tầng quyết sách hạt nhân của ĐCSTQ. Trong nhiệm kỳ thứ 19 của Bộ Chính trị và Ban Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ rất có thể nhiều quy tắc sẽ bị phá; nhiều Ủy viên Bộ Chính trị của phe Giang sẽ phải đối mặt với việc phải thoái lui hoặc bị điều tra.

Thứ 3, Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài lần lượt ngã ngựa, hai đầu xỏ ở phía sau – Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng liệu có bị đưa ra vành móng ngựa?

Trong thời gian Tôn Chính Tài làm Bí thư Trùng Khánh gần 5 năm, quan trường Trùng Khánh bình lặng dị thường, không chút gợn sóng; so với làn sóng lớn “đả hổ” của ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn là hoàn toàn trái ngược. Tay chân của Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân tại Trùng Khánh vẫn được che chở, tấm màn đen “xướng hồng, đả hắc” tại Trùng Khánh vẫn được che đậy.

Đầu năm nay, Thành ủy Trùng Khánh đã bị Tổ Dò xét Trung ương trực tiếp phê bình là “không triệt để trong việc thành trừ dư độc của Bạc Hy Lại, Vương Lập Quân”.

Sau khi Tôn Chính Tài bị miễn chức, thân tín của ông Tập Cận Bình – Trần Mẫn Nhĩ đã tiếp nhận chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, sau đó nội trong 5 ngày đã mở 11 cuộc họp cấp thành phố, yêu cầu quét sạch “dư độc của Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân”, và nhanh chóng thanh trừ dấu tích chính trị của Tôn Chính Tài tại Trùng Khánh.

“di độc của Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân”, đứng ở phía sau chống lưng chính là hai đầu sỏ Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng. Vì thế để diệt trừ tận gốc thì chắc chắn sẽ phải động đến hai ông trùm này. Liệu Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng có được lôi ra trước vành móng ngựa hay không, là sự việc được quan tâm và chờ đợi.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x